Mỹ có những lựa chọn nào để “đấu” với Triều Tiên?
Nhà Trắng đã tỏ ra chán nản với những biện pháp chính sách thông thường nhằm kiềm chế tham vọng hạt nhân của Triều Tiên
Washington gần như không có lựa chọn rõ ràng nào để kiềm chế Bình Nhưỡng bằng biện pháp hòa bình - hãng tin CNBC dẫn lời các nhà phân tích chính trị sau vụ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) lần thứ hai trong vòng chưa đầy 1 tháng của Triều Tiên. Thế bế tắc này có thể làm gia tăng nguy cơ xảy ra hành động quân sự đầy rủi ro.
Ngoài những dòng trạng thái (tweet) đầy giận dữ của Tổng thống Donald Trump trên mạng xã hội Twitter, phản ứng của Mỹ sau vụ phóng tên lửa nói trên của Triều Tiên tính đến thời điểm này mới chỉ là điều hai siêu máy bay ném bom tới cuộc tập trận chung với chiến đấu cơ Hàn Quốc và Nhật Bản trên bán đảo Triều Tiên, cộng thêm một vụ thử hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD.
Những phát biểu của quan chức Mỹ vào cuối tuần vừa rồi cho thấy sự bất mãn với các sáng kiến ngoại giao - một dấu hiệu phản ánh Washington đang nghiêng dần về lựa chọn đáp trả bằng hành động quân sự.
Trong một tuyên bố, đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc Nikki Haley nói rằng “thời gian để nói đã hết”. Bà Haley cũng nói lần này Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc sẽ không tổ chức một phiên họp khẩn cấp như sau những lần thử tên lửa trước đây của Triều Tiên. Trước đó, sau vụ phóng thử ICBM của Triều Tiên vào hôm 4/7, bà Haley cảnh báo rằng Mỹ vẫn giữ nguyên khả năng hành động quân sự.
Hôm thứ Bảy, tướng Mỹ Terrence J. O'Shaughnessy ra một tuyên bố nói rằng nếu được yêu cầu, không quân Mỹ sẵn sàng đáp trả Triều Tiên bằng sức mạnh “nhanh chóng, hiệu quả và áp đảo”.
“Tôi không dám chắc là hướng đi mà chúng ta đang áp dụng có thể giảm căng thẳng được hay không”, Bruce Bennett, nhà phân tích quốc phòng cấp cao thuộc công ty Rand, nói với CNBC. “Nếu chúng ta không đàm phán, thì chính quyền Trump có thể mang bệ phóng tên lửa ra, điều máy bay ném bom… và những việc này sẽ chỉ đẩy căng thẳng gia tăng”.
Nhà Trắng từ lâu đã tỏ ra chán nản với những biện pháp chính sách thông thường nhằm kiềm chế tham vọng hạt nhân của Triều Tiên, bao gồm đàm phán đa phương và lệnh trừng phạt, đồng thời gợi ý về sự cần thiết của biện pháp mạnh tay hơn. Đầu năm nay, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson công khai thừa nhận rằng những nỗ lực của Mỹ nhằm phi hạt nhân hóa Triều Tiên trong suốt 2 thập kỷ qua đã thất bại.
“Tôi không cho là có bất kỳ giải pháp ngoại giao nào có thể khiến Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân”, ông Phillip Lipscy, giáo sư khoa học chính trị thuộc Đại học Stanford, phát biểu.
Giờ đây, giải pháp quân sự là kịch bản chính để ứng phó với Triều Tiên - theo ông David Roche, chiến lược gia toàn cầu thuộc công ty nghiên cứu Independent Strategey, nhận xét. Ông Roche tin rằng phương Tây có thể sẽ thực hiện một cuộc tấn công quân sự vào Triều Tiên trong vòng 6 tháng tới.
“Nước Mỹ có hai lựa chọn: hoặc là đánh vào cơ quan đầu não của Triều Tiên và phải giải quyết một cuộc sụp đổ lớn gấp 5 lần cuộc sụp đổ của Đông Đức trước kia; hoặc là loại bỏ nhiều cơ sở phóng tên lửa và cơ sở hạt nhân của Triều Tiên ở mức nhiều nhất có thể”, ông Roche nói.
Tuy nhiên, những biện pháp mạnh như vậy có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng trong dài hạn. Chuyên gia Bennett cảnh báo rằng bất kỳ một dạng tấn công nào nhằm vào Triều Tiên cũng đều dẫn đến một cuộc chiến tranh lớn.
“Lựa chọn quân sự rất rủi ro và tốn kém”, ông Lipscy nói. “Nếu họ thực sự chọn hành động quân sự, thì đó sẽ là một tình cảnh thảm họa với hàng triệu thương vong có thể xảy ra”.
Vị chuyên gia nói thêm, xét cho cùng, bất kỳ điều gì mà Mỹ làm trong tình hình hiện này cũng đều có thể khiến xung đột gia tăng. “Tôi không cho là có bất kỳ lựa chọn tốt nào cho Mỹ ở đây. Chẳng có cách tốt nào để Mỹ có thể tự vệ trước những gì mà Triều Tiên có thể làm để trả đũa hành động của Mỹ”.
Thay vì dùng vũ lực, ông Bennett gợi ý Washington cần có biện pháp chiến lược nhằm vào những điểm yếu của Triều Tiên.
