Bộ trưởng Công an nói về án oan sai
Vụ án Nguyễn Thanh Chấn đã được giao cho cơ quan điều tra của Bộ Công an
Đã triển khai lắp camera tại các phòng hỏi cung ở địa bàn trọng điểm. Đây là thông tin được Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang cho biết tại phiên chất vấn chiều 21/11 của Quốc hội.
Liên quan đến một số vấn đề đại biểu Lê Thị Nga đã đề nghị trong phiên chất vấn buổi sáng, ông Quang cho biết vụ án Nguyễn Thanh Chấn đã được giao cho cơ quan điều tra của Bộ, phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết.
Biện pháp lắp đặt camera tại các phòng hỏi cung cũng đã được Bộ lựa chọn, và đang từng bước triển khai lắp đặt ở một số địa bàn trọng điểm. Nhưng do còn khó khăn về kinh phí, tới đây sẽ báo cáo Chính phủ và Quốc hội tăng kinh phí cho công tác điều tra, Bộ trưởng cho hay.
Theo Bộ trưởng Quang thì cơ quan điều tra cũng không quản lý nhà tạm giữ, trại tạm giam.
Ông nói, quan điểm không để lọt tội phạm, không để xảy ra oan sai được toàn ngành công an quán triệt thực hiện, tuy nhiên, cá biệt sai sót trong điều tra vẫn còn xảy ra. Và theo quy định của pháp luật thì cả thủ trưởng cơ quan điều tra và điều tra viên trực tiếp phải chịu trách nhiệm, Bộ Công an cũng phải có trách nhiệm với sai sót của ngành.
Bộ trưởng cũng cho biết đã triển khai nhiều giải pháp để hạn chế oan sai, chú trọng thu thập chứng cứ gỡ tội bên cạnh chứng cớ phạm tội. Với nhiều giải pháp đang được thực hiện, thì "đã có nhiều chuyển biến tích cực".
Được mời đăng đàn ít phút, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình cũng bày tỏ sự đáng tiếc khi vẫn xảy ra "tỷ lệ nhỏ" án oan sai.
Ông Bình cho hay, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao cũng có trách nhiệm và có nhiều giải pháp khắc phục. Với một vụ án oan sai có 5 việc cần làm: kịp thời minh oanh, phối hợp làm sáng tỏ thủ phạm gây án, triển khai bồi thường, xem xét trách nhiệm của cá nhân tập thể để xảy ra oan sai, tổ chức rút kinh nghiệm, sửa luật nếu cần.
Với vụ việc của ông Nguyễn Thanh Chấn thì cũng không nằm ngoài quy trình này, phải được tiến hành tuần tự, ông Bình nói.
Viện trưởng cũng cho biết đã nhận được kiến nghị của các đại biểu về vụ Nguyễn Thanh Chấn, đã phối hợp rất chặt chẽ với các cơ quan liên quan, giải quyết hết sức thận trọng. Hội đồng thẩm phán đã chấp nhận kháng nghị tái thẩm, phán quyết cuối cùng là của hội đồng thẩm phán thì không thể xem xét lại, ông Bình giải trình.
Trở lại phần chất vấn Chánh án Trương Hòa Bình, là đại biểu nêu chất vấn sau cùng trong sáng 21/11 với Chánh án, “ông nghị” Dương Trung Quốc đặt vấn đề nhiều năm nay có chủ trương bồi thường cho các vụ án oan, con số bồi thường này tuy chưa đáp ứng được thiệt thòi của người bị oan nhưng cũng là số tiền không nhỏ. Và nhân dân đặt vấn đề cái sai của cơ quan xử án cuối cùng lại là gánh nặng với ngân sách quốc gia.
Đại biểu Quốc muốn biết giải pháp giảm án oan và cũng là giảm chi phí không đáng có và ngân sách của nhân dân?
Chỉ còn 20 phút để trả lời nhiều câu hỏi trong phiên chiều nên Chánh án Trương Hòa Bình trả lời khá vắn tắt.
Về chất vấn của đại biểu Quốc, nhất trí là nếu để xảy ra oan sai thì phải bồi thường, Chánh án Bình cũng nhấn mạnh vấn đề là phải có giải pháp để tránh xảy ra oan sai.
Ông Bình cũng nhắc lại giải pháp mang tính đột phá đã thể hiện tại báo cáo gửi Quốc hội là đảm bảo sự tranh tụng tại phiên tòa, làm rõ bản chất vụ án để thẩm phán có thể xử thấu tình đạt lý. Đồng thời nâng cao chất lượng cán bộ, tăng cường kỷ luật kỷ cương công vụ, tăng cường rà soát kiểm tra.
Nhất là “các vụ án khung tội đặc biệt nghiêm trọng phải xem xét toàn diện, nếu có oan sai xảy ra thì cũng phải kịp thời khắc phục và hãn hữu thôi”, Chánh án trả lời.
