Cử tri kiến nghị Quốc hội xem xét kỹ dự án đường sắt cao tốc
Cử tri kiến nghị Quốc hội xem xét kỹ lưỡng khi quyết định chủ trương đầu tư dự án đường sắt cao tốc Hà Nội – Tp.HCM
Rất nhiều cử tri quan tâm và kiến nghị Quốc hội cần thảo luận, xem xét kỹ lưỡng trước khi quyết định thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt cao tốc Hà Nội - Tp.HCM.
Đây là một trong những nội dung được nêu tại báo cáo tổng hợp 1.157 ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước gửi đến Quốc hội, sẽ được trình bày tại phiên khai mạc của kỳ họp thứ bảy, sáng 20/5.
Lương không theo kịp giá
Theo đánh giá của cử tri, việc kiểm soát giá cả thị trường, ngăn chặn tình trạng tăng giá dây chuyền các mặt hàng thiết yếu của các cơ quan chức năng còn nhiều hạn chế. Giá điện, giá xăng dầu liên tục tăng, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống của nhân dân. Trong khi đó, tiến độ và lộ trình cải cách tiền lương không theo kịp với tốc độ tăng giá trên thị trường.
Nhiều cử tri khối các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ phản ánh khó khăn trong việc vay vốn của ngân hàng, làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, báo cáo nêu rõ.
Đông đảo cử tri và nhân dân kiến nghị Chính phủ tiếp tục có những biện pháp hữu hiệu để kiềm chế lạm phát, bình ổn giá cả, nhất là các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân; đồng thời chỉ đạo ngành ngân hàng tiếp tục cải cách hành chính, có cơ chế phù hợp để nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ được vay vốn phát triển sản xuất.
Trong lĩnh vực lao động và việc làm cử tri cho rằng các cơ quan chức năng chưa phát huy hết trách nhiệm trong việc quản lý nhà nước.
Tình trạng đình công của công nhân diễn ra tại các khu công nghiệp ở một số địa phương có chiều hướng gia tăng như Hà Nội, Tp.HCM, Bình Dương, Đồng Nai… mà nguyên nhân chủ yếu là các doanh nghiệp ép công nhân làm việc quá thời gian theo quy định của pháp luật và trả lương chậm, trả lương không đầy đủ như cam kết, cắt giảm các khoản phụ cấp để điều chỉnh lương tối thiểu…
Biển, rừng đều lo
Báo cáo cũng cho biết, nhân dân và cử tri nhiều nơi rất bức xúc trước việc ngư dân đánh bắt cá xa bờ trên vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền nước ta bị tàu nước ngoài bắt giữ, xử phạt và thu giữ công cụ đánh bắt đang có chiều hướng gia tăng.
Cử tri kiến nghị Quốc hội, Chính phủ tiếp tục có những giải pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ, hỗ trợ ngư dân ra khơi đánh bắt cá, vừa ổn định đời sống, phát triển kinh tế, vừa góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia đối với các vùng biển đảo của Tổ quốc.
Nhiều phản ánh, kiến nghị của cử tri còn tập trung vào công tác quản lý đất đai, quản lý quy hoạch và tài nguyên, môi trường.
Việc một số tỉnh như Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Nghệ An, Bình Định, Quảng Nam, Kon Tum, Bình Dương… cho doanh nghiệp nước ngoài thuê đất rừng dài hạn, trong đó có cả rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, rừng tại các vị trí xung yếu về an ninh quốc phòng… để trồng cây công nghiệp, làm sân golf, sòng bạc trong khi người dân ở những nơi đó còn thiếu đất sản xuất và công ăn việc làm đã khiến cử tri lo ngại.
Hoan nghênh Chính phủ đã ra quyết định đình chỉ việc này ở các địa phương nói trên, nhưng cử tri tiếp tục kiến nghị làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, tập thể có vi phạm, sớm có các giải pháp khắc phục hậu quả và kiến nghị Quốc hội tăng cường giám sát về vấn đề này.
Vấn đề quy hoạch đô thị nói chung, quy hoạch Hà Nội nói riêng cũng được cử tri quan tâm. Nhiều ý kiến kiến nghị Quốc hội, Chính phủ cần lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân dân, ý kiến phản biện của các nhà khoa học, các nhà văn hoá, các chuyên gia trong và ngoài nước trước khi phê duyệt đồ án quy hoạch chung Thủ đô.
Rất bất bình về việc không ít doanh nghiệp vì lợi nhuận đã bất chấp pháp luật, xả chất thải trực tiếp ra môi trường, làm môi trường ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân nhưng cử tri cho rằng các cơ quan chức năng xử lý chậm, xử lý chưa nghiêm, chưa đủ sức răn đe các hành vi vi phạm.
Đông đảo cử tri cho rằng tham nhũng vẫn diễn ra nhiều nơi, nhiều lĩnh vực và ngày càng tinh vi, phức tạp nhưng các cơ quan chức năng phát hiện còn ít; một số vụ tham nhũng lớn việc xử lý còn chậm. Một số vụ xử lý chưa thoả đáng, gây bất bình, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với các cơ quan tư pháp và hiệu quả của công tác phòng chống tham nhũng.
