Triều Tiên lần đầu thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa
Bước tiến lớn trong năng lực tên lửa của Triều Tiên và nguy cơ leo thang căng thẳng
Triều Tiên ngày 4/7 tuyên bố đã phóng thử thành công một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Nếu tuyên bố này là sự thật, Bình Nhưỡng lại có thêm một bước tiến nữa tới mục tiêu chế tạo một tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân tấn công vào đại lục Mỹ.
Hãng tin Bloomberg dẫn bản tin của truyền hình quốc gia Triều Tiên cho biết quả tên lửa được Triều Tiên phóng thử sáng 4/7 là một loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới được chế tạo. Được phóng ở góc lớn nhất, quả tên lửa đã đạt độ cao 2.800 km và bay trong vòng 39 phút. Bản tin nói quả tên lửa có thể tấn công vào “bất kỳ đâu trên thế giới”, nhưng nói vụ phóng không gây ra nguy cơ gì cho các quốc gia láng giềng.
Hãng thông tấn Triều Tiên KCNA nói rằng đích thân nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã ký lệnh thử loại tên lửa có tên Hwasong-14. Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc nói quả tên lửa đã bay khoảng 930 km trước khi rơi xuống, trong khi Bộ Quốc phòng Nhật cho rằng quả tên lửa đạt độ cao trên 2.500 km.
Cả Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đều chưa xác nhận đây là một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Chánh thư ký nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nói nước này đang kiểm chứng tuyên bố của Triều Tiên.
Nhưng dù gì đi chăng nữa, vụ phóng cho thấy một bước tiến lớn trong năng lực tên lửa của Triều Tiên và nguy cơ leo thang căng thẳng giữa Bình Nhưỡng với các quốc gia láng giềng và Mỹ. Vụ phóng diễn ra đúng dịp quốc khánh Mỹ và trước thềm cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Tổng thống Donald Trump ở thượng đỉnh G20 tại Đức. Hiện Mỹ và Trung Quốc đang căng thẳng quanh việc làm thế nào để kiềm chế Triều Tiên.
“Chắc chắn đó là một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa”, ông Jeffrey Lewis, Giám đốc Chương trình Phi phổ biến vũ khí hạt nhân ở Đông Á thuộc Học viện Nghiên cứu quốc tế Middlebury ở Monterey, California, Mỹ, nhận định. “Triều Tiên có vẻ như đã đạt được nhiều tiến bộ trong năm qua. Tôi không muốn nói chắn chắn trước khi xem xét kỹ vấn đề, nhưng có lẽ là Triều Tiên đã có thể tấn công vào các mục tiêu ở đại lục Mỹ”.
Sau vụ phóng thử tên lửa của Triều Tiên, Trung Quốc kêu gọi các bên kiềm chế. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Geng Shuang nói Bắc Kinh phản đối bất kỳ hành động nào của Triều Tiên đi ngược lại nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.
“Vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa này có thể có ảnh hưởng lớn đến quan hệ Trung-Mỹ, và thậm chí là gây phương hại nghiêm trọng”, giáo sư Zhang Liangui thuộc Trường Đảng Trung ương Trung Quốc nhận định. “Lãnh đạo hai nước cần hết sức thận trọng để không bị Triều Tiên điều khiển mối quan hệ giữa họ”.
“Việc Triều Tiên có tuyên bố như thế nào không quan trọng”, ông Zhang nói thêm. “Vụ phóng cho thấy họ vẫn bước tiếp [trong vấn đề hạt nhân và tên lửa]”.
Phản ứng sau vụ thử, Tổng thống Trump viết trên mạng xã hội Twitter, đặt câu hỏi về ông Kim Jong Un rằng “liệu gã này không còn gì hay hơn để làm trong cuộc đời hay sao?”
“Thật khó tin rằng Hàn Quốc và Nhật Bản có thể chịu đựng thêm điều này trong một thời gian dài nữa. Có lẽ Trung Quốc sẽ mạnh tay với Triều Tiên và chấm dứt tất cả hành động bậy bạ này!”
