Nhiều tập đoàn, tổng công ty lỗ nghìn tỷ, nợ xấu hàng trăm tỷ
Nhiều thông tin đáng chú ý tại báo cáo mới nhất của Chính phủ về tình hình tập đoàn, tổng công ty nhà nước
Lỗ đến con số nghìn tỷ và nợ khó đòi hàng trăm tỷ đồng là thực trạng của nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước tại báo cáo mới nhất của Chính phủ về khối doanh nghiệp này.
Một điểm được lưu ý tại đây là trong 91 tập đoàn, tổng công ty gửi báo cáo về Bộ Tài chính có 65 đơn vị đã kiểm toán báo cáo tài chính hợp nhất và 73 công ty mẹ đã được kiểm toán báo cáo tài chính.
Năm 2011, báo cáo hợp nhất của tập đoàn, tổng công ty có tổng vốn chủ sở hữu là 727.277 tỷ đồng, tăng 9,3% so với năm 2010. Nếu so với năm 2006, thời điểm mới hình thành một số tập đoàn kinh tế thì vốn chủ sở hữu đã tăng 409.630 tỷ đồng, tương đương 226%, Chính phủ cho biết.
Chính phủ cũng nhận xét, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã có nhiều cố gắng trong sản xuất kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ và góp phần cùng với Nhà nước bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩmô, đảm bảo an sinh xã hội.
5 tập đoàn lỗ hợp nhất 5.823 tỷ đồng
Năm 2011, doanh thu theo báo cáo hợp nhất của tập đoàn, tổng công ty là 1.577.311 tỷ đồng, tăng 25,1% so với 2010, Chính phủ cho biết.
Lợi nhuận trước thuế cũng tăng 12% so với năm 2010, đạt 135.111 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận bình quân/vốn chủ sở hữu của các tập đoàn, tổng công ty là 18,57%.
Cũng trong năm 2011, theo báo cáo, 5 tập đoàn, tổng công ty có lỗ hợp nhất là 5.823 tỷ đồng.
Trong đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam lỗ hợp nhất 2.589 tỷ đồng, số lỗ của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam là 2.390 tỷ đồng, Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam 791 tỷ đồng…
Trong 5 công ty mẹ có lỗ phát sinh 3.104 tỷ đồng có công ty mẹ - Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam 2.177 tỷ đồng, Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam lỗ 857 tỷ đồng…
Lỗ lũy kế theo theo báo cáo hợp nhất của 13 tập đoàn, tổng công ty đến 31/12/2011 là 48.988 tỷ đồng. Kỷ lục vẫn là EVN với 38.104 tỷ đồng, báo cáo cho biết. Tiếp đó là Tổng công ty Hàng hải Việt Nam 5.738 tỷ đồng, Tập đoàn xăng dầu Việt Nam 2.390 tỷ đồng…
Số lỗ lũy kế theo báo cáo của 9 công ty mẹ cũng được thống kê với 12.800 tỷ đồng. Công ty mẹ - EVN lỗ 8.084 tỷ đồng, Tập đoàn Xăng dầu 2.706 tỷ đồng…
Hàng trăm tỷ đồng nợ khó đòi
Tổng tài sản của các tập đoàn, tổng công ty năm 2011 theo báo cáo hợp nhất là 2.093.907 tỷ đồng, tăng 16% so với thực hiện năm 2010, Chính phủ cho hay.
Về nợ phải thu, vẫn theo báo cáo hợp nhất là 296.541 tỷ đồng (bằng 14,1% tổng tài sản) tăng 13,8% so với 2010, trong đó nợ phải thu khó đòi là 3.753 tỷ đồng, chiếm 1,26% so với tổng nợ phải thu.
Đáng chú ý, một số “ông lớn” có nợ phải thu khó đòi trên 100 tỷ đồng, là Tập đoàn Dầu khí 408 tỷ đồng, Tập đoàn Sông Đà 366 tỷ đồng, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam 353 tỷ đồng…
Chính phủ cũng lưu ý, có những công ty mẹ, nợ phải thu khó đòi số tuyệt đối không lớn nhưng tỷ lệ so với tổng nợ phải thu đang ở mức rất cao. Như công ty mẹ Tổng công ty Công nghiệp Ôtô Việt Nam nợ phải thu khó đòi là 44,391 tỷ đồng, chiếm 74% số nợ phải thu. Hay công ty mẹ - Tổng công ty Thương mại Sài Gòn số nợ phải thu khó đòi cũng chiếm 32%, với 173,470 tỷ đồng.
