Rắc rối tại The Manor và văn hóa chung cư cao cấp
Có thể thấy gì từ “cuộc đàm phán” kéo dài gần 5 tiếng đồng hồ giữa đại diện dân cư và chủ đầu tư The Manor Hà Nội?
Có thể thấy gì từ “cuộc đàm phán” kéo dài gần 5 tiếng đồng hồ giữa đại diện dân cư và chủ đầu tư The Manor Hà Nội?
Khi người dân chủ trì “đàm phán”
Không khí căng thẳng giữa 100 hộ dân đang sống tại khu chung cư cao cấp The Manor vốn được mệnh danh là Paris giữa lòng Hà Nội với chủ đầu tư là công ty Bitexco thực chất đã được khởi đầu từ giữa năm 2007.
“Giọt nước” làm tràn ly chính là việc Công ty Bitexco dựng lên barie theo đó sẽ cấm người dân đi vào khu nhà bằng các phương tiện giao thông nếu đến ngày 31/10 vẫn không chịu đóng phí. Hàng loạt những bức xúc được người dân nêu lên và kiến nghị một cách bài bản qua những văn bản yêu cầu đại diện Bitexco giải thích.
Tuy nhiên, sau 3 lần thất bại, đại diện hơn 60 hộ dân (trong tổng số 100 hộ dân) hiện đang sinh sống tại The Manor đã đồng loạt nghỉ làm việc trong ngày 11/10 để yêu cầu chủ đầu tư tham gia một “cuộc đàm phán” trong đó có sự chứng kiến của hơn 10 phóng viên đến từ các cơ quan báo chí.
Tại cuộc đàm phán này, đại diện công ty Bitexco sẽ phải “giải trình” một loạt vấn đề như: áp đặt loại loại phí và mức phí dịch vụ quá cao; chất lượng công trình không như hợp đồng và nhà mẫu; vấn đề sở hữu các công trình chung như tầng hầm để xe, tầng trệt và hành lang; vấn đề bồi thường chậm hợp đồng…
Theo tìm hiểu của VnEconomy, từ vài tháng nay Công ty Bitexco đã liên tục gửi những thông báo yêu cầu người dân nộp các khoản phí trong khu chung cư với mức rất cao trong khi thực chất hầu như chưa loại dịch vụ nào được thực hiện.
Ông Trần Hữu Thùy, cán bộ hưu trí sinh sống tại căn hộ B112 cho rằng mức 70% của 0,88 USD/m2/tháng cho phí các loại dịch vụ mà bản thân người dân không biết gồm những dịch vụ gì, 100 USD/tháng/xe ôtô, 10 USD/tháng/xe máy… mà công ty tự áp đặt đối với người dân là quá cao và hết sức vô lý.
Có một “sự lạ” là một số công trình công cộng như tầng hầm để xe, hành lang chung lại được Công ty Bitexco cho rằng đó là quyền sở hữu của công ty, người dân muốn dùng thì phải thuê hoặc mua lại. Trong cuộc “đàm phán”, người dân đã viện dẫn các quy định về xây dựng và quản lý đô thị, trong đó chứng minh các công trình công cộng như vậy bắt buộc phải là sở hữu chung, đơn vị quản lý chỉ có thể thu phí dịch vụ chứ không thể bắt người dân phải mua.
“Nếu vậy, tại sao không cấm chúng tôi đi thang máy luôn, để chúng tôi lắp cánh bay vào nhà mình”, một người dân bức xúc.
Câu chuyện về văn hóa ứng xử và quản lý đô thị
Thực ra những câu chuyện khúc mắc như vậy giữa những người dân tại các khu đô thị mới với chủ đầu tư hoặc đơn vị quản lý không còn là chuyện mới.
Ngay tại The Manor Tp.HCM cũng do Bitexco đầu tư, câu chuyện tương tự cũng đã xảy ra từ lâu song vẫn chưa có hồi hết. Hoặc đầu năm 2007 người dân khu đô thị Ciputra cũng đã phải kêu trời về các mức phí và sau đó đã được giải quyết ổn thỏa…
“Những chuyện như thế này dường như rất khó tránh khỏi. Điều quan trọng là chủ đầu tư và đơn vị quản lý xử lý thế nào để cả hai phía có được tiếng nói chung. Tôi nghe anh em báo chiều nay có cuộc họp nên đã phải bỏ việc bay từ Tp.HCM ra ngòai này xem tình hình thế nào”, anh Lê Bình Minh, một doanh nhân hiện đang công tác tại Tp.HCM cho biết.