Ông Trump từng nói Mỹ giữ nguyên mọi lựa chọn hành động đối với Bình Nhưỡng, bao gồm hành động quân sự, trong khi các nước láng giềng của Triều Tiên đã cảnh báo rằng một cuộc tấn công của Mỹ có thể gây thảm họa ở khu vực Bắc Á bởi nguy cơ trả đũa từ Bình Nhưỡng. Chính phủ mới của Hàn Quốc đã hối thúc đàm phán với Triều Tiên, một quan điểm có thể gây mâu thuẫn với Mỹ, bởi Washington nói chỉ có thể đàm phán nếu Triều Tiên dừng chương trình hạt nhân.
Một quan chức Hàn Quốc cho biết nước này sẽ tìm cách tăng cường trừng phạt Triều Tiên nếu vụ phóng thử ngày 4/7 là một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
Ông David Wright, đồng Giám đốc của tổ chức Union of Concerned Scientists nói rằng tên lửa mà Triều Tiên phóng thử có thể đạt tầm bay tối đa 6.700 km, với khả năng vươn tới bang Alaska của Mỹ. Theo ông Wright, tầm bay này chưa đủ để vươn tới 48 bang còn lại hay đảo Hawaii.
“Trong một hai năm gần đây, Triều Tiên đã đạt được những bước tiến khá quan trọng. Chẳng có giới hạn đỏ nào được đặt ra khi Mỹ nói ‘nếu các ông vượt giới hạn đỏ này, chúng tôi sẽ có hành động khác’”, ông Andrew Gilholm, Giám đốc phân tích Bắc Á thuộc công ty Control Risks Group, phát biểu.
KCNA nói Triều Tiên giờ đã là một “cường quốc hạt nhân toàn diện”, sở hữu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có thể nhằm vào bất kỳ nơi nào trên thế giới. “Triều Tiên sẽ cơ bản chấm dứt nguy cơ chiến tranh hạt nhân và sự hăm dọa từ Mỹ, đồng thời sẽ bảo vệ hiệu quả hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên và khu vực”, bản tin ngày 4/7 của KCNA có đoạn viết.
Hãng tin Bloomberg dẫn bản tin của truyền hình quốc gia Triều Tiên cho biết quả tên lửa được Triều Tiên phóng thử sáng 4/7 là một loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới được chế tạo. Được phóng ở góc lớn nhất, quả tên lửa đã đạt độ cao 2.800 km và bay trong vòng 39 phút. Bản tin nói quả tên lửa có thể tấn công vào “bất kỳ đâu trên thế giới”, nhưng nói vụ phóng không gây ra nguy cơ gì cho các quốc gia láng giềng.
Hãng thông tấn Triều Tiên KCNA nói rằng đích thân nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã ký lệnh thử loại tên lửa có tên Hwasong-14. Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc nói quả tên lửa đã bay khoảng 930 km trước khi rơi xuống, trong khi Bộ Quốc phòng Nhật cho rằng quả tên lửa đạt độ cao trên 2.500 km.
Cả Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đều chưa xác nhận đây là một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Chánh thư ký nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nói nước này đang kiểm chứng tuyên bố của Triều Tiên.
Nhưng dù gì đi chăng nữa, vụ phóng cho thấy một bước tiến lớn trong năng lực tên lửa của Triều Tiên và nguy cơ leo thang căng thẳng giữa Bình Nhưỡng với các quốc gia láng giềng và Mỹ. Vụ phóng diễn ra đúng dịp quốc khánh Mỹ và trước thềm cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Tổng thống Donald Trump ở thượng đỉnh G20 tại Đức. Hiện Mỹ và Trung Quốc đang căng thẳng quanh việc làm thế nào để kiềm chế Triều Tiên.