Cũng theo Chánh án thì khắc phục án oan cần phát huy vai trò của luật sư, đòi hỏi pháp luật phải quy định rõ ràng hơn về tranh tụng, phù hợp với hoàn cảnh thực tế của Việt Nam.
Liên quan đến một số vấn đề đại biểu Lê Thị Nga đã đề nghị trong phiên chất vấn buổi sáng, ông Quang cho biết vụ án Nguyễn Thanh Chấn đã được giao cho cơ quan điều tra của Bộ, phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết.
Biện pháp lắp đặt camera tại các phòng hỏi cung cũng đã được Bộ lựa chọn, và đang từng bước triển khai lắp đặt ở một số địa bàn trọng điểm. Nhưng do còn khó khăn về kinh phí, tới đây sẽ báo cáo Chính phủ và Quốc hội tăng kinh phí cho công tác điều tra, Bộ trưởng cho hay.
Theo Bộ trưởng Quang thì cơ quan điều tra cũng không quản lý nhà tạm giữ, trại tạm giam.
Ông nói, quan điểm không để lọt tội phạm, không để xảy ra oan sai được toàn ngành công an quán triệt thực hiện, tuy nhiên, cá biệt sai sót trong điều tra vẫn còn xảy ra. Và theo quy định của pháp luật thì cả thủ trưởng cơ quan điều tra và điều tra viên trực tiếp phải chịu trách nhiệm, Bộ Công an cũng phải có trách nhiệm với sai sót của ngành.
Bộ trưởng cũng cho biết đã triển khai nhiều giải pháp để hạn chế oan sai, chú trọng thu thập chứng cứ gỡ tội bên cạnh chứng cớ phạm tội. Với nhiều giải pháp đang được thực hiện, thì "đã có nhiều chuyển biến tích cực".
Được mời đăng đàn ít phút, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình cũng bày tỏ sự đáng tiếc khi vẫn xảy ra "tỷ lệ nhỏ" án oan sai.
Ông Bình cho hay, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao cũng có trách nhiệm và có nhiều giải pháp khắc phục. Với một vụ án oan sai có 5 việc cần làm: kịp thời minh oanh, phối hợp làm sáng tỏ thủ phạm gây án, triển khai bồi thường, xem xét trách nhiệm của cá nhân tập thể để xảy ra oan sai, tổ chức rút kinh nghiệm, sửa luật nếu cần.
Với vụ việc của ông Nguyễn Thanh Chấn thì cũng không nằm ngoài quy trình này, phải được tiến hành tuần tự, ông Bình nói.
Viện trưởng cũng cho biết đã nhận được kiến nghị của các đại biểu về vụ Nguyễn Thanh Chấn, đã phối hợp rất chặt chẽ với các cơ quan liên quan, giải quyết hết sức thận trọng. Hội đồng thẩm phán đã chấp nhận kháng nghị tái thẩm, phán quyết cuối cùng là của hội đồng thẩm phán thì không thể xem xét lại, ông Bình giải trình.
Trở lại phần chất vấn Chánh án Trương Hòa Bình, là đại biểu nêu chất vấn sau cùng trong sáng 21/11 với Chánh án, “ông nghị” Dương Trung Quốc đặt vấn đề nhiều năm nay có chủ trương bồi thường cho các vụ án oan, con số bồi thường này tuy chưa đáp ứng được thiệt thòi của người bị oan nhưng cũng là số tiền không nhỏ. Và nhân dân đặt vấn đề cái sai của cơ quan xử án cuối cùng lại là gánh nặng với ngân sách quốc gia.
Đại biểu Quốc muốn biết giải pháp giảm án oan và cũng là giảm chi phí không đáng có và ngân sách của nhân dân?
Chỉ còn 20 phút để trả lời nhiều câu hỏi trong phiên chiều nên Chánh án Trương Hòa Bình trả lời khá vắn tắt.
Về chất vấn của đại biểu Quốc, nhất trí là nếu để xảy ra oan sai thì phải bồi thường, Chánh án Bình cũng nhấn mạnh vấn đề là phải có giải pháp để tránh xảy ra oan sai.
Ông Bình cũng nhắc lại giải pháp mang tính đột phá đã thể hiện tại báo cáo gửi Quốc hội là đảm bảo sự tranh tụng tại phiên tòa, làm rõ bản chất vụ án để thẩm phán có thể xử thấu tình đạt lý. Đồng thời nâng cao chất lượng cán bộ, tăng cường kỷ luật kỷ cương công vụ, tăng cường rà soát kiểm tra.
Nhất là “các vụ án khung tội đặc biệt nghiêm trọng phải xem xét toàn diện, nếu có oan sai xảy ra thì cũng phải kịp thời khắc phục và hãn hữu thôi”, Chánh án trả lời.
Cũng theo Chánh án thì khắc phục án oan cần phát huy vai trò của luật sư, đòi hỏi pháp luật phải quy định rõ ràng hơn về tranh tụng, phù hợp với hoàn cảnh thực tế của Việt Nam.