“Sẽ thành lập Tổng cục An toàn thực phẩm”
Theo ông Nguyễn Thanh Phong, Cục phó Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, tình hình ngộ độc thực phẩm đã ở mức báo động
Theo ông Nguyễn Thanh Phong, Cục phó Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, tình hình ngộ độc thực phẩm đã ở mức báo động.
Xin ông cho biết tình hình an toàn thực phẩm trong thời điểm hiện nay?
Tổng số người ngộ độc từ ngày 1/1/2007 đến nay đã ở mức báo động: 3.140 người, 25 người bị tử vong. So với cùng kỳ năm 2006, số vụ ngộ độc thực phẩm tăng 22,4%, số mắc tăng 6,1% và số chết giảm 48%.
Theo đánh giá của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đó là do 5 vấn đề cơ bản như: nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm xảy ra tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và các bếp ăn tập thể; vẫn còn thực phẩm thiếu an toàn nhâp khẩu qua biên giới; trên thị trường, tình trạng hàng nhái, hàng giả, kém chất lượng hoặc quá thời hạn sử dụng vẫn lưu thông tràn lan trên thị trường; qua công tác kiểm tra còn nhiều vi phạm trong quy định vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở chế biến.
Đặc biệt là ở những cơ sở có quy mô nhỏ lẻ, hộ gia đình sản xuất theo mùa vụ và thức ăn đường phố. Một vấn đề khác đáng lo ngại đó là việc tồn dư các hoá chất bảo vệ thực vật, kim loại nặng, kháng sinh, vi sinh vật... trên sản phẩm.
Vậy thưa ông, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên?
Thực chất một sản phẩm an toàn phụ thuộc vào rất nhiều quá trình. Ngay từ ban đầu phải đảm bảo mọi yếu tố như: con giống, đất, phân, thức ăn chăn nuôi, sự chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch, bảo quản, chế biến, lưu thông rồi mới đến tiêu dùng.
Bởi vậy, việc kiểm soát an toàn thực phẩm phải “từ trang trại đến bàn ăn”, tức là toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm. Như vậy, đây là vấn đề liên quan tới rất nhiều ngành chứ không chỉ riêng ngành y tế.
Một điểm dễ nhận thấy rằng nền sản xuất thực phẩm của Việt Nam chủ yếu đi lên từ sản xuất nhỏ lẻ. Trong tổng số 390.000 cở sở thì có 80% là nhỏ lẻ và hộ gia đình. Vì thế, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ sản xuất và con người chưa được đảm bảo.
Bên cạnh đó, hệ thống vệ sinh an toàn thực phẩm gặp nhiều bất cập trong công tác thanh tra, kiểm tra vì quá thiếu nhân lực. Đến nay, thanh tra chuyên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm chưa có, mà chỉ có lực lượng kiêm nhiệm trong lĩnh vực này.
Thế nhưng, ngay cả lực lượng đó còn quá mỏng, cả nước chỉ có 230 người, hoạt động chủ yếu trong các trung tâm y tế dự phòng làm nhiệm vụ kiêm nhiệm về quản lý thực phẩm...
Đồng thời, còn thiếu một chế tài xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm nên chưa có tác dụng răn đe và ngăn chặn.
Chúng ta đã có những biện pháp nào để tháo gỡ những khó khăn trên?
Thực chất, liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm là mối kết hợp của nhiều ban ngành, nhiều lĩnh vực từ sản xuất, vận chuyển đến tiêu dùng. Bất kỳ một khâu nào không đảm bảo sẽ ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm.
Vừa qua, Công văn số 06/2007/CT- TTg của Thủ tướng chính phủ đã chỉ đạo Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản, Bộ Văn hóa thông tin... phải thành lập Ban Thanh tra liên ngành chỉ đạo công tác an toàn vệ sinh thực phẩm có 8 cục tham gia.
Các cơ quan này là: Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm, Cục Chăn nuôi, Cục thú y, Cục Bảo vệ thực vật, Cục Quản lý chất lượng về an toàn và thú y thuỷ sản, Cục Quản lý chất lượng hàng hoá, Cục Quản lý thị trường và Văn phòng CODEX (văn phòng tiêu chuẩn hóa thực phẩm quốc tế) thông thường 3 tháng sẽ họp để đánh giá, kiểm tra và định hướng những điều kiện phát sinh trong thực tiễn.