Tình hình nợ quá hạn tại báo cáo này về cơ bản vẫn là con số được Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ vừa trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội.
Thoái vốn ngoài ngành: Rất khó khăn
Việc thoái vốn đầu tư của các tập đoàn, tổng công ty vào các lĩnh vực chứng khoán, quỹ đầu tư, bảo hiểm, ngân hàng, bất động sản đang gặp rất nhiều khó khăn, Chính phủ quan ngại.
Tuy nhiên, số tiền đầu tư vào các lĩnh vực này đến 31/12/2011 của các công ty mẹ vẫn đạt 23.744 tỷ đồng, tăng 3.056 tỷ đồng (15% ) so với năm 2010. Trong đó, tiền đầu tư vào bất động sản tăng đến 2.840 tỷ đồng.
Tổng giá trị các khoản đầu tư nêu trên nếu xét trên báo cáo hợp nhất chỉ chiếm 3,3% vốn chủ sở hữu nhưng xét trên báo cáo của công ty mẹ chiếm 3,5% vốn chủ sở hữu (1,8% tổng tài sản), báo cáo của Chính phủ đưa ra phân tích.
Chính phủ một lần nữa nhấn mạnh yêu cầu, việc thoái vốn ở những ngành tay trái cần phải hoàn thành trước ngày 31/12/2015. Thủ tướng cũng đã chỉ đạo không cho phép các doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu đầu tư vào những lĩnh vực này, trừ những doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh chính là bất động sản hoặc các trường hợp đặc biệt theo quyết định của Thủ tướng.
Một điểm được lưu ý tại đây là trong 91 tập đoàn, tổng công ty gửi báo cáo về Bộ Tài chính có 65 đơn vị đã kiểm toán báo cáo tài chính hợp nhất và 73 công ty mẹ đã được kiểm toán báo cáo tài chính.
Năm 2011, báo cáo hợp nhất của tập đoàn, tổng công ty có tổng vốn chủ sở hữu là 727.277 tỷ đồng, tăng 9,3% so với năm 2010. Nếu so với năm 2006, thời điểm mới hình thành một số tập đoàn kinh tế thì vốn chủ sở hữu đã tăng 409.630 tỷ đồng, tương đương 226%, Chính phủ cho biết.
Chính phủ cũng nhận xét, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã có nhiều cố gắng trong sản xuất kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ và góp phần cùng với Nhà nước bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩmô, đảm bảo an sinh xã hội.
5 tập đoàn lỗ hợp nhất 5.823 tỷ đồng
Năm 2011, doanh thu theo báo cáo hợp nhất của tập đoàn, tổng công ty là 1.577.311 tỷ đồng, tăng 25,1% so với 2010, Chính phủ cho biết.
Lợi nhuận trước thuế cũng tăng 12% so với năm 2010, đạt 135.111 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận bình quân/vốn chủ sở hữu của các tập đoàn, tổng công ty là 18,57%.
Lỗ lũy kế theo theo báo cáo hợp nhất của 13 tập đoàn, tổng công ty đến 31/12/2011 là 48.988 tỷ đồng. Kỷ lục vẫn là EVN với 38.104 tỷ đồng.
Cũng trong năm 2011, theo báo cáo, 5 tập đoàn, tổng công ty có lỗ hợp nhất là 5.823 tỷ đồng.
