Nếu lạm phát không giảm, cần điều chỉnh lãi suất
Việc điều chỉnh về chính sách lãi suất có thể là cần thiết trong những tháng tới, nếu lạm phát không bắt đầu sụt giảm từ tháng Ba
“Việc điều chỉnh về chính sách lãi suất có thể là cần thiết trong những tháng tới, nếu lạm phát không bắt đầu sụt giảm từ tháng Ba”.
Đó là nhận định của ông Lawrence Wolfe, một chuyên gia ngân hàng, khi trao đổi với chúng tôi xung quanh chủ đề lãi suất và tỷ giá ở Việt Nam.
Ngân hàng Nhà nước đã quyết định giới hạn lãi suất tiền gửi bằng USD ở mức 1%, ông bình luận gì về động thái này?
Đây là một động thái tốt của Ngân hàng Nhà nước vì bước đi này sẽ giúp tăng khả năng thanh khoản đồng USD, bởi vì việc hạ thấp lãi suất tiền gửi USD khiến các doanh nghiệp và người dân ít có hứng thú với việc gửi đồng tiền này. Đã từng có tình trạng thiếu hụt USD trong lưu thông gây khó khăn cho các nhà nhập khẩu và những người khác trong việc mua USD để thanh toán hàng hóa nhập khẩu.
Điều này xảy ra là do một số doanh nghiệp xuất khẩu và những người khác nắm giữ USD nhưng không chuyển đổi sang VND. Việc hạ thấp lãi suất tiền gửi USD khiến cho việc nắm giữ USD trở nên kém hấp dẫn hơn trong so sánh với VND, khi VND đang có lãi suất tiền gửi ở mức 10,49%/năm.
Tuy nhiên, một điều chưa thể khẳng định chênh lệch lãi suất tiền gửi giữa hai đồng tiền này đủ để thu hút thêm tiền tiết kiệm bằng VND khi lạm phát trong tháng Giêng và tháng Hai của Việt Nam ở mức khá cao. Việc điều chỉnh về chính sách lãi suất có thể là cần thiết trong những tháng tới, nếu lạm phát không bắt đầu sụt giảm từ tháng Ba.
VND đã giảm giá khoảng 3% so với đồng USD, điều này có tác động như thế nào đến xuất khẩu và nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước, thưa ông?
Việc điều chỉnh tỷ giá khoảng 3% đồng VND so với đồng USD sẽ hỗ trợ các nhà xuất khẩu đôi chút, bằng cách làm giá các sản phẩm xuất khẩu rẻ hơn khi tính theo giá USD và sẽ ảnh hưởng nhẹ đến các nhà nhập khẩu vì giá thành hàng nhập khẩu sẽ đắt hơn khi tính bằng VND.
Vì vậy, động thái này là tích cực vì sẽ giúp cải thiện tình trạng thâm hụt thương mại của Việt Nam, nhưng tác động cũng chỉ có giới hạn. Bởi vì, nền kinh tế thế giới, đặc biệt nền kinh tế của các quốc gia đã phát triển bị suy thoái trong 2 năm, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa đã thấp hơn trước.
Những nền kinh tế này phải bắt đầu tăng trưởng trở lại trước khi nhu cầu hàng hóa nhập khẩu gia tăng. Một tin tức tốt lành là các nước phát triển hầu như đã bắt đầu tăng trưởng trở lại từ quý 3/2009 và điều đó có nghĩa rằng khối lượng hàng nhập khẩu từ Việt Nam và các nước khác sẽ tăng trong năm 2010, đây là một yếu tố quan trọng giúp cải thiện tình trạng thâm hụt thương mại của Việt Nam.
Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng việc tăng tỷ giá USD/VND không thể giải quyết được khó khăn của cán cân thương mại, quan điểm của ông là gì?
Tỷ giá chỉ là một phần, nhưng không nhất thiết là phần lớn. Khối lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam gia tăng cần có sự gia tăng nhu cầu từ các nước nhập khẩu đối với sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam cũng như đưa ra mức giá cao hơn đối với những hàng hóa này.
