Kinh tế Việt Nam: Chấm dứt “thập kỷ bất ổn”?
Có cơ sở để hy vọng sẽ chấm dứt “thập kỷ bất ổn” về kinh tế vĩ mô và nền kinh tế phục hồi tăng trưởng
4 tháng sau khi 4 bộ, ngành chính thức bắt tay thành lập Ban Chỉ đạo liên bộ về phối hợp trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô, tình hình kinh tế, theo đánh giá của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là đã đạt được những kết quả tăng lòng tin cho dân.
Ổn định và tốt hơn
Phát biểu tại cuộc họp Ban Chỉ đạo liên bộ về phối hợp trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô quý 1/2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng những nhận định, dự báo tình hình đã đưa ra thời gian qua là sát đúng, nền kinh tế dần phục hồi, kinh tế vĩ mô ổn định hơn, tăng trưởng tốt hơn; sản xuất công nghiệp tăng khá mạnh; lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ cũng đạt được nhiều kết quả tích cực...
“Từ những kết quả đạt được, lòng tin của người dân, doanh nghiệp về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội ngày càng được củng cố và tăng cường. Từ thực hiện nhiệm vụ trong quý 1/2015, chúng ta có thêm cơ sở để khẳng định có thể thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra cho năm 2015, trong đó có mục tiêu tăng trưởng đạt 6,2%; xuất khẩu tăng 10%; kiểm soát tốt lạm phát, giữ vững ổn định về tỷ giá”, ông nói.
Người đứng đầu Chính phủ cũng nhấn mạnh về tầm quan trọng của sự ổn định kinh tế vĩ mô đối với sự phát triển bền vững của đất nước.
Chính phủ xác định rõ, tình hình kinh tế vĩ mô phải được thường xuyên đánh giá để chủ động đưa ra các giải pháp phù hợp, bảo đảm cho sự ổn định của kinh tế vĩ mô trong điều kiện thực hiện kinh tế thị trường ngày càng đầy đủ và hội nhập quốc tế sâu rộng.
Theo báo cáo, tình hình kinh tế vĩ mô quý 1/2015 tiếp tục xu thế ổn định và tốt hơn. Tổ trưởng tổ vĩ mô liên ngành, ông Cao Viết Sinh đánh giá, kinh tế sáng sủa hơn nhiều so với các năm trước khi GDP quý 1 ước tăng 6,03%, cao hơn mức tăng 5,06% cùng kỳ năm 2014, cao nhất so với cùng kỳ 5 năm qua.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng khoảng 10% so với cùng kỳ năm 2014; tổng mức đầu tư toàn xã hội tăng khoảng 9,1% so với quý I/2014, cùng kỳ năm 2014 chỉ tăng 8,8%; tổng kim ngạch xuất khẩu ước tăng khoảng 6,9%...
Nếu thực hiện hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thì tăng trưởng kinh tế 2015 có thể đạt 6,3-6,5%, cao hơn mục tiêu 6,2%.
Tại cuộc họp, lãnh đạo các bộ, ngành cũng đã thảo luận và đề ra nhiều giải pháp phối hợp trong điều hành xuất nhập khẩu và giảm nhập siêu; kiểm soát lạm phát; thúc đẩy đầu tư phát triển và thống nhất dự báo, tình hình kinh tế vĩ mô quý 2 và cả năm 2015 tiếp tục xu thế ổn định; lạm phát được duy trì ở mức thấp; tăng trưởng GDP quý 2 được dự báo cao hơn cùng kỳ năm trước...
Cho dù, thời gian tới vẫn có nhiều yếu tố bất lợi, như kinh tế thế giới được dự báo tăng trưởng thấp hơn và giá hàng hóa thế giới có xu hướng giảm có thể ảnh hưởng tới tăng trưởng và xuất khẩu; giá dầu thế giới sẽ tiếp tục có những diễn biến phức tạp.
Cơ sở để hy vọng
Theo đánh giá của nhiều người trong giới chuyên gia, suốt gần thập kỷ qua, kinh tế vĩ mô Việt Nam luôn trong tình trạng bất ổn bởi các diễn biến như sự mất cân đối nghiêm trọng giữa tiết kiệm và đầu tư, đã đẩy nền kinh tế luôn phải đối mặt với tình trạng thâm hụt cán cân thương mại, thâm hụt ngân sách nhà nước và nợ công tăng mạnh...
Hệ lụy tất yếu là lạm phát dâng cao, theo đó là sự bất ổn của tỷ giá, lãi suất, rối loạn hoạt động tài chính - ngân hàng và đình trệ kinh tế, tiếp theo là sự suy giảm lòng tin.
Những thành quả kinh tế đạt được từ năm 2011 tới nay còn mang tính tạm thời, chưa thực sự bền vững. Năm 2011-2013, dù luôn được đánh giá là có chuyển biến tích cực, song một số chỉ tiêu kinh tế quan trọng vẫn chưa đạt.
Đầu năm 2011, Đại hội Đảng lần thứ 11 đã thông qua mức tăng GDP bình quân 5 năm từ 7-7,5% trong giai đoạn 2011-2015. Tại kỳ họp cuối năm 2011, Quốc hội khóa 13 đã thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015 với GDP tăng ở mức khiêm tốn hơn: khoảng 6,5-7%. Nhưng liên tục trong 4 năm qua, con số 6,5% cho GDP chưa một lần đạt được.
