Thanh tra Chính phủ nêu nhiều sai phạm tại tập đoàn, tổng công ty
Hạch toán không đúng nguồn dẫn đến phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả sai với thực tế là một trong những sai phạm chủ yếu
Qua kết luận tại 4 tập đoàn và một tổng công ty nhà nước, hàng loạt sai phạm của các “ông lớn” này đã được nêu trong một tài liệu của Thanh tra Chính phủ, nhằm phục vụ cho phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra sáng 22/8 tới đây.
Hiệu quả hoạt động thanh tra đối với các dự án sử dụng vốn tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước là một trong những nội dung sẽ được Tổng thanh tra Chính phủ trả lời các đại biểu Quốc hội trong phiên chất vấn này.
Tài liệu nói trên cho biết, theo kế hoạch 2011 - 2012 đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý, Thanh tra Chính phủ đã tiến hành thanh tra việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản và hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh, đầu tư dự án tại 7 tập đoàn, tổng công ty nhà nước; kiểm tra trách nhiệm phòng chống tham nhũng của 6 tập đoàn, tổng công ty nhà nước.
Từ kết luận thanh tra tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và các tập đoàn kinh tế là Dầu khí, Sông Đà, Hoá chất, Viettel, đã phát hiện khuyết điểm, vi phạm, kiến nghị thu hồi gần 3.930 tỷ đồng (đã thu hồi 2.137 tỷ đồng); kiến nghị loại khỏi giá trị quyết toán và kiến nghị các cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý 29.844 tỷ đồng (đã xử lý 17.079 tỷ đồng); chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 3 vụ việc.
Một số khuyết điểm, vi phạm chủ yếu cũng được Thanh tra Chính phủ “điểm danh”. Đó là, vi phạm về thẩm quyền: sử dụng tiền cổ phần hóa phải nộp về quỹ hỗ trợ và sắp xếp doanh nghiệp để tăng vốn, mua tài sản có giá trị lớn khi chưa được Thủ tướng chấp thuận; chỉ định thầu không đúng với quy định. Thực hiện dự án đầu tư, mua sắm tài sản không đúng trình tự, thủ tục.
Các “ông lớn” còn vi phạm phân bổ nguồn vốn chưa đúng đối tượng, cho doanh nghiệp khác vay và gửi ngân hàng không đúng quy định số tiền phải nộp về quỹ hỗ trợ và sắp xếp doanh nghiệp. Hạch toán không đúng nguồn dẫn đến phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả sai với thực tế.
Trình độ quản trị doanh nghiệp còn yếu dẫn đến việc chấp hành pháp luật không nghiêm và sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, thua lỗ, một số trường hợp vi phạm pháp luật phải chuyển cơ quan điều tra xử lý; đầu tư ngoài ngành, ngoài doanh nghiệp không đúng quy định, góp vốn dàn trải dẫn đến lãng phí, thiếu hiệu quả; một số dự án đầu tư ngoài ngành tỷ suất lợi nhuận thấp, khả năng mất vốn cao, Tổng thanh tra Chính phủ tiếp tục nêu các yếu kém, vốn dĩ đã được đề cập nhiều lần tại diễn đàn Quốc hội.
Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị các giải pháp về quản lý hoạt động của các tập đoàn, mà trước hết cần phải rà soát lại toàn bộ khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của tập đoàn kinh tế, tạm dừng việc thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước theo phương thức quyết định hành chính như vừa qua.
Cũng theo cơ quan này, cần phân định rõ địa vị pháp lý của tập đoàn kinh tế nhà nước và công ty mẹ thuộc tập đoàn, chuyển quá trình xây dựng và hình thành tập đoàn kinh tế nhà nước sang căn cứ vào nhu cầu liên kết kinh tế tự nguyện của các đơn vị thành viên và tổ chức vận hành các tập đoàn kinh tế nhà nước theo khuôn khổ thể chế.
