Xuất hiện nghi vấn Kim Jong Un bị quân đội khống chế
Theo báo Hàn Quốc, vụ trừ khử ông Jang Song Thaek thực chất là một phần trong cuộc chiến quyền lực giữa các phe phái quân đội
Theo truyền thông Hàn Quốc, người đứng sau vụ xử tử hình ông
Jang Song Thaek, chú dượng của nhà lãnh đạo Kim Jong Un, có thể là các
tướng lĩnh quân đội theo đường lối cứng rắn ở Triều Tiên.
Tờ Chosun Ilbo số ra ngày 19/12 cho biết, ngày càng xuất hiện nhiều những tin đồn về việc trên và rằng nhà lãnh đạo trẻ tuổi của Triều Tiên thực chất chỉ là một quân cờ trong tay các tướng lĩnh quân đội theo chủ nghĩa cứng rắn ở nước này.
Tờ báo bình luận, đây là một vấn đề đáng quan ngại đối với Hàn Quốc, vì nước này có thể sẽ đối mặt nhiều hơn với những khiêu khích quân sự.
Chosun Ilbo dẫn lời ông Park Hyung Joong thuộc Học viện Thống nhất Quốc gia Hàn Quốc cho hay, vụ trừ khử nhân vật quyền lực số hai ở Triều Tiên thực chất là một phần trong cuộc chiến quyền lực nơi các phe phái trong quân đội Triều Tiên, vốn đã bị ông Jang Song Thaek tước đi các hợp đồng kinh tế béo bở, đang cố giành lại quyền lợi của mình.
Để có thể loại bỏ được ông Jang Song Thaek, những phe phái chống đối này đã mượn cớ ông này thách thức tới quyền lực độc tôn của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un. Việc triệt hạ ông Jang giúp nhóm này giành lại được quyền kiểm soát những hoạt động sinh lợi cho họ. Chosun nhận định, nếu đây là sự thật, thì chỉ có quân đội Triều Tiên là lực lượng đủ mạnh để thực hiện được âm mưu này.
Mới đây, ông Thomas Schafer, Đại sứ của Đức tại Triều Tiên, cũng từng phát biểu rằng, nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã bị quân đội buộc phải ra tay thanh trừng người chú dượng và ông Kim "không còn sự chọn lựa nào khác". Một số chuyên gia khác cũng tin tưởng rằng, ông Kim Jong Un đang bị các lực lượng giấu mặt đứng phía sau điều khiển.
Một cựu bộ trưởng Hàn Quốc, người từng phụ trách những vấn đề ngoại giao và an ninh quốc gia, từng trao đổi với báo trên trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại rằng, "khi xem xét bản án dành cho ông Jang Song Thaek cũng như các sự kiện xung quanh đó, tôi đã tự hỏi liệu ông Kim Jong Un có phải là đang bị một thế lực giấu mặt nào đó điều khiển từ phía sau hay không?".
Theo vị quan chức này, những tội danh mà ông Jang Song Thaek phải gánh chịu, bao gồm việc phá hoại nền kinh tế của Triều Tiên, điều kiện sinh hoạt của người dân Triều Tiên, hay âm mưu đảo chính, lật đổ chính quyền, vốn được xem là những lời lăng mạ trực tiếp tới hình ảnh thiêng liêng của nhà lãnh đạo. Và điều này là cấm kỵ ở đất nước Triều Tiên.
Cũng liên quan tới vấn đề Triều Tiên, Đài Truyền hình Nhật Bản (NHK) tối 18/12 cho biết, ông Paek Se Bong, một thượng tướng thân cận với ông Jang Song Thaek có thể đã trốn chạy khỏi Triều Tiên. Theo đài này, gần đây không có thông tin gì về ông Paek. Ông này là thành viên của Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên, nơi ông Jang từng giữ chức Phó chủ tịch trước khi bị thanh trừng hôm 12/12.