Trong đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam lỗ hợp nhất 2.589 tỷ đồng, số lỗ của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam là 2.390 tỷ đồng, Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam 791 tỷ đồng…
Trong 5 công ty mẹ có lỗ phát sinh 3.104 tỷ đồng có công ty mẹ - Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam 2.177 tỷ đồng, Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam lỗ 857 tỷ đồng…
Lỗ lũy kế theo theo báo cáo hợp nhất của 13 tập đoàn, tổng công ty đến 31/12/2011 là 48.988 tỷ đồng. Kỷ lục vẫn là EVN với 38.104 tỷ đồng, báo cáo cho biết. Tiếp đó là Tổng công ty Hàng hải Việt Nam 5.738 tỷ đồng, Tập đoàn xăng dầu Việt Nam 2.390 tỷ đồng…
Số lỗ lũy kế theo báo cáo của 9 công ty mẹ cũng được thống kê với 12.800 tỷ đồng. Công ty mẹ - EVN lỗ 8.084 tỷ đồng, Tập đoàn Xăng dầu 2.706 tỷ đồng…
Hàng trăm tỷ đồng nợ khó đòi
Tổng tài sản của các tập đoàn, tổng công ty năm 2011 theo báo cáo hợp nhất là 2.093.907 tỷ đồng, tăng 16% so với thực hiện năm 2010, Chính phủ cho hay.
Một số “ông lớn” có nợ phải thu khó đòi trên 100 tỷ đồng, là Tập đoàn Dầu khí 408 tỷ đồng, Tập đoàn Sông Đà 366 tỷ đồng, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam 353 tỷ đồng…
Về nợ phải thu, vẫn theo báo cáo hợp nhất là 296.541 tỷ đồng (bằng 14,1% tổng tài sản) tăng 13,8% so với 2010, trong đó nợ phải thu khó đòi là 3.753 tỷ đồng, chiếm 1,26% so với tổng nợ phải thu.
Đáng chú ý, một số “ông lớn” có nợ phải thu khó đòi trên 100 tỷ đồng, là Tập đoàn Dầu khí 408 tỷ đồng, Tập đoàn Sông Đà 366 tỷ đồng, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam 353 tỷ đồng…
Chính phủ cũng lưu ý, có những công ty mẹ, nợ phải thu khó đòi số tuyệt đối không lớn nhưng tỷ lệ so với tổng nợ phải thu đang ở mức rất cao. Như công ty mẹ Tổng công ty Công nghiệp Ôtô Việt Nam nợ phải thu khó đòi là 44,391 tỷ đồng, chiếm 74% số nợ phải thu. Hay công ty mẹ - Tổng công ty Thương mại Sài Gòn số nợ phải thu khó đòi cũng chiếm 32%, với 173,470 tỷ đồng.
Tình hình nợ quá hạn tại báo cáo này về cơ bản vẫn là con số được Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ vừa trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội.
Thoái vốn ngoài ngành: Rất khó khăn
Việc thoái vốn đầu tư của các tập đoàn, tổng công ty vào các lĩnh vực chứng khoán, quỹ đầu tư, bảo hiểm, ngân hàng, bất động sản đang gặp rất nhiều khó khăn, Chính phủ quan ngại.
Chính phủ một lần nữa nhấn mạnh yêu cầu, việc thoái vốn ở những ngành tay trái cần phải hoàn thành trước ngày 31/12/2015.
Tuy nhiên, số tiền đầu tư vào các lĩnh vực này đến 31/12/2011 của các công ty mẹ vẫn đạt 23.744 tỷ đồng, tăng 3.056 tỷ đồng (15% ) so với năm 2010. Trong đó, tiền đầu tư vào bất động sản tăng đến 2.840 tỷ đồng.
Tổng giá trị các khoản đầu tư nêu trên nếu xét trên báo cáo hợp nhất chỉ chiếm 3,3% vốn chủ sở hữu nhưng xét trên báo cáo của công ty mẹ chiếm 3,5% vốn chủ sở hữu (1,8% tổng tài sản), báo cáo của Chính phủ đưa ra phân tích.
Chính phủ một lần nữa nhấn mạnh yêu cầu, việc thoái vốn ở những ngành tay trái cần phải hoàn thành trước ngày 31/12/2015. Thủ tướng cũng đã chỉ đạo không cho phép các doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu đầu tư vào những lĩnh vực này, trừ những doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh chính là bất động sản hoặc các trường hợp đặc biệt theo quyết định của Thủ tướng.