Giá cả rất nhiều hàng hóa, đặc biệt là nông sản, đã bắt đầu hồi phục trong năm qua và nhiều hàng hóa được dự kiến sẽ có mức giá cao hơn từ thời điểm này. Điều này sẽ hỗ trợ nhiều cho xuất khẩu của Việt Nam trong năm nay.
Tuy nhiên, cũng đừng quên là Việt Nam cũng nhập khẩu rất nhiều hàng hóa, đặc biệt các sản phẩm hóa dầu, thép, nhựa, máy móc và giá của những hàng hóa này cũng gia tăng, nhập khẩu của Việt Nam sẽ tăng thêm. Vì Việt Nam là một nước đang phát triển, đang tăng trưởng tương đối nhanh và nền tảng công nghiệp vẫn còn hạn chế. Rõ ràng, Việt Nam cần phải tiếp tục nhập khẩu thêm hàng hóa để phục vụ cho công nghiệp cũng như các loại nguyên liệu thô để phục vụ cho sự tăng trưởng kinh tế.
Việc cố gắng giới hạn nhập khẩu đối với những hàng hóa công nghiệp cần thiết là phản tác dụng. Vì vậy, Chính phủ cần cố gắng kiểm soát nhập khẩu các hàng hóa phi thiết yếu như các loại xe xa xỉ và các sản phẩm tiêu dùng cao cấp và tiếp tục khuyến khích tiêu dùng các sản phẩm Made in Vietnam. Đây cũng là cách làm dễ hơn vì người tiêu dùng ưa thích hơn cũng như phù hợp với các cam kết WTO của Việt Nam.
Vì vậy, giải quyết vấn đề mất cân đối cán cân thương mại có thể là vấn đề dài hạn, mất nhiều năm để thực hiện được. Điều này cũng cần sự chú ý của Chính phủ để giám sát và kiểm soát thâm hụt thương mại cũng như đảm bảo cho cán cân thương mại vẫn nằm trong một giới hạn hợp lý trong so sánh với xuất khẩu của đất nước.
Việc quản lý và điều chỉnh linh hoạt tỷ giá USD/VND tùy thời điểm sẽ là một công cụ hữu hiệu của cơ quan chức năng và cũng là một phần quan trọng của quá trình làm cân đối cán cân thương mại.
Đó là nhận định của ông Lawrence Wolfe, một chuyên gia ngân hàng, khi trao đổi với chúng tôi xung quanh chủ đề lãi suất và tỷ giá ở Việt Nam.
Ngân hàng Nhà nước đã quyết định giới hạn lãi suất tiền gửi bằng USD ở mức 1%, ông bình luận gì về động thái này?
Đây là một động thái tốt của Ngân hàng Nhà nước vì bước đi này sẽ giúp tăng khả năng thanh khoản đồng USD, bởi vì việc hạ thấp lãi suất tiền gửi USD khiến các doanh nghiệp và người dân ít có hứng thú với việc gửi đồng tiền này. Đã từng có tình trạng thiếu hụt USD trong lưu thông gây khó khăn cho các nhà nhập khẩu và những người khác trong việc mua USD để thanh toán hàng hóa nhập khẩu.
Điều này xảy ra là do một số doanh nghiệp xuất khẩu và những người khác nắm giữ USD nhưng không chuyển đổi sang VND. Việc hạ thấp lãi suất tiền gửi USD khiến cho việc nắm giữ USD trở nên kém hấp dẫn hơn trong so sánh với VND, khi VND đang có lãi suất tiền gửi ở mức 10,49%/năm.
Tuy nhiên, một điều chưa thể khẳng định chênh lệch lãi suất tiền gửi giữa hai đồng tiền này đủ để thu hút thêm tiền tiết kiệm bằng VND khi lạm phát trong tháng Giêng và tháng Hai của Việt Nam ở mức khá cao. Việc điều chỉnh về chính sách lãi suất có thể là cần thiết trong những tháng tới, nếu lạm phát không bắt đầu sụt giảm từ tháng Ba.
VND đã giảm giá khoảng 3% so với đồng USD, điều này có tác động như thế nào đến xuất khẩu và nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước, thưa ông?
