Mới có gần 60% kiến nghị của cử tri được tiếp thu, giải quyết
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri
697 trong tổng số 1.170 kiến nghị (chiếm 58,6%) của cử tri - do Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuyển đến - được các cơ quan phản hồi đã tiếp thu và giải quyết.
Đây là kết quả được nêu tại báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp Quốc hội thứ sáu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Theo kết quả giám sát, những kiến nghị đã được tiếp thu, trả lời tập trung vào các giải pháp nhằm mục tiêu bảo đảm cho người nông dân trồng lúa có lãi, kiềm chế lạm phát, thực hiện các nhóm giải pháp kích cầu… Kết quả giám sát cũng cho thấy, còn 18 kiến nghị chưa có văn bản trả lời, trong đó Chính phủ “nợ” 14 kiến nghị và Bảo hiểm xã hội “nợ” 4 kiến nghị. Như vậy, so với kỳ họp trước, số kiến nghị chưa có hồi âm đã giảm gần một nửa (14/26 kiến nghị).
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, chất lượng giải quyết kiến nghị của cử tri tiếp tục được nâng cao, nhiều kiến nghị đã được giải quyết kịp thời, dứt điểm, góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, nhiều kiến nghị của cử tri đã được trả lời sẽ ghi nhận để nghiên cứu giải quyết hoặc đang xem xét, giải quyết, nhưng các cơ quan chưa thực sự quan tâm nghiên cứu, đề ra lộ trình cụ thể trong việc ban hành cơ chế, chính sách cho phù hợp với những vấn đề nảy sinh trong đời sống thực tiễn. Việc giải quyết kiến nghị của cử tri còn chậm, có trường hợp còn né tránh, đùn đẩy trách nhiệm trong việc giải quyết.
Một số văn bản trả lời chưa đúng, chưa sát với nội dung kiến nghị của cử tri như văn bản trả lời của Bộ Y tế về thủ tục thanh toán bảo hiểm y tế đối với trường hợp người bị tai nạn giao thông, báo cáo nêu.
Theo nghị trình, bản báo cáo giám sát này sẽ được trình bày tại đầu phiên họp sáng mai (10/6), trước khi Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn. Nội dung này được truyền hình trực tiếp để cử tri cả nước theo dõi.
Trước đó, liên quan đến các kiến nghị của cử tri, ngay tại phiên khai mạc, một báo cáo tổng hợp 1.157 ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước gửi đến Quốc hội cũng đã được trình bày trước Quốc hội. Theo Phó chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại biểu Trần Hoàng Thám, giá như hai bản báo cáo này được trình bày liền nhau thì tư duy của đại biểu sẽ liên thông hơn và thảo luận sẽ phong phú hơn. Quốc hội sẽ hình dung được rõ hơn những kiến nghị của cử tri đã được giải quyết như thế nào.
Đại biểu Thám cũng cho rằng, Chính phủ cũng cần có báo cáo nói rõ những kiến nghị nào của cử tri chưa giải quyết được, vì lý do gì. “Thực ra không phải ý nguyện của dân nêu ra là giải quyết được ngay, cô bác cũng không yêu cầu nói cái là làm liền, cũng thông cảm là có yếu tố khách quan nhưng phải nói lại cho bà con nghe”, đại biểu Thám nói. “Quốc hội cũng cần gom lại các vấn đề của cử tri tại một phiên họp thì tốt hơn”, ông đề nghị.
Điều lệ Hiệp hội Lương thực và trách nhiệm của hai bộ
Một điểm đáng chú ý của báo cáo lần này là câu chuyện về vai trò của Hiệp hội Lương thực Việt Nam trong điều hành xuất khẩu gạo. Tại kỳ họp thứ sáu, nhiều vị đại biểu Quốc hội đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương về những ách tắc do Hiệp hội gây ra trong xuất khẩu gạo.
Như, Hiệp hội ban hành quy chế xuất khẩu gạo khép kín, các doanh nghiệp không được ký kết, xuất khẩu gạo nếu không có ý kiến và con dấu của hiệp hội, không có ý kiến của Hiệp hội thì đi đàm phán với nước ngoài cũng "bằng không".
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng trả lời: “Điều lệ của Hiệp hội là do Bộ Nội vụ phê duyệt, nhân sự thì do các thành viên của Hiệp hội sắp xếp, Nhà nước không thể can thiệp”.
Nay, tại báo cáo giám sát, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ, Bộ Nội vụ, Bộ Công thương đã không làm đầy đủ trách nhiệm theo quy định của pháp luật khi nghiên cứu, quyết định phê duyệt điều lệ của Hiệp hội Lương thực Việt Nam.
