Làm giàu từ trùn quế
Nuôi trùn quế cùng lúc giải quyết được 3 vấn đề là xử lý chất thải, cung cấp thức ăn giàu chất đạm và phân vi sinh để bón cây
Không vì nợ nần nhưng đôi vợ chồng trẻ quyết định bán căn hộ chung cư quận 4, từ bỏ đô thị về vùng ngoại ô Sài Gòn xây căn nhà lá bắt đầu cuộc sống của nông dân thật sự.
"Cái giá" cho sự can đảm này là căn nhà khang trang và trại nuôi trùn quế với doanh thu năm 2006 lên đến 500 triệu đồng.
Anh Nguyễn Đình Trung và chị Nguyễn Thị Thuận sống ở chung cư quận 4, Tp.HCM. Năm 2001, anh chị quyết định bán căn hộ chung cư di dời về huyện ngoại thành Củ Chi để thuận tiện cho công việc của anh khi đó đang làm ở nhà máy sữa. Nhờ vào số tiền bán nhà là 70 triệu đồng, anh chị tìm được miếng đất cất tạm căn nhà lá an cư và 2 con bò sữa là kế sinh nhai. Nhưng nuôi bò sữa hiệu quả kinh tế không cao, lượng phân bò thải ra lại rất lớn...
Sau nhiều nỗ lực tìm hiểu, anh Trung phát hiện ra rằng phân bò là món "khoái khẩu" của trùn quế. Trùn quế (Perionyx Excavatus) là một trong những loại trùn được nuôi nhiều trên thế giới. Trùn sống nơi ẩm ướt có nhiều phân rác, củi mục. Thân trùn hơi dẹt, có 2 đầu nhọn, có thân màu đỏ mận chín ở lưng. Nó là loại thức ăn đạm cao cấp dùng cho gia súc, gia cầm, thủy sản.
Ở Nhật và Canada, trùn được sử dụng để chế biến mỹ phẩm. Trung Quốc có những bài thuốc hữu hiệu chữa bệnh từ trùn. Nhiều nước tiên tiến trên thế giới sử dụng trùn để xử lý chất thải nông nghiệp và công nghiệp giảm ô nhiễm môi trường. Còn phân trùn là một loại phân hữu cơ có nhiều tác dụng như kích thích tăng trưởng cây trồng, gia tăng khả năng giữ nước, loại trừ những độc tố, nấm có hại và vi khuẩn trong đất nên có thể đẩy lùi bệnh cho cây trồng...
Như vậy, nuôi trùn quế cùng lúc giải quyết được 3 vấn đề là xử lý chất thải tránh ô nhiễm môi trường, cung cấp thức ăn giàu chất đạm và phân vi sinh để bón cây.
Sau khi tham dự lớp tập huấn ngắn gọn trong vòng 3 ngày tại Trung tâm Quản lý và Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp, anh vay ngân hàng 10 triệu đồng làm vốn xây chuồng trại và mua giống. Thời điểm đó, con trùn quế còn khá mới mẻ với người dân, thực tế lại quá ít ỏi mà lý thuyết còn nhiều điều chưa đề cập.
Vì vậy, thời gian đầu anh gặp không ít khó khăn, vừa nuôi vừa rút kinh nghiệm, lớp con giống này chết thì mua lớp khác. Vèo môt cái, số tiền mua con giống đã đến 6 triệu đồng, vậy mà trùn không sinh sôi nảy nở lại chết dần khiến gia đình anh đôi khi không tránh khỏi lục đục.
Đến cuối năm 2002, anh đã có lượng trùn khá lớn và có thể đem bán. Thời điểm đó, nhiều người còn xa lạ và chưa tin vào hiệu quả của trùn. Câu hỏi mà anh thường phải trả lời là: "Phân trùn là gì? Dùng để làm gì?".
"Tôi biết là thời gian đầu sẽ khó khăn cho đầu ra nên đã tính đến chuyện tự mình tiêu thụ trùn bằng cách nuôi gà mang lại thu nhập cho gia đình", anh Trung kể lại. Đàn gà chóng lớn thấy rõ, vậy là đã có minh chứng thực tế đối với gia cầm.
