Kim Jong Un cảnh báo nước Mỹ trong thông điệp năm mới
“Nếu ai đó tấn công vào đất nước này, hậu quả sẽ là một cuộc tấn công hạt nhân và nước Mỹ sẽ không bao giờ được an toàn"
Trong bài phát biểu năm mới phát trên truyền hình nhà nước Triều Tiên, nhà lãnh đạo nước này Kim Jong Un đánh giá cao vụ thanh trừng người chú dượng Jang Song Thaek cách đây ít lâu, nhưng không phát tín hiệu nào về việc thay đổi chính sách.
Tờ Wall Street Journal cho biết, tương tự như bài phát biểu năm mới lần đầu tiên sau khi lên nắm quyền cách đây 1 năm, ông Kim nói rằng, Triều Tiên và Hàn Quốc nên cải thiện quan hệ, nhưng phê phán “những kẻ thích gây chiến” ở Hàn Quốc cũng như nước Mỹ đã làm ảnh hưởng xấu tới hòa bình giữa hai miền.
Giới quan sát quốc tế đã chờ đợi bài phát biểu này của ông Kim Jong Un để tìm kiếm những bằng chứng về sự dịch chuyển ưu tiên chính sách của Bình Nhưỡng. Kể từ khi trở thành nhà lãnh đạo Triều Tiên vào cuối năm 2011 tới nay, ông Kim Jong Un hầu như chưa có sự thay đổi chính sách đáng kể nào.
Dưới thời nhà lãnh đạo Kim Jong Il, cha của ông Kim Jong Un, thông điệp năm mới thường được đăng dưới dạng bài viết trên các kênh truyền thông nhà nước. Tuy nhiên, năm ngoái, nhà lãnh đạo trẻ đã chuyển sang phương thức phát biểu, giống như nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành, ông nội của ông Kim Jong Un, vẫn làm cho tới khi qua đời vào năm 1994.
Trong phần đầu bài phát biểu kéo dài 25 phút, ông Kim Jong Un đề cập tới vụ xử tử ông Jang Song Thaek, người chú dượng của ông đồng thời là nhân vật có quyền lực lớn thứ nhì ở Triều Tiên, hồi tháng 12 vừa qua. Theo ông Kim Jong Un, vụ thanh trừng này là nhằm đảm bảo “hàng ngũ cách mạng tiếp tục được củng cố”.
Ông Jang đã bị xử tử sau khi bị khép một loạt tội danh, bao gồm âm mưu lật đổ chính quyền, phản cách mạng, tham nhũng… Giới phân tích một mặt lo ngại vụ thanh trừng ông Jang sẽ dẫn tới một thời kì bất ổn ở Triều Tiên, mặt khác cho rằng việc loại ông Jang sẽ giúp củng cố quyền lực trong tay ông Kim Jong Un.
Trong suốt bài phát biểu, ông Kim nhấn mạnh vấn đề ý thức hệ và sự đoàn kết nội bộ đảng. “Chúng ta nên tăng cường giáo dục ý thức hệ cho cán bộ, đảng viên và mọi người để đảm bảo lối suy nghĩ và hành động mọi lúc mọi nơi phù hợp với lý tưởng và định hướng của đảng”, ông Kim Jong Un nói.
Bài phát biểu dài 4 nghìn từ của nhà lãnh đạo Triều Tiên cũng ca ngợi sự cải thiện đời sống người dân Triều Tiên và kêu gọi tăng cường năng lực quốc phòng của đất nước. Tuy nhiên, giới phân tích tỏ ra hoài nghi về việc đời sống người dân Triều Tiên được cải thiện như những gì ông Kim nói.
Ông Chang Yong-seok, một nhà nghiên cứu thuộc Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc, đánh giá, bài phát biểu của ông Kim Jong Un mang nặng tính bảo thủ. “Bài phát biểu này có thể đồng nghĩa với việc những chính sách cũ sẽ được duy trì”, ông Chang nói và nhấn mạnh việc, bài phát biểu kêu gọi tiếp tục tổ chức nền kinh tế theo hướng tập trung.
Trước đây, Triều Tiên từng có lần phát tín hiệu sẽ cải cách nền kinh tế theo hướng thị trường và đã mở một số đặc khu kinh tế, nhưng những cải cách này không thể cất cánh. Trong khi đó, tại các khu vực biên giới giữa Triều Tiên với Trung Quốc, thị trường “chợ đen” phát triển mạnh.
Theo “thói quen” của các nhà lãnh đạo Triều Tiên, ông Kim Jong Un cao buộc Hàn Quốc và Mỹ đe dọa tấn công, đồng thời nhắc lại những lời đe dọa của Triều Tiên từ năm ngoái về việc có thể tấn công phủ đầu đối phương bằng vũ khí hạt nhân. Bài phát biểu của ông Kim Jong Un phác họa hình ảnh của Triều Tiên trong mắt của người dân nước này là một quốc gia phải tự bảo vệ mình trước những đe dọa tấn công xâm lược liên tục từ bên ngoài.