NHK cho hay, ông Paek được nhà lãnh đạo Kim Jong Un phong hàm thượng tướng vào đầu năm 2012. Ông này cũng có tên trong danh sách những cá nhân và tổ chức của Triều Tiên phải chịu các biện pháp trừng phạt kinh tế hồi tháng 3. Toàn bộ tài sản của nhân vật này tại Mỹ đã bị nhà chức trách ở đây phong tỏa.
Tờ Chosun Ilbo số ra ngày 19/12 cho biết, ngày càng xuất hiện nhiều những tin đồn về việc trên và rằng nhà lãnh đạo trẻ tuổi của Triều Tiên thực chất chỉ là một quân cờ trong tay các tướng lĩnh quân đội theo chủ nghĩa cứng rắn ở nước này.
Tờ báo bình luận, đây là một vấn đề đáng quan ngại đối với Hàn Quốc, vì nước này có thể sẽ đối mặt nhiều hơn với những khiêu khích quân sự.
Chosun Ilbo dẫn lời ông Park Hyung Joong thuộc Học viện Thống nhất Quốc gia Hàn Quốc cho hay, vụ trừ khử nhân vật quyền lực số hai ở Triều Tiên thực chất là một phần trong cuộc chiến quyền lực nơi các phe phái trong quân đội Triều Tiên, vốn đã bị ông Jang Song Thaek tước đi các hợp đồng kinh tế béo bở, đang cố giành lại quyền lợi của mình.
Để có thể loại bỏ được ông Jang Song Thaek, những phe phái chống đối này đã mượn cớ ông này thách thức tới quyền lực độc tôn của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un. Việc triệt hạ ông Jang giúp nhóm này giành lại được quyền kiểm soát những hoạt động sinh lợi cho họ. Chosun nhận định, nếu đây là sự thật, thì chỉ có quân đội Triều Tiên là lực lượng đủ mạnh để thực hiện được âm mưu này.
Mới đây, ông Thomas Schafer, Đại sứ của Đức tại Triều Tiên, cũng từng phát biểu rằng, nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã bị quân đội buộc phải ra tay thanh trừng người chú dượng và ông Kim "không còn sự chọn lựa nào khác". Một số chuyên gia khác cũng tin tưởng rằng, ông Kim Jong Un đang bị các lực lượng giấu mặt đứng phía sau điều khiển.
Một cựu bộ trưởng Hàn Quốc, người từng phụ trách những vấn đề ngoại giao và an ninh quốc gia, từng trao đổi với báo trên trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại rằng, "khi xem xét bản án dành cho ông Jang Song Thaek cũng như các sự kiện xung quanh đó, tôi đã tự hỏi liệu ông Kim Jong Un có phải là đang bị một thế lực giấu mặt nào đó điều khiển từ phía sau hay không?".
Theo vị quan chức này, những tội danh mà ông Jang Song Thaek phải gánh chịu, bao gồm việc phá hoại nền kinh tế của Triều Tiên, điều kiện sinh hoạt của người dân Triều Tiên, hay âm mưu đảo chính, lật đổ chính quyền, vốn được xem là những lời lăng mạ trực tiếp tới hình ảnh thiêng liêng của nhà lãnh đạo. Và điều này là cấm kỵ ở đất nước Triều Tiên.
Cũng liên quan tới vấn đề Triều Tiên, Đài Truyền hình Nhật Bản (NHK) tối 18/12 cho biết, ông Paek Se Bong, một thượng tướng thân cận với ông Jang Song Thaek có thể đã trốn chạy khỏi Triều Tiên. Theo đài này, gần đây không có thông tin gì về ông Paek. Ông này là thành viên của Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên, nơi ông Jang từng giữ chức Phó chủ tịch trước khi bị thanh trừng hôm 12/12.
NHK cho hay, ông Paek được nhà lãnh đạo Kim Jong Un phong hàm thượng tướng vào đầu năm 2012. Ông này cũng có tên trong danh sách những cá nhân và tổ chức của Triều Tiên phải chịu các biện pháp trừng phạt kinh tế hồi tháng 3. Toàn bộ tài sản của nhân vật này tại Mỹ đã bị nhà chức trách ở đây phong tỏa.