Bản thân anh Minh hiện đang sở hữu căn hộ B702 và đang cho một người nước ngoài thuê lại. Theo anh cho biết thì chỉ vì sau 2 tuần tạm ở căn nhà vị khách này đã phải nhận một chồng giấy đòi tiền một cách phi lý nên đang suy nghĩ lại việc có ký hợp đồng thuê hay không. “Ông ấy không hiểu tại sao một khu đô thị cao cấp như The Manor lại có kiểu áp đặt như thế”, anh Minh bày tỏ.
Đa số người dân đều kể một câu chuyện giống nhau: Trước đây khi chưa có khách mua, ông Hội (Vũ Quang Hội, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Bitexco – PV) đã gặp từng người thuyết phục về một “Paris giữa lòng Hà Nội” với những thiết kế độc đáo, hài hòa, giá cả phải chăng, các loại dịch vụ tốt lại có mức phí thấp. Ông Hội thậm chí còn quan tâm đến mức mua quà sinh nhật, tổ chức hội hè cho các cháu thiếu nhi. Thế nhưng khi các căn hộ đã bán hết, ông Hội không còn gặp ai nữa cho dù có yêu cầu giải thích về những bức xúc tại khu đô thị.
Điểm bức xúc nhất được những người dân The Manor giãi bày chính là văn hóa ứng xử của đại diện Công ty Bitexco.
Giám đốc một công ty điện tử điện lạnh tỏ ra bức xúc khi cho rằng trên dưới 50% chủ hộ ở đây đều là những doanh nhân nên hiểu rất rõ giá trị của việc gây dựng thương hiệu. Đáng lẽ ra The Manor phải là công trình tạo dựng thương hiệu rất tốt cho Bitexco song dường như họ không nhận ra điều này.
“Ai cũng hiểu tại một đô thị cao cấp như thế này, chúng tôi đương nhiên phải bỏ ra những chi phí dịch vụ cao hơn bình thường nhưng không thể phi lý như thế được. Hơn nữa, họ (đại diện Bitexco) không thể nói với chúng tôi theo kiểu nhà chúng tôi bỏ tiền xây, các anh muốn sử dụng thì phải trả tiền. Hoặc khi chúng tôi đề nghị giải thích, họ chỉ nói các anh muốn gặp thì tôi gặp, nhưng tôi chẳng đại diện cho ai cả…
Bitexco đã là một thương hiệu lớn không chỉ trong ngành bất động sản, The Manor cũng là một khu đô thị cao cấp hàng đầu cả nước nhưng quả thực cách ứng xử và giải quyết vấn đề của Bitexco rất kém”, vị doanh nhân này tiếp tục giãi bày.
Hiện mới chỉ có khoảng 100 hộ dân dọn đến The Manor sinh sống, nhiều gia đình trong số đó đến ở chỉ vì nhận được điện thoại của Công ty Bitexco nói rằng nếu không đến ở (để thanh toán tiếp tiền trong hợp đồng) thì Bitexco sẽ đơn phương hủy hợp đồng. Thế nhưng, đa số hộ gia đình đều thuộc diện bị chậm giao nhà theo hợp đồng có khi đến hàng năm trời trong khi không hề được nhắc đến chuyện bồi thường chậm trễ theo như cam kết.
Thậm chí khi được nhắc đến chuyện đó, có cán bộ của Bitexco còn nửa đùa nửa thật: Mua nhà đến giờ lãi khối rồi còn muốn gì nữa. Không muốn ở thì để đấy cho tôi.
Những lời thuật lại của người dân có thể không hoàn toàn chính xác. Song sau một buổi chiều chung sống với những bức xúc của người dân, chứng kiến việc hơn 100 người trong đó có không ít những doanh nhân, cán bộ cao cấp nghỉ việc cả ngày để đòi đàm phán, thậm chí chưng lên những khẩu hiệu có dấu hiệu quá khích, có lẽ cũng không thể không nghĩ rằng văn hóa kinh doanh của Công ty Bitexco hoàn toàn không có vấn đề.