Còn thuỷ sản thì ít ai biết đến. Lặn lội đến các vùng tôm giới thiệu, cứ 10 người thì đã đến 8 người lắc đầu không tin tưởng, chỉ có số người ít ỏi còn lại không nỡ từ chối, đồng ý sử dụng thử sản phẩm. Vừa tiếp thị tận nơi, anh vừa quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, tham gia các cuộc hội chợ triển lãm...
Nhờ vậy, trùn được nhiều người biết, người này sử dụng thử, thấy hiệu quả truyền tai người kia, đến nay trùn trở thành thức ăn cho tôm được nhiều người dân các tỉnh ĐBSCL sử dụng.
Ngày càng có nhiều người biết đến nhiều công dụng của trùn. Nhà nông trồng rau ngoại thành Tp.HCM tìm đến hỏi mua phân trùn. Anh chế biến trùn thành từng vỉ đông lạnh thuận lợi cho người mua. Có người tìm đến mua trùn giống về nhân giống và được hướng dẫn kỹ thuật nuôi. Theo đó, quy mô nuôi ngày càng mở rộng.
Anh Trung cho biết, nghề nuôi trùn cho hiệu quả kinh tế cao, vốn đầu tư "nhỏ nhoi" nhưng tỷ suất lợi nhuận cao. Năm 2003, lãi sau khi trừ mọi chi phí trên 100 triệu đồng trên diện tích 1.200 m2 và tăng đều theo các năm sau.
Đến năm 2006, lãi đạt 500 triệu đồng trên diện tích 5.000 m2. Từ căn nhà lá lụp xụp nay đã thay bằng căn nhà lầu khang trang. Ông chủ trại ăn nên làm ra góp phần giải quyết việc làm cho người lao động trong xóm.
Theo anh Trung, nuôi trùn quế là một trong những cách xử lý phân bò tại nguồn trước khi lưu thông, vừa đỡ tốn kinh phí vận chuyển, vừa không gây ô nhiễm môi trường. Anh Trung nói: "Tiềm năng con trùn còn rất lớn, tôi hy vọng trong tương lai sẽ có những sản phẩm mới như thuốc chữa bệnh cho con người, bột dinh dưỡng cho con người từ trùn".
"Cái giá" cho sự can đảm này là căn nhà khang trang và trại nuôi trùn quế với doanh thu năm 2006 lên đến 500 triệu đồng.
Anh Nguyễn Đình Trung và chị Nguyễn Thị Thuận sống ở chung cư quận 4, Tp.HCM. Năm 2001, anh chị quyết định bán căn hộ chung cư di dời về huyện ngoại thành Củ Chi để thuận tiện cho công việc của anh khi đó đang làm ở nhà máy sữa. Nhờ vào số tiền bán nhà là 70 triệu đồng, anh chị tìm được miếng đất cất tạm căn nhà lá an cư và 2 con bò sữa là kế sinh nhai. Nhưng nuôi bò sữa hiệu quả kinh tế không cao, lượng phân bò thải ra lại rất lớn...
Sau nhiều nỗ lực tìm hiểu, anh Trung phát hiện ra rằng phân bò là món "khoái khẩu" của trùn quế. Trùn quế (Perionyx Excavatus) là một trong những loại trùn được nuôi nhiều trên thế giới. Trùn sống nơi ẩm ướt có nhiều phân rác, củi mục. Thân trùn hơi dẹt, có 2 đầu nhọn, có thân màu đỏ mận chín ở lưng. Nó là loại thức ăn đạm cao cấp dùng cho gia súc, gia cầm, thủy sản.
Ở Nhật và Canada, trùn được sử dụng để chế biến mỹ phẩm. Trung Quốc có những bài thuốc hữu hiệu chữa bệnh từ trùn. Nhiều nước tiên tiến trên thế giới sử dụng trùn để xử lý chất thải nông nghiệp và công nghiệp giảm ô nhiễm môi trường. Còn phân trùn là một loại phân hữu cơ có nhiều tác dụng như kích thích tăng trưởng cây trồng, gia tăng khả năng giữ nước, loại trừ những độc tố, nấm có hại và vi khuẩn trong đất nên có thể đẩy lùi bệnh cho cây trồng...
