26 kiến nghị của cử tri từ kỳ họp trước chưa được trả lời
Trong 26 kiến nghị, Chính phủ chưa trả lời 24 kiến nghị, Bộ Ngoại Giao và Bộ Khoa học Công nghệ chia đều 2 kiến nghị còn lại
Đến ngày 17/10, còn 26/993 kiến nghị của cử tri từ kỳ họp Quốc hội thứ 5 đã được chuyển đến Chính phủ, bộ và các cơ quan ngang bộ chưa được trả lời.
Thông tin từ báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri từ kỳ họp thứ 5 đến nay được Ủy ban Thường vụ Quốc hội gửi đến các vị đại biểu Quốc hội.
So với báo cáo về nội dung này tại kỳ họp trước thì số kiến nghị chưa có hồi âm đã tăng hơn hai lần (26/12). Trong 26 kiến nghị đó, Chính phủ chưa trả lời 24 kiến nghị, Bộ Ngoại giao và Bộ Khoa học - Công nghệ chia đều 2 kiến nghị còn lại.
Báo cáo phân tích, 625 kiến nghị đã được xem xét giải quyết bao gồm các vấn đề hỗ trợ kinh phí khắc phục thiên tai, tăng vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng, điều chỉnh, hỗ trợ lãi suất cho vay, điều chỉnh giảm giá điện giờ cao điểm buổi sáng….
172 ý kiến đang trong quá trình xem xét, giải quyết liên quan đến việc đầu tư lưới điện nông thôn, điều hành xuất khẩu gạo, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, vấn đề quy hoạch, xây dựng sân golf….
Những vấn đề này, tại các phiên thảo luận về kinh tế, xã cả ở tổ và hội trường của Quốc hội, nhiều vị đại biểu cũng đã tiếp tục lên tiếng đề nghị đẩy nhanh tiến độ giải quyết, đáp ứng yêu cầu của cử tri.
Vẫn theo sự phân tích của báo cáo, 58 kiến nghị được trả lời sẽ “nghiên cứu, tiếp thu” để ban hành chính sách hoặc báo cáo cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định. Bao gồm quyền lợi của người mua nhà chung cư trong trường hợp nhà hết hạn sử dụng phải xây mới; chính sách đối với người bị nhiễm chất độc da cam; chính sách hỗ trợ đối với học sinh thuộc diện phổ cập giáo dục trung học cơ sở, việc cấp vốn cho các dự án…
Các giải pháp bình ổn giá, kiềm chế tăng giá, vấn đề xây dựng cụm tuyến dân cư vùng thường xuyên ngập lũ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long… nằm trong 66 kiến nghị mà cơ quan có thẩm quyền giải trình còn có những khó khăn, vướng mắc.
46 kiến nghị khác có nội dung liên quan đến trách nhiệm của chính quyền địa phương như giải phóng mặt bằng để thi công cầu, đường, quy hoạch các khu kinh tế cửa khẩu, khu du lịch…cũng đã được trả lời, song bản báo cáo không nêu rõ đã được xem xét, giải quyết hay chưa.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, việc giải quyết kiến nghị của cử tri của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ngày càng được coi trọng, chất lượng ngày càng được nâng cao. “Phần lớn những kiến nghị cụ thể đều đã được các bộ xem xét, giải quyết, trả lời, đã đưa ra giải pháp và chỉ rõ trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền”, báo cáo viết.
Tuy nhiên, một số bộ chưa trả lời thẳng vào vấn đề cử tri kiến nghị, chưa nêu rõ phương hướng và lộ trình giải quyết với những kiến nghị việc giải quyết cần có quá trình. Còn có những trường hợp thiếu sự phối hợp của các cơ quan liên quan dẫn đến việc giải quyết kéo dài, gây bức xúc cho cử tri.
Nhận định này được đại biểu Đỗ Mạnh Hùng, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đưa ra dẫn chứng cụ thể khi trao đổi với VnEconomy. Đó là việc kiến nghị giải quyết chính sách chế độ cho người lao động ở nông trường Sông Cầu đã kéo dài nhiều kỳ họp nhưng chưa được giải quyết dứt điểm.
Cũng theo đại biểu Hùng, tuy hầu hết kiến nghị của cử tri đã được trả lời nhưng tỷ lệ những vụ việc được trả lời rõ, giải quyết tốt vẫn chưa chiếm đến 50%. Tuy đã có nhiều tiến bộ song so với yêu cầu thì việc giải quyết kiến nghị của cử tri còn nhiều hạn chế, ông Hùng nói.