Khi người dân chủ trì “đàm phán”
Không khí căng thẳng giữa 100 hộ dân đang sống tại khu chung cư cao cấp The Manor vốn được mệnh danh là Paris giữa lòng Hà Nội với chủ đầu tư là công ty Bitexco thực chất đã được khởi đầu từ giữa năm 2007.
“Giọt nước” làm tràn ly chính là việc Công ty Bitexco dựng lên barie theo đó sẽ cấm người dân đi vào khu nhà bằng các phương tiện giao thông nếu đến ngày 31/10 vẫn không chịu đóng phí. Hàng loạt những bức xúc được người dân nêu lên và kiến nghị một cách bài bản qua những văn bản yêu cầu đại diện Bitexco giải thích.
Tuy nhiên, sau 3 lần thất bại, đại diện hơn 60 hộ dân (trong tổng số 100 hộ dân) hiện đang sinh sống tại The Manor đã đồng loạt nghỉ làm việc trong ngày 11/10 để yêu cầu chủ đầu tư tham gia một “cuộc đàm phán” trong đó có sự chứng kiến của hơn 10 phóng viên đến từ các cơ quan báo chí.
Tại cuộc đàm phán này, đại diện công ty Bitexco sẽ phải “giải trình” một loạt vấn đề như: áp đặt loại loại phí và mức phí dịch vụ quá cao; chất lượng công trình không như hợp đồng và nhà mẫu; vấn đề sở hữu các công trình chung như tầng hầm để xe, tầng trệt và hành lang; vấn đề bồi thường chậm hợp đồng…
Theo tìm hiểu của VnEconomy, từ vài tháng nay Công ty Bitexco đã liên tục gửi những thông báo yêu cầu người dân nộp các khoản phí trong khu chung cư với mức rất cao trong khi thực chất hầu như chưa loại dịch vụ nào được thực hiện.
Ông Trần Hữu Thùy, cán bộ hưu trí sinh sống tại căn hộ B112 cho rằng mức 70% của 0,88 USD/m2/tháng cho phí các loại dịch vụ mà bản thân người dân không biết gồm những dịch vụ gì, 100 USD/tháng/xe ôtô, 10 USD/tháng/xe máy… mà công ty tự áp đặt đối với người dân là quá cao và hết sức vô lý.
Có một “sự lạ” là một số công trình công cộng như tầng hầm để xe, hành lang chung lại được Công ty Bitexco cho rằng đó là quyền sở hữu của công ty, người dân muốn dùng thì phải thuê hoặc mua lại. Trong cuộc “đàm phán”, người dân đã viện dẫn các quy định về xây dựng và quản lý đô thị, trong đó chứng minh các công trình công cộng như vậy bắt buộc phải là sở hữu chung, đơn vị quản lý chỉ có thể thu phí dịch vụ chứ không thể bắt người dân phải mua.
“Nếu vậy, tại sao không cấm chúng tôi đi thang máy luôn, để chúng tôi lắp cánh bay vào nhà mình”, một người dân bức xúc.
Câu chuyện về văn hóa ứng xử và quản lý đô thị
Thực ra những câu chuyện khúc mắc như vậy giữa những người dân tại các khu đô thị mới với chủ đầu tư hoặc đơn vị quản lý không còn là chuyện mới.
Ngay tại The Manor Tp.HCM cũng do Bitexco đầu tư, câu chuyện tương tự cũng đã xảy ra từ lâu song vẫn chưa có hồi hết. Hoặc đầu năm 2007 người dân khu đô thị Ciputra cũng đã phải kêu trời về các mức phí và sau đó đã được giải quyết ổn thỏa…
“Những chuyện như thế này dường như rất khó tránh khỏi. Điều quan trọng là chủ đầu tư và đơn vị quản lý xử lý thế nào để cả hai phía có được tiếng nói chung. Tôi nghe anh em báo chiều nay có cuộc họp nên đã phải bỏ việc bay từ Tp.HCM ra ngòai này xem tình hình thế nào”, anh Lê Bình Minh, một doanh nhân hiện đang công tác tại Tp.HCM cho biết.