Cùng với những kiến nghị nêu trên, cử tri và nhân dân kiến nghị Quốc hội, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo giải quyết đến nơi đến chốn những nội dung mà cử tri và nhân dân đã kiến nghị tại các kỳ họp trước.
Đây là một trong những nội dung được nêu tại báo cáo tổng hợp 1.157 ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước gửi đến Quốc hội, sẽ được trình bày tại phiên khai mạc của kỳ họp thứ bảy, sáng 20/5.
Lương không theo kịp giá
Theo đánh giá của cử tri, việc kiểm soát giá cả thị trường, ngăn chặn tình trạng tăng giá dây chuyền các mặt hàng thiết yếu của các cơ quan chức năng còn nhiều hạn chế. Giá điện, giá xăng dầu liên tục tăng, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống của nhân dân. Trong khi đó, tiến độ và lộ trình cải cách tiền lương không theo kịp với tốc độ tăng giá trên thị trường.
Nhiều cử tri khối các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ phản ánh khó khăn trong việc vay vốn của ngân hàng, làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, báo cáo nêu rõ.
Đông đảo cử tri và nhân dân kiến nghị Chính phủ tiếp tục có những biện pháp hữu hiệu để kiềm chế lạm phát, bình ổn giá cả, nhất là các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân; đồng thời chỉ đạo ngành ngân hàng tiếp tục cải cách hành chính, có cơ chế phù hợp để nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ được vay vốn phát triển sản xuất.
Trong lĩnh vực lao động và việc làm cử tri cho rằng các cơ quan chức năng chưa phát huy hết trách nhiệm trong việc quản lý nhà nước.
Tình trạng đình công của công nhân diễn ra tại các khu công nghiệp ở một số địa phương có chiều hướng gia tăng như Hà Nội, Tp.HCM, Bình Dương, Đồng Nai… mà nguyên nhân chủ yếu là các doanh nghiệp ép công nhân làm việc quá thời gian theo quy định của pháp luật và trả lương chậm, trả lương không đầy đủ như cam kết, cắt giảm các khoản phụ cấp để điều chỉnh lương tối thiểu…
Biển, rừng đều lo
Báo cáo cũng cho biết, nhân dân và cử tri nhiều nơi rất bức xúc trước việc ngư dân đánh bắt cá xa bờ trên vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền nước ta bị tàu nước ngoài bắt giữ, xử phạt và thu giữ công cụ đánh bắt đang có chiều hướng gia tăng.
Cử tri kiến nghị Quốc hội, Chính phủ tiếp tục có những giải pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ, hỗ trợ ngư dân ra khơi đánh bắt cá, vừa ổn định đời sống, phát triển kinh tế, vừa góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia đối với các vùng biển đảo của Tổ quốc.
Nhiều phản ánh, kiến nghị của cử tri còn tập trung vào công tác quản lý đất đai, quản lý quy hoạch và tài nguyên, môi trường.
Việc một số tỉnh như Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Nghệ An, Bình Định, Quảng Nam, Kon Tum, Bình Dương… cho doanh nghiệp nước ngoài thuê đất rừng dài hạn, trong đó có cả rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, rừng tại các vị trí xung yếu về an ninh quốc phòng… để trồng cây công nghiệp, làm sân golf, sòng bạc trong khi người dân ở những nơi đó còn thiếu đất sản xuất và công ăn việc làm đã khiến cử tri lo ngại.
Hoan nghênh Chính phủ đã ra quyết định đình chỉ việc này ở các địa phương nói trên, nhưng cử tri tiếp tục kiến nghị làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, tập thể có vi phạm, sớm có các giải pháp khắc phục hậu quả và kiến nghị Quốc hội tăng cường giám sát về vấn đề này.
Vấn đề quy hoạch đô thị nói chung, quy hoạch Hà Nội nói riêng cũng được cử tri quan tâm. Nhiều ý kiến kiến nghị Quốc hội, Chính phủ cần lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân dân, ý kiến phản biện của các nhà khoa học, các nhà văn hoá, các chuyên gia trong và ngoài nước trước khi phê duyệt đồ án quy hoạch chung Thủ đô.
Rất bất bình về việc không ít doanh nghiệp vì lợi nhuận đã bất chấp pháp luật, xả chất thải trực tiếp ra môi trường, làm môi trường ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân nhưng cử tri cho rằng các cơ quan chức năng xử lý chậm, xử lý chưa nghiêm, chưa đủ sức răn đe các hành vi vi phạm.
Đông đảo cử tri cho rằng tham nhũng vẫn diễn ra nhiều nơi, nhiều lĩnh vực và ngày càng tinh vi, phức tạp nhưng các cơ quan chức năng phát hiện còn ít; một số vụ tham nhũng lớn việc xử lý còn chậm. Một số vụ xử lý chưa thoả đáng, gây bất bình, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với các cơ quan tư pháp và hiệu quả của công tác phòng chống tham nhũng.
Cùng với những kiến nghị nêu trên, cử tri và nhân dân kiến nghị Quốc hội, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo giải quyết đến nơi đến chốn những nội dung mà cử tri và nhân dân đã kiến nghị tại các kỳ họp trước.