Vì vậy, trong điều lệ được phê duyệt, Hiệp hội Lương thực Việt Nam có những nhiệm vụ, quyền hạn không phù hợp với quy định tại điều 9, Luật thương mai như: hướng dẫn giá các loại gạo xuất khẩu; tổ chức thực hiện việc đăng ký, thống kê xuất nhập khẩu; hướng dẫn và điều hành xuất nhập khẩu mặt hàng gạo.
Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã ra quyết định ban hành quy chế đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo. Đây là văn bản thể hiện hoạt động quản lý, điều hành hoạt động xuất khẩu gạo, đối tượng điều chỉnh không chỉ là thành viên Hiệp hội mà bao gồm tất cả các thương nhân tham gia xuất khẩu gạo và cơ quan nhà nước (hải quan).
Quy chế thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung (hợp đồng Chính phủ), cũng do Chủ tịch Hiệp hội ban hành, giao cho Thường trực Hội đồng quản trị được quyền phân bổ số lượng gạo xuất khẩu theo hợp đồng Chính phủ cho các hội viên của Hiệp hội. Trong khi đó Hội đồng Quản trị lại có văn bản quy định về điều kiện kết nạp hội viên mà theo đó đã làm hạn chế các doanh nghiệp tham gia Hiệp hội, tham gia xuất khẩu gạo theo hợp đồng tập trung.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ khắc phục những vấn đề nêu trên khi ban hành nghị định về kinh doanh xuất khẩu gạo. Đồng thời chỉ đạo Bộ Nội vụ (có sự tham gia của Bộ Công thương) kịp thời nghiên cứu, xem xét lại quyết định phê duyệt điều lệ Hiệp hội Lương thực Việt Nam bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật.
Tuy chỉ là ví dụ cụ thể duy nhất được nêu tại báo cáo, song kết quả giám sát vấn đề này đã được nhiều vị đại biểu đánh giá cao. Vì đây là vấn đề đã làm nóng nghị trường từ các phiên chất vấn trước. Tuy nhiên, theo đại biểu Danh Út, người trực tiếp chất vấn Bộ trưởng Hoàng về vai trò của Hiệp hội thì “còn phải chờ xem nghị định về kinh doanh xuất khẩu gạo khi ban hành có khắc phục được vấn đề mà báo cáo đã chỉ ra hay không".
Đây là kết quả được nêu tại báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp Quốc hội thứ sáu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Theo kết quả giám sát, những kiến nghị đã được tiếp thu, trả lời tập trung vào các giải pháp nhằm mục tiêu bảo đảm cho người nông dân trồng lúa có lãi, kiềm chế lạm phát, thực hiện các nhóm giải pháp kích cầu… Kết quả giám sát cũng cho thấy, còn 18 kiến nghị chưa có văn bản trả lời, trong đó Chính phủ “nợ” 14 kiến nghị và Bảo hiểm xã hội “nợ” 4 kiến nghị. Như vậy, so với kỳ họp trước, số kiến nghị chưa có hồi âm đã giảm gần một nửa (14/26 kiến nghị).
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, chất lượng giải quyết kiến nghị của cử tri tiếp tục được nâng cao, nhiều kiến nghị đã được giải quyết kịp thời, dứt điểm, góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, nhiều kiến nghị của cử tri đã được trả lời sẽ ghi nhận để nghiên cứu giải quyết hoặc đang xem xét, giải quyết, nhưng các cơ quan chưa thực sự quan tâm nghiên cứu, đề ra lộ trình cụ thể trong việc ban hành cơ chế, chính sách cho phù hợp với những vấn đề nảy sinh trong đời sống thực tiễn. Việc giải quyết kiến nghị của cử tri còn chậm, có trường hợp còn né tránh, đùn đẩy trách nhiệm trong việc giải quyết.
Một số văn bản trả lời chưa đúng, chưa sát với nội dung kiến nghị của cử tri như văn bản trả lời của Bộ Y tế về thủ tục thanh toán bảo hiểm y tế đối với trường hợp người bị tai nạn giao thông, báo cáo nêu.
Theo nghị trình, bản báo cáo giám sát này sẽ được trình bày tại đầu phiên họp sáng mai (10/6), trước khi Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn. Nội dung này được truyền hình trực tiếp để cử tri cả nước theo dõi.