Việc điều chỉnh tỷ giá khoảng 3% đồng VND so với đồng USD sẽ hỗ trợ các nhà xuất khẩu đôi chút, bằng cách làm giá các sản phẩm xuất khẩu rẻ hơn khi tính theo giá USD và sẽ ảnh hưởng nhẹ đến các nhà nhập khẩu vì giá thành hàng nhập khẩu sẽ đắt hơn khi tính bằng VND.
Vì vậy, động thái này là tích cực vì sẽ giúp cải thiện tình trạng thâm hụt thương mại của Việt Nam, nhưng tác động cũng chỉ có giới hạn. Bởi vì, nền kinh tế thế giới, đặc biệt nền kinh tế của các quốc gia đã phát triển bị suy thoái trong 2 năm, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa đã thấp hơn trước.
Những nền kinh tế này phải bắt đầu tăng trưởng trở lại trước khi nhu cầu hàng hóa nhập khẩu gia tăng. Một tin tức tốt lành là các nước phát triển hầu như đã bắt đầu tăng trưởng trở lại từ quý 3/2009 và điều đó có nghĩa rằng khối lượng hàng nhập khẩu từ Việt Nam và các nước khác sẽ tăng trong năm 2010, đây là một yếu tố quan trọng giúp cải thiện tình trạng thâm hụt thương mại của Việt Nam.
Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng việc tăng tỷ giá USD/VND không thể giải quyết được khó khăn của cán cân thương mại, quan điểm của ông là gì?
Tỷ giá chỉ là một phần, nhưng không nhất thiết là phần lớn. Khối lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam gia tăng cần có sự gia tăng nhu cầu từ các nước nhập khẩu đối với sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam cũng như đưa ra mức giá cao hơn đối với những hàng hóa này.
Giá cả rất nhiều hàng hóa, đặc biệt là nông sản, đã bắt đầu hồi phục trong năm qua và nhiều hàng hóa được dự kiến sẽ có mức giá cao hơn từ thời điểm này. Điều này sẽ hỗ trợ nhiều cho xuất khẩu của Việt Nam trong năm nay.
Tuy nhiên, cũng đừng quên là Việt Nam cũng nhập khẩu rất nhiều hàng hóa, đặc biệt các sản phẩm hóa dầu, thép, nhựa, máy móc và giá của những hàng hóa này cũng gia tăng, nhập khẩu của Việt Nam sẽ tăng thêm. Vì Việt Nam là một nước đang phát triển, đang tăng trưởng tương đối nhanh và nền tảng công nghiệp vẫn còn hạn chế. Rõ ràng, Việt Nam cần phải tiếp tục nhập khẩu thêm hàng hóa để phục vụ cho công nghiệp cũng như các loại nguyên liệu thô để phục vụ cho sự tăng trưởng kinh tế.
Việc cố gắng giới hạn nhập khẩu đối với những hàng hóa công nghiệp cần thiết là phản tác dụng. Vì vậy, Chính phủ cần cố gắng kiểm soát nhập khẩu các hàng hóa phi thiết yếu như các loại xe xa xỉ và các sản phẩm tiêu dùng cao cấp và tiếp tục khuyến khích tiêu dùng các sản phẩm Made in Vietnam. Đây cũng là cách làm dễ hơn vì người tiêu dùng ưa thích hơn cũng như phù hợp với các cam kết WTO của Việt Nam.
Vì vậy, giải quyết vấn đề mất cân đối cán cân thương mại có thể là vấn đề dài hạn, mất nhiều năm để thực hiện được. Điều này cũng cần sự chú ý của Chính phủ để giám sát và kiểm soát thâm hụt thương mại cũng như đảm bảo cho cán cân thương mại vẫn nằm trong một giới hạn hợp lý trong so sánh với xuất khẩu của đất nước.
Việc quản lý và điều chỉnh linh hoạt tỷ giá USD/VND tùy thời điểm sẽ là một công cụ hữu hiệu của cơ quan chức năng và cũng là một phần quan trọng của quá trình làm cân đối cán cân thương mại.