Bản thân anh Minh hiện đang sở hữu căn hộ B702 và đang cho một người nước ngoài thuê lại. Theo anh cho biết thì chỉ vì sau 2 tuần tạm ở căn nhà vị khách này đã phải nhận một chồng giấy đòi tiền một cách phi lý nên đang suy nghĩ lại việc có ký hợp đồng thuê hay không. “Ông ấy không hiểu tại sao một khu đô thị cao cấp như The Manor lại có kiểu áp đặt như thế”, anh Minh bày tỏ.
Đa số người dân đều kể một câu chuyện giống nhau: Trước đây khi chưa có khách mua, ông Hội (Vũ Quang Hội, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Bitexco – PV) đã gặp từng người thuyết phục về một “Paris giữa lòng Hà Nội” với những thiết kế độc đáo, hài hòa, giá cả phải chăng, các loại dịch vụ tốt lại có mức phí thấp. Ông Hội thậm chí còn quan tâm đến mức mua quà sinh nhật, tổ chức hội hè cho các cháu thiếu nhi. Thế nhưng khi các căn hộ đã bán hết, ông Hội không còn gặp ai nữa cho dù có yêu cầu giải thích về những bức xúc tại khu đô thị.
Điểm bức xúc nhất được những người dân The Manor giãi bày chính là văn hóa ứng xử của đại diện Công ty Bitexco.
Giám đốc một công ty điện tử điện lạnh tỏ ra bức xúc khi cho rằng trên dưới 50% chủ hộ ở đây đều là những doanh nhân nên hiểu rất rõ giá trị của việc gây dựng thương hiệu. Đáng lẽ ra The Manor phải là công trình tạo dựng thương hiệu rất tốt cho Bitexco song dường như họ không nhận ra điều này.
“Ai cũng hiểu tại một đô thị cao cấp như thế này, chúng tôi đương nhiên phải bỏ ra những chi phí dịch vụ cao hơn bình thường nhưng không thể phi lý như thế được. Hơn nữa, họ (đại diện Bitexco) không thể nói với chúng tôi theo kiểu nhà chúng tôi bỏ tiền xây, các anh muốn sử dụng thì phải trả tiền. Hoặc khi chúng tôi đề nghị giải thích, họ chỉ nói các anh muốn gặp thì tôi gặp, nhưng tôi chẳng đại diện cho ai cả…
Bitexco đã là một thương hiệu lớn không chỉ trong ngành bất động sản, The Manor cũng là một khu đô thị cao cấp hàng đầu cả nước nhưng quả thực cách ứng xử và giải quyết vấn đề của Bitexco rất kém”, vị doanh nhân này tiếp tục giãi bày.
Hiện mới chỉ có khoảng 100 hộ dân dọn đến The Manor sinh sống, nhiều gia đình trong số đó đến ở chỉ vì nhận được điện thoại của Công ty Bitexco nói rằng nếu không đến ở (để thanh toán tiếp tiền trong hợp đồng) thì Bitexco sẽ đơn phương hủy hợp đồng. Thế nhưng, đa số hộ gia đình đều thuộc diện bị chậm giao nhà theo hợp đồng có khi đến hàng năm trời trong khi không hề được nhắc đến chuyện bồi thường chậm trễ theo như cam kết.
Thậm chí khi được nhắc đến chuyện đó, có cán bộ của Bitexco còn nửa đùa nửa thật: Mua nhà đến giờ lãi khối rồi còn muốn gì nữa. Không muốn ở thì để đấy cho tôi.
Những lời thuật lại của người dân có thể không hoàn toàn chính xác. Song sau một buổi chiều chung sống với những bức xúc của người dân, chứng kiến việc hơn 100 người trong đó có không ít những doanh nhân, cán bộ cao cấp nghỉ việc cả ngày để đòi đàm phán, thậm chí chưng lên những khẩu hiệu có dấu hiệu quá khích, có lẽ cũng không thể không nghĩ rằng văn hóa kinh doanh của Công ty Bitexco hoàn toàn không có vấn đề.