Trước đó, liên quan đến các kiến nghị của cử tri, ngay tại phiên khai mạc, một báo cáo tổng hợp 1.157 ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước gửi đến Quốc hội cũng đã được trình bày trước Quốc hội. Theo Phó chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại biểu Trần Hoàng Thám, giá như hai bản báo cáo này được trình bày liền nhau thì tư duy của đại biểu sẽ liên thông hơn và thảo luận sẽ phong phú hơn. Quốc hội sẽ hình dung được rõ hơn những kiến nghị của cử tri đã được giải quyết như thế nào.
Đại biểu Thám cũng cho rằng, Chính phủ cũng cần có báo cáo nói rõ những kiến nghị nào của cử tri chưa giải quyết được, vì lý do gì. “Thực ra không phải ý nguyện của dân nêu ra là giải quyết được ngay, cô bác cũng không yêu cầu nói cái là làm liền, cũng thông cảm là có yếu tố khách quan nhưng phải nói lại cho bà con nghe”, đại biểu Thám nói. “Quốc hội cũng cần gom lại các vấn đề của cử tri tại một phiên họp thì tốt hơn”, ông đề nghị.
Điều lệ Hiệp hội Lương thực và trách nhiệm của hai bộ
Một điểm đáng chú ý của báo cáo lần này là câu chuyện về vai trò của Hiệp hội Lương thực Việt Nam trong điều hành xuất khẩu gạo. Tại kỳ họp thứ sáu, nhiều vị đại biểu Quốc hội đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương về những ách tắc do Hiệp hội gây ra trong xuất khẩu gạo.
Như, Hiệp hội ban hành quy chế xuất khẩu gạo khép kín, các doanh nghiệp không được ký kết, xuất khẩu gạo nếu không có ý kiến và con dấu của hiệp hội, không có ý kiến của Hiệp hội thì đi đàm phán với nước ngoài cũng "bằng không".
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng trả lời: “Điều lệ của Hiệp hội là do Bộ Nội vụ phê duyệt, nhân sự thì do các thành viên của Hiệp hội sắp xếp, Nhà nước không thể can thiệp”.
Nay, tại báo cáo giám sát, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ, Bộ Nội vụ, Bộ Công thương đã không làm đầy đủ trách nhiệm theo quy định của pháp luật khi nghiên cứu, quyết định phê duyệt điều lệ của Hiệp hội Lương thực Việt Nam.
Vì vậy, trong điều lệ được phê duyệt, Hiệp hội Lương thực Việt Nam có những nhiệm vụ, quyền hạn không phù hợp với quy định tại điều 9, Luật thương mai như: hướng dẫn giá các loại gạo xuất khẩu; tổ chức thực hiện việc đăng ký, thống kê xuất nhập khẩu; hướng dẫn và điều hành xuất nhập khẩu mặt hàng gạo.
Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã ra quyết định ban hành quy chế đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo. Đây là văn bản thể hiện hoạt động quản lý, điều hành hoạt động xuất khẩu gạo, đối tượng điều chỉnh không chỉ là thành viên Hiệp hội mà bao gồm tất cả các thương nhân tham gia xuất khẩu gạo và cơ quan nhà nước (hải quan).
Quy chế thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung (hợp đồng Chính phủ), cũng do Chủ tịch Hiệp hội ban hành, giao cho Thường trực Hội đồng quản trị được quyền phân bổ số lượng gạo xuất khẩu theo hợp đồng Chính phủ cho các hội viên của Hiệp hội. Trong khi đó Hội đồng Quản trị lại có văn bản quy định về điều kiện kết nạp hội viên mà theo đó đã làm hạn chế các doanh nghiệp tham gia Hiệp hội, tham gia xuất khẩu gạo theo hợp đồng tập trung.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ khắc phục những vấn đề nêu trên khi ban hành nghị định về kinh doanh xuất khẩu gạo. Đồng thời chỉ đạo Bộ Nội vụ (có sự tham gia của Bộ Công thương) kịp thời nghiên cứu, xem xét lại quyết định phê duyệt điều lệ Hiệp hội Lương thực Việt Nam bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật.
Tuy chỉ là ví dụ cụ thể duy nhất được nêu tại báo cáo, song kết quả giám sát vấn đề này đã được nhiều vị đại biểu đánh giá cao. Vì đây là vấn đề đã làm nóng nghị trường từ các phiên chất vấn trước. Tuy nhiên, theo đại biểu Danh Út, người trực tiếp chất vấn Bộ trưởng Hoàng về vai trò của Hiệp hội thì “còn phải chờ xem nghị định về kinh doanh xuất khẩu gạo khi ban hành có khắc phục được vấn đề mà báo cáo đã chỉ ra hay không".