Tuy nhiên, với sự phối hợp giữa các chính sách tài khóa, tiền tệ, tín dụng, đầu tư, thương mại và giá cả nhằm đảm bảo thực hiện nhất quán và cân đối các mục tiêu kinh tế vĩ mô, bao gồm tăng trưởng, lạm phát, các cân đối lớn và việc làm, có cơ sở để hy vọng sẽ chấm dứt “thập kỷ bất ổn” về kinh tế vĩ mô và nền kinh tế phục hồi tăng trưởng.
Ổn định và tốt hơn
Phát biểu tại cuộc họp Ban Chỉ đạo liên bộ về phối hợp trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô quý 1/2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng những nhận định, dự báo tình hình đã đưa ra thời gian qua là sát đúng, nền kinh tế dần phục hồi, kinh tế vĩ mô ổn định hơn, tăng trưởng tốt hơn; sản xuất công nghiệp tăng khá mạnh; lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ cũng đạt được nhiều kết quả tích cực...
“Từ những kết quả đạt được, lòng tin của người dân, doanh nghiệp về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội ngày càng được củng cố và tăng cường. Từ thực hiện nhiệm vụ trong quý 1/2015, chúng ta có thêm cơ sở để khẳng định có thể thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra cho năm 2015, trong đó có mục tiêu tăng trưởng đạt 6,2%; xuất khẩu tăng 10%; kiểm soát tốt lạm phát, giữ vững ổn định về tỷ giá”, ông nói.
Người đứng đầu Chính phủ cũng nhấn mạnh về tầm quan trọng của sự ổn định kinh tế vĩ mô đối với sự phát triển bền vững của đất nước.
Chính phủ xác định rõ, tình hình kinh tế vĩ mô phải được thường xuyên đánh giá để chủ động đưa ra các giải pháp phù hợp, bảo đảm cho sự ổn định của kinh tế vĩ mô trong điều kiện thực hiện kinh tế thị trường ngày càng đầy đủ và hội nhập quốc tế sâu rộng.
Theo báo cáo, tình hình kinh tế vĩ mô quý 1/2015 tiếp tục xu thế ổn định và tốt hơn. Tổ trưởng tổ vĩ mô liên ngành, ông Cao Viết Sinh đánh giá, kinh tế sáng sủa hơn nhiều so với các năm trước khi GDP quý 1 ước tăng 6,03%, cao hơn mức tăng 5,06% cùng kỳ năm 2014, cao nhất so với cùng kỳ 5 năm qua.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng khoảng 10% so với cùng kỳ năm 2014; tổng mức đầu tư toàn xã hội tăng khoảng 9,1% so với quý I/2014, cùng kỳ năm 2014 chỉ tăng 8,8%; tổng kim ngạch xuất khẩu ước tăng khoảng 6,9%...
Nếu thực hiện hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thì tăng trưởng kinh tế 2015 có thể đạt 6,3-6,5%, cao hơn mục tiêu 6,2%.
Tại cuộc họp, lãnh đạo các bộ, ngành cũng đã thảo luận và đề ra nhiều giải pháp phối hợp trong điều hành xuất nhập khẩu và giảm nhập siêu; kiểm soát lạm phát; thúc đẩy đầu tư phát triển và thống nhất dự báo, tình hình kinh tế vĩ mô quý 2 và cả năm 2015 tiếp tục xu thế ổn định; lạm phát được duy trì ở mức thấp; tăng trưởng GDP quý 2 được dự báo cao hơn cùng kỳ năm trước...
Cho dù, thời gian tới vẫn có nhiều yếu tố bất lợi, như kinh tế thế giới được dự báo tăng trưởng thấp hơn và giá hàng hóa thế giới có xu hướng giảm có thể ảnh hưởng tới tăng trưởng và xuất khẩu; giá dầu thế giới sẽ tiếp tục có những diễn biến phức tạp.
Cơ sở để hy vọng
Theo đánh giá của nhiều người trong giới chuyên gia, suốt gần thập kỷ qua, kinh tế vĩ mô Việt Nam luôn trong tình trạng bất ổn bởi các diễn biến như sự mất cân đối nghiêm trọng giữa tiết kiệm và đầu tư, đã đẩy nền kinh tế luôn phải đối mặt với tình trạng thâm hụt cán cân thương mại, thâm hụt ngân sách nhà nước và nợ công tăng mạnh...
Hệ lụy tất yếu là lạm phát dâng cao, theo đó là sự bất ổn của tỷ giá, lãi suất, rối loạn hoạt động tài chính - ngân hàng và đình trệ kinh tế, tiếp theo là sự suy giảm lòng tin.
Những thành quả kinh tế đạt được từ năm 2011 tới nay còn mang tính tạm thời, chưa thực sự bền vững. Năm 2011-2013, dù luôn được đánh giá là có chuyển biến tích cực, song một số chỉ tiêu kinh tế quan trọng vẫn chưa đạt.
Đầu năm 2011, Đại hội Đảng lần thứ 11 đã thông qua mức tăng GDP bình quân 5 năm từ 7-7,5% trong giai đoạn 2011-2015. Tại kỳ họp cuối năm 2011, Quốc hội khóa 13 đã thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015 với GDP tăng ở mức khiêm tốn hơn: khoảng 6,5-7%. Nhưng liên tục trong 4 năm qua, con số 6,5% cho GDP chưa một lần đạt được.
Tuy nhiên, với sự phối hợp giữa các chính sách tài khóa, tiền tệ, tín dụng, đầu tư, thương mại và giá cả nhằm đảm bảo thực hiện nhất quán và cân đối các mục tiêu kinh tế vĩ mô, bao gồm tăng trưởng, lạm phát, các cân đối lớn và việc làm, có cơ sở để hy vọng sẽ chấm dứt “thập kỷ bất ổn” về kinh tế vĩ mô và nền kinh tế phục hồi tăng trưởng.