Đền bù carbon là giải pháp có lợi thế tiếp cận nhanh, dễ dàng trên các sàn giao dịch, phục vụ yêu cầu giảm phát thải nhanh, cấp bách cho doanh nghiệp. Đền bù carbon phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ và vừa khó có thể tự giảm phát thải, các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu nhu dệt may, da giày…Trao đổi với Tạp chí Kinh tế Việt Nam / VnEconomy, ông Vũ Tùng Quân, chuyên gia tư vấn cao cấp Trung tâm Nghiên cứu kinh tế phát triển, Trường đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, đã thông tin về đền bù carbon và những lưu ý cho doanh nghiệp...
Cà phê là một trong những đồ uống phổ biến nhất thế giới hiện nay. Một xu hướng đáng chú ý trên thị trường đồ uống chứa caffeine này là nhu cầu ngày càng tăng đối với cà phê đặc sản. Ngoài ra, người tiêu dùng ngày càng có ý thức hơn về tác động môi trường và xã hội của việc sản xuất cà phê. Họ tìm kiếm những thương hiệu ưu tiên thực hành thương mại công bằng, thúc đẩy các phương pháp canh tác bền vững và hỗ trợ sinh kế của người nông dân.
Thép là một trong những mặt hàng được sử dụng rộng rãi nhất trong sản xuất công nghiệp. Sự kết hợp hoàn hảo giữa sắt và các nguyên tố khác, bao gồm mangan, carbon hoặc kim loại cơ bản như niken và đồng, giúp tạo ra loại thép phù hợp nhất với từng nhu cầu cụ thể. Khi nền kinh tế toàn cầu mở rộng, mức độ tiêu thụ thép tăng lên đòi hỏi khối lượng thép sản xuất ra cũng phải cao hơn. Ngành thép thế giới được dự đoán sẽ tăng trưởng với tốc độ đáng kể trong thập kỷ tới.
Năm 2024, tình hình kinh tế thế giới tiếp tục được dự báo có nhiều biến động khó lường và sẽ ảnh hưởng tới nền kinh tế nước ta. Ở trong nước, bên cạnh những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tăng tốc, những lực cản kéo hàng loạt chỉ số năng lực cạnh tranh của môi trường đầu tư, kinh doanh tụt hạng vẫn tiếp diễn. Doanh nghiệp tiếp tục gặp cảnh “khó chồng khó”, dần trở nên “ngại” mở rộng và giảm sút niềm tin đầu tư...
Cải cách môi trường kinh doanh cần tiếp tục được thực thi một cách hiệu quả, thực chất hơn nữa. Đồng thời, phải đảm bảo được kỷ luật, kỷ cương của bộ máy thực thi, đi cùng với cơ chế để giám sát thực thi, đánh giá hiệu quả hoạt động một cách độc lập...
Trao đổi với Tạp chí Kinh tế Việt Nam/ VnEconomy, ông Phùng Văn Thành, Tham tán Thương mại, Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines, nhận định: “Trong bối cảnh gạo Việt Nam có nhiều cơ hội để chiếm lĩnh các thị trường trên thế giới, Philippines được đánh giá là thị trường vô cùng tiềm năng trong khu vực Đông Nam Á”...
Trong cuộc trao đổi với Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy dưới đây, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc một lần nữa nhấn mạnh với quyết tâm của Chính phủ, Bộ Tài chính, cùng sự vào cuộc chung tay của các doanh nghiệp, người dân, thị trường bảo hiểm, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp vốn còn nhiều dư địa phát triển sẽ lấy lại được đà tăng trưởng trong trung và dài hạn...