Ngoài ra, còn giao cho Bộ Y tế và Bộ Nội vụ phải xây dựng đề án nâng cao năng lực và hệ thống an toàn vệ sinh thực phẩm, dự kiến quý 4/2007 sẽ phải trình trước quốc hội.
Bên cạnh đó, chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, phổ biến kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm, các văn bản quy phạm pháp luật cho người sản xuất chế biến, kinh doanh thực phẩm. Cũng như giác ngộ người dân thay đổi những tập quán lạc hậu về ăn uống.
Như vậy chúng ta đã triển khai quyết liệt về an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng tại sao tình trạng trên vẫn có chiều hướng gia tăng? Ông đánh giá như thế nào về vấn đề trên?
Mặc dù còn rất nhiều những khó khăn và bất cập trong thời gian qua, nhưng phải nói rằng công tác truyền thông, giáo dục đã làm tốt nhiệm vụ của mình. Việc ý thức khai báo những vụ việc ngộ độc thực phẩm và số liệu đã chính xác hơn rất nhiều.
Trước kia, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm có xảy ra nhưng các đơn vị cố tình che giấu để lấy thành tích. Vì vậy, chưa chắc các vụ ngộ độc tăng lên mà thực chất hệ thống giám sát và báo chí đã làm việc tốt.
Ngay từ bây giờ, phải bắt tay xây dựng và kiện toàn nhanh chóng tổ chức bộ máy nhà nước. Dự kiến, Bộ Y tế sẽ thành lập Tổng cục An toàn thực phẩm với biên chế khoảng 100-120 người. Tuyến tỉnh sẽ thành lập Cục an toàn thực phẩm với 30 đến 50 người.
Tuyến quận/huyện sẽ có Chi cục An toàn thực phẩm có 20- 30 người. Cuối cùng là tuyến xã phường sẽ có 2-3 người.
Bên cạnh đó, sẽ thành lập Viện Kiểm nghiệm an toàn thực phẩm quốc gia và nâng cấp các labor xét nghiệm.
Tại các khu vực và địa phương sẽ thành lập 4 trung tâm kiểm nghiệm an toàn thực phẩm khu vực, nâng cấp các labor xét nghiệm của 64 trung tâm y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Phát huy sự tham gia của các lobor tư nhân và tiến tới thành lập nhà máy sản xuất các trang thiết bị xét nghiệm an toàn thực phẩm, trước mắt là xét nghiệm nhanh...
Xin ông cho biết tình hình an toàn thực phẩm trong thời điểm hiện nay?
Tổng số người ngộ độc từ ngày 1/1/2007 đến nay đã ở mức báo động: 3.140 người, 25 người bị tử vong. So với cùng kỳ năm 2006, số vụ ngộ độc thực phẩm tăng 22,4%, số mắc tăng 6,1% và số chết giảm 48%.
Theo đánh giá của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đó là do 5 vấn đề cơ bản như: nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm xảy ra tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và các bếp ăn tập thể; vẫn còn thực phẩm thiếu an toàn nhâp khẩu qua biên giới; trên thị trường, tình trạng hàng nhái, hàng giả, kém chất lượng hoặc quá thời hạn sử dụng vẫn lưu thông tràn lan trên thị trường; qua công tác kiểm tra còn nhiều vi phạm trong quy định vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở chế biến.
Đặc biệt là ở những cơ sở có quy mô nhỏ lẻ, hộ gia đình sản xuất theo mùa vụ và thức ăn đường phố. Một vấn đề khác đáng lo ngại đó là việc tồn dư các hoá chất bảo vệ thực vật, kim loại nặng, kháng sinh, vi sinh vật... trên sản phẩm.
Vậy thưa ông, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên?
Thực chất một sản phẩm an toàn phụ thuộc vào rất nhiều quá trình. Ngay từ ban đầu phải đảm bảo mọi yếu tố như: con giống, đất, phân, thức ăn chăn nuôi, sự chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch, bảo quản, chế biến, lưu thông rồi mới đến tiêu dùng.
Bởi vậy, việc kiểm soát an toàn thực phẩm phải “từ trang trại đến bàn ăn”, tức là toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm. Như vậy, đây là vấn đề liên quan tới rất nhiều ngành chứ không chỉ riêng ngành y tế.
Một điểm dễ nhận thấy rằng nền sản xuất thực phẩm của Việt Nam chủ yếu đi lên từ sản xuất nhỏ lẻ. Trong tổng số 390.000 cở sở thì có 80% là nhỏ lẻ và hộ gia đình. Vì thế, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ sản xuất và con người chưa được đảm bảo.