“Chắc chắn đó là một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa”, ông Jeffrey Lewis, Giám đốc Chương trình Phi phổ biến vũ khí hạt nhân ở Đông Á thuộc Học viện Nghiên cứu quốc tế Middlebury ở Monterey, California, Mỹ, nhận định. “Triều Tiên có vẻ như đã đạt được nhiều tiến bộ trong năm qua. Tôi không muốn nói chắn chắn trước khi xem xét kỹ vấn đề, nhưng có lẽ là Triều Tiên đã có thể tấn công vào các mục tiêu ở đại lục Mỹ”.
Sau vụ phóng thử tên lửa của Triều Tiên, Trung Quốc kêu gọi các bên kiềm chế. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Geng Shuang nói Bắc Kinh phản đối bất kỳ hành động nào của Triều Tiên đi ngược lại nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.
“Vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa này có thể có ảnh hưởng lớn đến quan hệ Trung-Mỹ, và thậm chí là gây phương hại nghiêm trọng”, giáo sư Zhang Liangui thuộc Trường Đảng Trung ương Trung Quốc nhận định. “Lãnh đạo hai nước cần hết sức thận trọng để không bị Triều Tiên điều khiển mối quan hệ giữa họ”.
“Việc Triều Tiên có tuyên bố như thế nào không quan trọng”, ông Zhang nói thêm. “Vụ phóng cho thấy họ vẫn bước tiếp [trong vấn đề hạt nhân và tên lửa]”.
Phản ứng sau vụ thử, Tổng thống Trump viết trên mạng xã hội Twitter, đặt câu hỏi về ông Kim Jong Un rằng “liệu gã này không còn gì hay hơn để làm trong cuộc đời hay sao?”
“Thật khó tin rằng Hàn Quốc và Nhật Bản có thể chịu đựng thêm điều này trong một thời gian dài nữa. Có lẽ Trung Quốc sẽ mạnh tay với Triều Tiên và chấm dứt tất cả hành động bậy bạ này!”
Ông Trump từng nói Mỹ giữ nguyên mọi lựa chọn hành động đối với Bình Nhưỡng, bao gồm hành động quân sự, trong khi các nước láng giềng của Triều Tiên đã cảnh báo rằng một cuộc tấn công của Mỹ có thể gây thảm họa ở khu vực Bắc Á bởi nguy cơ trả đũa từ Bình Nhưỡng. Chính phủ mới của Hàn Quốc đã hối thúc đàm phán với Triều Tiên, một quan điểm có thể gây mâu thuẫn với Mỹ, bởi Washington nói chỉ có thể đàm phán nếu Triều Tiên dừng chương trình hạt nhân.
Một quan chức Hàn Quốc cho biết nước này sẽ tìm cách tăng cường trừng phạt Triều Tiên nếu vụ phóng thử ngày 4/7 là một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
Ông David Wright, đồng Giám đốc của tổ chức Union of Concerned Scientists nói rằng tên lửa mà Triều Tiên phóng thử có thể đạt tầm bay tối đa 6.700 km, với khả năng vươn tới bang Alaska của Mỹ. Theo ông Wright, tầm bay này chưa đủ để vươn tới 48 bang còn lại hay đảo Hawaii.
“Trong một hai năm gần đây, Triều Tiên đã đạt được những bước tiến khá quan trọng. Chẳng có giới hạn đỏ nào được đặt ra khi Mỹ nói ‘nếu các ông vượt giới hạn đỏ này, chúng tôi sẽ có hành động khác’”, ông Andrew Gilholm, Giám đốc phân tích Bắc Á thuộc công ty Control Risks Group, phát biểu.
KCNA nói Triều Tiên giờ đã là một “cường quốc hạt nhân toàn diện”, sở hữu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có thể nhằm vào bất kỳ nơi nào trên thế giới. “Triều Tiên sẽ cơ bản chấm dứt nguy cơ chiến tranh hạt nhân và sự hăm dọa từ Mỹ, đồng thời sẽ bảo vệ hiệu quả hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên và khu vực”, bản tin ngày 4/7 của KCNA có đoạn viết.