“Nếu ai đó tấn công vào đất nước này, hậu quả sẽ là một cuộc tấn công hạt nhân và nước Mỹ sẽ không bao giờ được an toàn”, ông Kim nói.
Bài phát biểu của ông Kim được phát đi trên truyền hình, được cài hiệu ứng âm thanh tiếng vỗ tay vào những điểm then chốt.
Tờ Wall Street Journal cho biết, tương tự như bài phát biểu năm mới lần đầu tiên sau khi lên nắm quyền cách đây 1 năm, ông Kim nói rằng, Triều Tiên và Hàn Quốc nên cải thiện quan hệ, nhưng phê phán “những kẻ thích gây chiến” ở Hàn Quốc cũng như nước Mỹ đã làm ảnh hưởng xấu tới hòa bình giữa hai miền.
Giới quan sát quốc tế đã chờ đợi bài phát biểu này của ông Kim Jong Un để tìm kiếm những bằng chứng về sự dịch chuyển ưu tiên chính sách của Bình Nhưỡng. Kể từ khi trở thành nhà lãnh đạo Triều Tiên vào cuối năm 2011 tới nay, ông Kim Jong Un hầu như chưa có sự thay đổi chính sách đáng kể nào.
Dưới thời nhà lãnh đạo Kim Jong Il, cha của ông Kim Jong Un, thông điệp năm mới thường được đăng dưới dạng bài viết trên các kênh truyền thông nhà nước. Tuy nhiên, năm ngoái, nhà lãnh đạo trẻ đã chuyển sang phương thức phát biểu, giống như nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành, ông nội của ông Kim Jong Un, vẫn làm cho tới khi qua đời vào năm 1994.
Trong phần đầu bài phát biểu kéo dài 25 phút, ông Kim Jong Un đề cập tới vụ xử tử ông Jang Song Thaek, người chú dượng của ông đồng thời là nhân vật có quyền lực lớn thứ nhì ở Triều Tiên, hồi tháng 12 vừa qua. Theo ông Kim Jong Un, vụ thanh trừng này là nhằm đảm bảo “hàng ngũ cách mạng tiếp tục được củng cố”.
Ông Jang đã bị xử tử sau khi bị khép một loạt tội danh, bao gồm âm mưu lật đổ chính quyền, phản cách mạng, tham nhũng… Giới phân tích một mặt lo ngại vụ thanh trừng ông Jang sẽ dẫn tới một thời kì bất ổn ở Triều Tiên, mặt khác cho rằng việc loại ông Jang sẽ giúp củng cố quyền lực trong tay ông Kim Jong Un.
Trong suốt bài phát biểu, ông Kim nhấn mạnh vấn đề ý thức hệ và sự đoàn kết nội bộ đảng. “Chúng ta nên tăng cường giáo dục ý thức hệ cho cán bộ, đảng viên và mọi người để đảm bảo lối suy nghĩ và hành động mọi lúc mọi nơi phù hợp với lý tưởng và định hướng của đảng”, ông Kim Jong Un nói.
Bài phát biểu dài 4 nghìn từ của nhà lãnh đạo Triều Tiên cũng ca ngợi sự cải thiện đời sống người dân Triều Tiên và kêu gọi tăng cường năng lực quốc phòng của đất nước. Tuy nhiên, giới phân tích tỏ ra hoài nghi về việc đời sống người dân Triều Tiên được cải thiện như những gì ông Kim nói.
Ông Chang Yong-seok, một nhà nghiên cứu thuộc Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc, đánh giá, bài phát biểu của ông Kim Jong Un mang nặng tính bảo thủ. “Bài phát biểu này có thể đồng nghĩa với việc những chính sách cũ sẽ được duy trì”, ông Chang nói và nhấn mạnh việc, bài phát biểu kêu gọi tiếp tục tổ chức nền kinh tế theo hướng tập trung.
Trước đây, Triều Tiên từng có lần phát tín hiệu sẽ cải cách nền kinh tế theo hướng thị trường và đã mở một số đặc khu kinh tế, nhưng những cải cách này không thể cất cánh. Trong khi đó, tại các khu vực biên giới giữa Triều Tiên với Trung Quốc, thị trường “chợ đen” phát triển mạnh.
Theo “thói quen” của các nhà lãnh đạo Triều Tiên, ông Kim Jong Un cao buộc Hàn Quốc và Mỹ đe dọa tấn công, đồng thời nhắc lại những lời đe dọa của Triều Tiên từ năm ngoái về việc có thể tấn công phủ đầu đối phương bằng vũ khí hạt nhân. Bài phát biểu của ông Kim Jong Un phác họa hình ảnh của Triều Tiên trong mắt của người dân nước này là một quốc gia phải tự bảo vệ mình trước những đe dọa tấn công xâm lược liên tục từ bên ngoài.
“Nếu ai đó tấn công vào đất nước này, hậu quả sẽ là một cuộc tấn công hạt nhân và nước Mỹ sẽ không bao giờ được an toàn”, ông Kim nói.
Bài phát biểu của ông Kim được phát đi trên truyền hình, được cài hiệu ứng âm thanh tiếng vỗ tay vào những điểm then chốt.