16:22 27/02/2023

Năm 2023, Công ty mẹ - Tập đoàn Hóa chất VN được giao nhiệm vụ nộp ngân sách 4,5 tỷ đồng

Công ty mẹ - Tập đoàn Hóa chất Việt Nam được giao tiếp tục đẩy mạnh công tác thoái vốn theo danh mục thoái vốn không thành công trong năm 2022 và cần thoái vốn theo kế hoạch năm 2023; việc thoái yốn phải đảm bảo công khai minh bạch, đảm bảo hiệu quả tối đa lợi ích của cổ đông Nhà nước...

Nhà máy đạm Ninh Bình - một trong những dự án thua lỗ nhiều ngàn tỷ của Tập đoàn Hóa chất Vn
Nhà máy đạm Ninh Bình - một trong những dự án thua lỗ nhiều ngàn tỷ của Tập đoàn Hóa chất Vn

Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp vừa phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển năm 2023 của Công ty mẹ - Tập đoàn Hòa chất Việt Nam (Vinachem). 

Theo quyết định số 48 do Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh ký ngày 23/2, Công ty mẹ - Tập đoàn Hóa chất Việt Nam có nhiệm vụ phát huy vai trò chủ đạo, lợi thế trong sản xuất phân bón, góp phần thực hiện vai trò điều tiết các sản phẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu...

Giữ vững và duy trì Công ty mẹ - Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đảm bảo đủ các nguồn lực để phát triển các dự án trong ngành công nghiệp hóa chất có quy mô lớn, quan trọng, điều hành và định hướng phát triển các công ty con theo chiến lược phát ữiển củaTập đoàn; tiếp tục duy trì đà tăng trưởng lợi nhuận, bảo toàn và phát triển nguồn vốn nhà nước đã đầu tư.     

Bên cạnh đó, Ủy ban cũng giao Công ty mẹ - Tập đoàn Hóa chất Việt Nam tập trung các nguồn lực để xử lý dứt điểm các tồn tại, khó khăn, vướng mắc tại các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả ngành Công Thương theo Quyết định số 1468/QĐ-TTg ngày 29 tháng 9 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ (đặc biệt là hoàn thành phương án xử lý đối với 03 dự án, doanh nghiệp sản xuất phân bón của Tập đoàn đã được Bộ Chính trị chấp thuận chủ trương) để nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của toàn Tập đoàn theo cơ chế thị trường.

Các chỉ tiêu kế hoạch năm 2023 của Công ty mẹ - Tập đoàn hóa chất Việt Nam được giao như sau, tổng doanh thu và thu nhập đạt: 1.208,95 tỷ đồng; Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp: 732,43 tỷ đồng; Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE): 5,08%; Nộp ngân sách nhà nước: 4,5 tỷ đồng; Kế hoạch vốn đầu tư: 18,4 tỷ đồng; Không có nợ phải trả quá hạn (không bao gồm các khoản nợ vay vốn đầu tư Dự án Đạm Ninh Bình đang được cấp có thẩm quyền xử lý theo Quyết định 1468/2017/QĐ-TTg) và có hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn từ 0,5 đến 1.

Ủy ban cũng nêu rõ trách nhiệm của Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, theo đó Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc phải đảm bảo sử dụng và quản lý hiệu quả nguồn vốn nhà nước, bảo toàn và gia tăng giá trị vốn của Tập đoàn đầu tư tại các doanh nghiệp khác.

Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển năm 2023 về Ủy ban và các cơ quan có liên quan theo đúng quy định của pháp luật.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác thoái vốn theo danh mục thoái vốn không thành công trong năm 2022 và cần thoái vốn theo kế hoạch năm 2023; việc thoái yốn phải đảm bảo công khai minh bạch theo nguyên tắc thị trường, đảm bảo hiệu quả tối đa lợi ích của cổ đông nhà nược và vốn đã đầu tư, hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước và giải quyết đày đủ chế độ, quyền lợi họp pháp của người lao động (nếu có); sử dụng nguồn tiền thu được từ việc thoái vốn hiệu quả và đúng mục đích.

Tập trung rà soát, đánh giá lại toàn bộ danh mục các dự án đầu tư thuộc kế hoạch đầu tư năm 2023 và các dự án chuyển tiếp từ các năm trước chuyển sang. Chỉ quyết định các dự án cần thiết, phù hợp khả năng triển khai, thực hiện và giải ngân trong năm 2023; tập trung nguồn vốn, nhân lực để triển khai đầu tư các dự án đúng tiến độ và thực hiện công tác quyết toán vốn đầu tư đối với các công trình dự án đã hoàn thành. Đối với các dự án đầu tư mới phải thực hiện đầy đủ các trình tự, thủ tục theo đúng quy định của pháp luật và bảo đảm hiệu quả đầu tư.

Lãnh đạo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp yêu cầu chấn chỉnh các phòng, ban thuộc Công ty mẹ, các đơn vị thành viên trong công tác lập, thẩm định, trình Hội đồng thành viên Tập đoàn chấp thuận chủ trương hoặc phê duyệt kế hoạch đầu tư xây dựng hàng năm không phù hợp với khả năng triển khai và giải ngân; đối với những đơn vị triển khai chậm, giải ngân thấp (dưới 70% số vốn đăng ký) từ năm 2024 kiên quyết khồng bố trí vốn đầu tư, chỉ ưu tiên bố trí vốn cho những đơn vị triển khai nhanh, giải ngân cao (trên 70% số vốn đăng ký); đồng thời, xác định trách nhiệm người đứng đầu đơn vị trong công tác lập và triển khai kế hoạch không sát với thực tế.

Bên cạnh đó, khi thực hiện công tác dự báo về giá, sản lượng phân bón tiêu thụ cần phải đánh giá cụ thể và cơ sở khoa học để có phương án trích lập dự phòng phù hợp theo quy định hiện hành; phấn đấu đạt kết quả sản xuất kinh doanh ở mức cao nhất để hoàn nhập trích lập tổn thất đầu tư, tổn thất nợ phải thu tại Công ty mẹ - Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.

Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng phương án tái cơ cấu có liên quan đến Dự án khai thác và chế biến muối mỏ Kali tại Lào theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền để triển khai thực hiện theo quy định.

Thực hiện kiểm tra, giám sát đặc biệt đối với các đơn vị có kết quả sản xuất kinh doanh lỗ, các đơn vị có dấu hiệu mất an toàn về tài chính; xây dựng đề xuất các giải pháp tái cơ cấu tại các đơn vị không đảm bảo hiệu quả hoạt động này theo hướng tinh gọn, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.