Quá trình thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội từ đầu kỳ họp đến nay, nhiều vị đại biểu Quốc hội cũng cho rằng, việc giải quyết kiến nghị của cử tri còn nhiều yếu kém, cần được khắc phục.
Thông tin từ báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri từ kỳ họp thứ 5 đến nay được Ủy ban Thường vụ Quốc hội gửi đến các vị đại biểu Quốc hội.
So với báo cáo về nội dung này tại kỳ họp trước thì số kiến nghị chưa có hồi âm đã tăng hơn hai lần (26/12). Trong 26 kiến nghị đó, Chính phủ chưa trả lời 24 kiến nghị, Bộ Ngoại giao và Bộ Khoa học - Công nghệ chia đều 2 kiến nghị còn lại.
Báo cáo phân tích, 625 kiến nghị đã được xem xét giải quyết bao gồm các vấn đề hỗ trợ kinh phí khắc phục thiên tai, tăng vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng, điều chỉnh, hỗ trợ lãi suất cho vay, điều chỉnh giảm giá điện giờ cao điểm buổi sáng….
172 ý kiến đang trong quá trình xem xét, giải quyết liên quan đến việc đầu tư lưới điện nông thôn, điều hành xuất khẩu gạo, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, vấn đề quy hoạch, xây dựng sân golf….
Những vấn đề này, tại các phiên thảo luận về kinh tế, xã cả ở tổ và hội trường của Quốc hội, nhiều vị đại biểu cũng đã tiếp tục lên tiếng đề nghị đẩy nhanh tiến độ giải quyết, đáp ứng yêu cầu của cử tri.
Vẫn theo sự phân tích của báo cáo, 58 kiến nghị được trả lời sẽ “nghiên cứu, tiếp thu” để ban hành chính sách hoặc báo cáo cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định. Bao gồm quyền lợi của người mua nhà chung cư trong trường hợp nhà hết hạn sử dụng phải xây mới; chính sách đối với người bị nhiễm chất độc da cam; chính sách hỗ trợ đối với học sinh thuộc diện phổ cập giáo dục trung học cơ sở, việc cấp vốn cho các dự án…
Các giải pháp bình ổn giá, kiềm chế tăng giá, vấn đề xây dựng cụm tuyến dân cư vùng thường xuyên ngập lũ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long… nằm trong 66 kiến nghị mà cơ quan có thẩm quyền giải trình còn có những khó khăn, vướng mắc.
46 kiến nghị khác có nội dung liên quan đến trách nhiệm của chính quyền địa phương như giải phóng mặt bằng để thi công cầu, đường, quy hoạch các khu kinh tế cửa khẩu, khu du lịch…cũng đã được trả lời, song bản báo cáo không nêu rõ đã được xem xét, giải quyết hay chưa.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, việc giải quyết kiến nghị của cử tri của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ngày càng được coi trọng, chất lượng ngày càng được nâng cao. “Phần lớn những kiến nghị cụ thể đều đã được các bộ xem xét, giải quyết, trả lời, đã đưa ra giải pháp và chỉ rõ trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền”, báo cáo viết.
Tuy nhiên, một số bộ chưa trả lời thẳng vào vấn đề cử tri kiến nghị, chưa nêu rõ phương hướng và lộ trình giải quyết với những kiến nghị việc giải quyết cần có quá trình. Còn có những trường hợp thiếu sự phối hợp của các cơ quan liên quan dẫn đến việc giải quyết kéo dài, gây bức xúc cho cử tri.
Nhận định này được đại biểu Đỗ Mạnh Hùng, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đưa ra dẫn chứng cụ thể khi trao đổi với VnEconomy. Đó là việc kiến nghị giải quyết chính sách chế độ cho người lao động ở nông trường Sông Cầu đã kéo dài nhiều kỳ họp nhưng chưa được giải quyết dứt điểm.
Cũng theo đại biểu Hùng, tuy hầu hết kiến nghị của cử tri đã được trả lời nhưng tỷ lệ những vụ việc được trả lời rõ, giải quyết tốt vẫn chưa chiếm đến 50%. Tuy đã có nhiều tiến bộ song so với yêu cầu thì việc giải quyết kiến nghị của cử tri còn nhiều hạn chế, ông Hùng nói.
Quá trình thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội từ đầu kỳ họp đến nay, nhiều vị đại biểu Quốc hội cũng cho rằng, việc giải quyết kiến nghị của cử tri còn nhiều yếu kém, cần được khắc phục.