Nhằm góp phần hoàn thiện mô hình, cơ chế, chính sách liên quan đến tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, Thanh tra Chính phủ cho biết từ nay đến cuối năm 2012, sẽ triển khai thanh tra tại 4 tập đoàn nhà nước, gồm: Cao su, Phát triển nhà và đô thị, Dệt may, Xăng dầu.
Hiệu quả hoạt động thanh tra đối với các dự án sử dụng vốn tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước là một trong những nội dung sẽ được Tổng thanh tra Chính phủ trả lời các đại biểu Quốc hội trong phiên chất vấn này.
Tài liệu nói trên cho biết, theo kế hoạch 2011 - 2012 đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý, Thanh tra Chính phủ đã tiến hành thanh tra việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản và hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh, đầu tư dự án tại 7 tập đoàn, tổng công ty nhà nước; kiểm tra trách nhiệm phòng chống tham nhũng của 6 tập đoàn, tổng công ty nhà nước.
Từ kết luận thanh tra tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và các tập đoàn kinh tế là Dầu khí, Sông Đà, Hoá chất, Viettel, đã phát hiện khuyết điểm, vi phạm, kiến nghị thu hồi gần 3.930 tỷ đồng (đã thu hồi 2.137 tỷ đồng); kiến nghị loại khỏi giá trị quyết toán và kiến nghị các cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý 29.844 tỷ đồng (đã xử lý 17.079 tỷ đồng); chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 3 vụ việc.
Một số khuyết điểm, vi phạm chủ yếu cũng được Thanh tra Chính phủ “điểm danh”. Đó là, vi phạm về thẩm quyền: sử dụng tiền cổ phần hóa phải nộp về quỹ hỗ trợ và sắp xếp doanh nghiệp để tăng vốn, mua tài sản có giá trị lớn khi chưa được Thủ tướng chấp thuận; chỉ định thầu không đúng với quy định. Thực hiện dự án đầu tư, mua sắm tài sản không đúng trình tự, thủ tục.
Các “ông lớn” còn vi phạm phân bổ nguồn vốn chưa đúng đối tượng, cho doanh nghiệp khác vay và gửi ngân hàng không đúng quy định số tiền phải nộp về quỹ hỗ trợ và sắp xếp doanh nghiệp. Hạch toán không đúng nguồn dẫn đến phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả sai với thực tế.
Trình độ quản trị doanh nghiệp còn yếu dẫn đến việc chấp hành pháp luật không nghiêm và sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, thua lỗ, một số trường hợp vi phạm pháp luật phải chuyển cơ quan điều tra xử lý; đầu tư ngoài ngành, ngoài doanh nghiệp không đúng quy định, góp vốn dàn trải dẫn đến lãng phí, thiếu hiệu quả; một số dự án đầu tư ngoài ngành tỷ suất lợi nhuận thấp, khả năng mất vốn cao, Tổng thanh tra Chính phủ tiếp tục nêu các yếu kém, vốn dĩ đã được đề cập nhiều lần tại diễn đàn Quốc hội.
Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị các giải pháp về quản lý hoạt động của các tập đoàn, mà trước hết cần phải rà soát lại toàn bộ khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của tập đoàn kinh tế, tạm dừng việc thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước theo phương thức quyết định hành chính như vừa qua.
Cũng theo cơ quan này, cần phân định rõ địa vị pháp lý của tập đoàn kinh tế nhà nước và công ty mẹ thuộc tập đoàn, chuyển quá trình xây dựng và hình thành tập đoàn kinh tế nhà nước sang căn cứ vào nhu cầu liên kết kinh tế tự nguyện của các đơn vị thành viên và tổ chức vận hành các tập đoàn kinh tế nhà nước theo khuôn khổ thể chế.
Nhằm góp phần hoàn thiện mô hình, cơ chế, chính sách liên quan đến tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, Thanh tra Chính phủ cho biết từ nay đến cuối năm 2012, sẽ triển khai thanh tra tại 4 tập đoàn nhà nước, gồm: Cao su, Phát triển nhà và đô thị, Dệt may, Xăng dầu.