Bên cạnh đó, hệ thống vệ sinh an toàn thực phẩm gặp nhiều bất cập trong công tác thanh tra, kiểm tra vì quá thiếu nhân lực. Đến nay, thanh tra chuyên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm chưa có, mà chỉ có lực lượng kiêm nhiệm trong lĩnh vực này.
Thế nhưng, ngay cả lực lượng đó còn quá mỏng, cả nước chỉ có 230 người, hoạt động chủ yếu trong các trung tâm y tế dự phòng làm nhiệm vụ kiêm nhiệm về quản lý thực phẩm...
Đồng thời, còn thiếu một chế tài xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm nên chưa có tác dụng răn đe và ngăn chặn.
Chúng ta đã có những biện pháp nào để tháo gỡ những khó khăn trên?
Thực chất, liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm là mối kết hợp của nhiều ban ngành, nhiều lĩnh vực từ sản xuất, vận chuyển đến tiêu dùng. Bất kỳ một khâu nào không đảm bảo sẽ ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm.
Vừa qua, Công văn số 06/2007/CT- TTg của Thủ tướng chính phủ đã chỉ đạo Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản, Bộ Văn hóa thông tin... phải thành lập Ban Thanh tra liên ngành chỉ đạo công tác an toàn vệ sinh thực phẩm có 8 cục tham gia.
Các cơ quan này là: Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm, Cục Chăn nuôi, Cục thú y, Cục Bảo vệ thực vật, Cục Quản lý chất lượng về an toàn và thú y thuỷ sản, Cục Quản lý chất lượng hàng hoá, Cục Quản lý thị trường và Văn phòng CODEX (văn phòng tiêu chuẩn hóa thực phẩm quốc tế) thông thường 3 tháng sẽ họp để đánh giá, kiểm tra và định hướng những điều kiện phát sinh trong thực tiễn.
Ngoài ra, còn giao cho Bộ Y tế và Bộ Nội vụ phải xây dựng đề án nâng cao năng lực và hệ thống an toàn vệ sinh thực phẩm, dự kiến quý 4/2007 sẽ phải trình trước quốc hội.
Bên cạnh đó, chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, phổ biến kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm, các văn bản quy phạm pháp luật cho người sản xuất chế biến, kinh doanh thực phẩm. Cũng như giác ngộ người dân thay đổi những tập quán lạc hậu về ăn uống.
Như vậy chúng ta đã triển khai quyết liệt về an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng tại sao tình trạng trên vẫn có chiều hướng gia tăng? Ông đánh giá như thế nào về vấn đề trên?
Mặc dù còn rất nhiều những khó khăn và bất cập trong thời gian qua, nhưng phải nói rằng công tác truyền thông, giáo dục đã làm tốt nhiệm vụ của mình. Việc ý thức khai báo những vụ việc ngộ độc thực phẩm và số liệu đã chính xác hơn rất nhiều.
Trước kia, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm có xảy ra nhưng các đơn vị cố tình che giấu để lấy thành tích. Vì vậy, chưa chắc các vụ ngộ độc tăng lên mà thực chất hệ thống giám sát và báo chí đã làm việc tốt.
Ngay từ bây giờ, phải bắt tay xây dựng và kiện toàn nhanh chóng tổ chức bộ máy nhà nước. Dự kiến, Bộ Y tế sẽ thành lập Tổng cục An toàn thực phẩm với biên chế khoảng 100-120 người. Tuyến tỉnh sẽ thành lập Cục an toàn thực phẩm với 30 đến 50 người.
Tuyến quận/huyện sẽ có Chi cục An toàn thực phẩm có 20- 30 người. Cuối cùng là tuyến xã phường sẽ có 2-3 người.
Bên cạnh đó, sẽ thành lập Viện Kiểm nghiệm an toàn thực phẩm quốc gia và nâng cấp các labor xét nghiệm.
Tại các khu vực và địa phương sẽ thành lập 4 trung tâm kiểm nghiệm an toàn thực phẩm khu vực, nâng cấp các labor xét nghiệm của 64 trung tâm y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Phát huy sự tham gia của các lobor tư nhân và tiến tới thành lập nhà máy sản xuất các trang thiết bị xét nghiệm an toàn thực phẩm, trước mắt là xét nghiệm nhanh...