Như vậy, nuôi trùn quế cùng lúc giải quyết được 3 vấn đề là xử lý chất thải tránh ô nhiễm môi trường, cung cấp thức ăn giàu chất đạm và phân vi sinh để bón cây.
Sau khi tham dự lớp tập huấn ngắn gọn trong vòng 3 ngày tại Trung tâm Quản lý và Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp, anh vay ngân hàng 10 triệu đồng làm vốn xây chuồng trại và mua giống. Thời điểm đó, con trùn quế còn khá mới mẻ với người dân, thực tế lại quá ít ỏi mà lý thuyết còn nhiều điều chưa đề cập.
Vì vậy, thời gian đầu anh gặp không ít khó khăn, vừa nuôi vừa rút kinh nghiệm, lớp con giống này chết thì mua lớp khác. Vèo môt cái, số tiền mua con giống đã đến 6 triệu đồng, vậy mà trùn không sinh sôi nảy nở lại chết dần khiến gia đình anh đôi khi không tránh khỏi lục đục.
Đến cuối năm 2002, anh đã có lượng trùn khá lớn và có thể đem bán. Thời điểm đó, nhiều người còn xa lạ và chưa tin vào hiệu quả của trùn. Câu hỏi mà anh thường phải trả lời là: "Phân trùn là gì? Dùng để làm gì?".
"Tôi biết là thời gian đầu sẽ khó khăn cho đầu ra nên đã tính đến chuyện tự mình tiêu thụ trùn bằng cách nuôi gà mang lại thu nhập cho gia đình", anh Trung kể lại. Đàn gà chóng lớn thấy rõ, vậy là đã có minh chứng thực tế đối với gia cầm.
Còn thuỷ sản thì ít ai biết đến. Lặn lội đến các vùng tôm giới thiệu, cứ 10 người thì đã đến 8 người lắc đầu không tin tưởng, chỉ có số người ít ỏi còn lại không nỡ từ chối, đồng ý sử dụng thử sản phẩm. Vừa tiếp thị tận nơi, anh vừa quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, tham gia các cuộc hội chợ triển lãm...
Nhờ vậy, trùn được nhiều người biết, người này sử dụng thử, thấy hiệu quả truyền tai người kia, đến nay trùn trở thành thức ăn cho tôm được nhiều người dân các tỉnh ĐBSCL sử dụng.
Ngày càng có nhiều người biết đến nhiều công dụng của trùn. Nhà nông trồng rau ngoại thành Tp.HCM tìm đến hỏi mua phân trùn. Anh chế biến trùn thành từng vỉ đông lạnh thuận lợi cho người mua. Có người tìm đến mua trùn giống về nhân giống và được hướng dẫn kỹ thuật nuôi. Theo đó, quy mô nuôi ngày càng mở rộng.
Anh Trung cho biết, nghề nuôi trùn cho hiệu quả kinh tế cao, vốn đầu tư "nhỏ nhoi" nhưng tỷ suất lợi nhuận cao. Năm 2003, lãi sau khi trừ mọi chi phí trên 100 triệu đồng trên diện tích 1.200 m2 và tăng đều theo các năm sau.
Đến năm 2006, lãi đạt 500 triệu đồng trên diện tích 5.000 m2. Từ căn nhà lá lụp xụp nay đã thay bằng căn nhà lầu khang trang. Ông chủ trại ăn nên làm ra góp phần giải quyết việc làm cho người lao động trong xóm.
Theo anh Trung, nuôi trùn quế là một trong những cách xử lý phân bò tại nguồn trước khi lưu thông, vừa đỡ tốn kinh phí vận chuyển, vừa không gây ô nhiễm môi trường. Anh Trung nói: "Tiềm năng con trùn còn rất lớn, tôi hy vọng trong tương lai sẽ có những sản phẩm mới như thuốc chữa bệnh cho con người, bột dinh dưỡng cho con người từ trùn".