“Triều Tiên luôn nhạy cảm trước những nỗ lực nhằm gây ảnh hưởng lên chính trị nội bộ của họ. Mỹ có thể có hành động như vậy để khiến Triều Tiên lo ngại và thuyết phục Bình Nhưỡng rằng họ phải giải tỏa nỗi lo ngại của chúng ta”, ông Bennett nói.
Ngoài những dòng trạng thái (tweet) đầy giận dữ của Tổng thống Donald Trump trên mạng xã hội Twitter, phản ứng của Mỹ sau vụ phóng tên lửa nói trên của Triều Tiên tính đến thời điểm này mới chỉ là điều hai siêu máy bay ném bom tới cuộc tập trận chung với chiến đấu cơ Hàn Quốc và Nhật Bản trên bán đảo Triều Tiên, cộng thêm một vụ thử hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD.
Những phát biểu của quan chức Mỹ vào cuối tuần vừa rồi cho thấy sự bất mãn với các sáng kiến ngoại giao - một dấu hiệu phản ánh Washington đang nghiêng dần về lựa chọn đáp trả bằng hành động quân sự.
Trong một tuyên bố, đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc Nikki Haley nói rằng “thời gian để nói đã hết”. Bà Haley cũng nói lần này Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc sẽ không tổ chức một phiên họp khẩn cấp như sau những lần thử tên lửa trước đây của Triều Tiên. Trước đó, sau vụ phóng thử ICBM của Triều Tiên vào hôm 4/7, bà Haley cảnh báo rằng Mỹ vẫn giữ nguyên khả năng hành động quân sự.
Hôm thứ Bảy, tướng Mỹ Terrence J. O'Shaughnessy ra một tuyên bố nói rằng nếu được yêu cầu, không quân Mỹ sẵn sàng đáp trả Triều Tiên bằng sức mạnh “nhanh chóng, hiệu quả và áp đảo”.
“Tôi không dám chắc là hướng đi mà chúng ta đang áp dụng có thể giảm căng thẳng được hay không”, Bruce Bennett, nhà phân tích quốc phòng cấp cao thuộc công ty Rand, nói với CNBC. “Nếu chúng ta không đàm phán, thì chính quyền Trump có thể mang bệ phóng tên lửa ra, điều máy bay ném bom… và những việc này sẽ chỉ đẩy căng thẳng gia tăng”.
Nhà Trắng từ lâu đã tỏ ra chán nản với những biện pháp chính sách thông thường nhằm kiềm chế tham vọng hạt nhân của Triều Tiên, bao gồm đàm phán đa phương và lệnh trừng phạt, đồng thời gợi ý về sự cần thiết của biện pháp mạnh tay hơn. Đầu năm nay, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson công khai thừa nhận rằng những nỗ lực của Mỹ nhằm phi hạt nhân hóa Triều Tiên trong suốt 2 thập kỷ qua đã thất bại.
“Tôi không cho là có bất kỳ giải pháp ngoại giao nào có thể khiến Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân”, ông Phillip Lipscy, giáo sư khoa học chính trị thuộc Đại học Stanford, phát biểu.
Giờ đây, giải pháp quân sự là kịch bản chính để ứng phó với Triều Tiên - theo ông David Roche, chiến lược gia toàn cầu thuộc công ty nghiên cứu Independent Strategey, nhận xét. Ông Roche tin rằng phương Tây có thể sẽ thực hiện một cuộc tấn công quân sự vào Triều Tiên trong vòng 6 tháng tới.
“Nước Mỹ có hai lựa chọn: hoặc là đánh vào cơ quan đầu não của Triều Tiên và phải giải quyết một cuộc sụp đổ lớn gấp 5 lần cuộc sụp đổ của Đông Đức trước kia; hoặc là loại bỏ nhiều cơ sở phóng tên lửa và cơ sở hạt nhân của Triều Tiên ở mức nhiều nhất có thể”, ông Roche nói.
Tuy nhiên, những biện pháp mạnh như vậy có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng trong dài hạn. Chuyên gia Bennett cảnh báo rằng bất kỳ một dạng tấn công nào nhằm vào Triều Tiên cũng đều dẫn đến một cuộc chiến tranh lớn.
“Lựa chọn quân sự rất rủi ro và tốn kém”, ông Lipscy nói. “Nếu họ thực sự chọn hành động quân sự, thì đó sẽ là một tình cảnh thảm họa với hàng triệu thương vong có thể xảy ra”.
Vị chuyên gia nói thêm, xét cho cùng, bất kỳ điều gì mà Mỹ làm trong tình hình hiện này cũng đều có thể khiến xung đột gia tăng. “Tôi không cho là có bất kỳ lựa chọn tốt nào cho Mỹ ở đây. Chẳng có cách tốt nào để Mỹ có thể tự vệ trước những gì mà Triều Tiên có thể làm để trả đũa hành động của Mỹ”.
Thay vì dùng vũ lực, ông Bennett gợi ý Washington cần có biện pháp chiến lược nhằm vào những điểm yếu của Triều Tiên.
“Triều Tiên luôn nhạy cảm trước những nỗ lực nhằm gây ảnh hưởng lên chính trị nội bộ của họ. Mỹ có thể có hành động như vậy để khiến Triều Tiên lo ngại và thuyết phục Bình Nhưỡng rằng họ phải giải tỏa nỗi lo ngại của chúng ta”, ông Bennett nói.