Giải báo chí toàn quốc về nông dân, nông nghiệp, nông thôn kỳ vọng sẽ vẽ lên một bức tranh đa sắc màu, giàu sức sống về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam; những nỗi trăn trở và cả những khát vọng cháy bỏng của người nông dân trên từng đồng tôm, ruộng lúa...
Các mô hình thí điểm trong Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao không những làm tăng năng suất và lợi nhuận cho nông dân, mà đã giúp giảm 2 tấn CO2/ha so với mô hình đối chứng lấy rơm rạ khỏi đồng ruộng và giảm 12 tấn CO2/ha so với mô hình đối chứng ngập liên tục áp dụng phương thức vùi rơm rạ sau khi thu hoạch…
Từ đầu tháng 5/2024 đến nay, dịch tả lợn châu Phi bùng phát mạnh ở nhiều địa phương, đặc biệt tại tỉnh Bắc Kạn. Trước tình hình này, việc thúc đẩy tiêm phòng vaccine dịch tả lợn châu Phi được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định là giải pháp cấp bách…
Hợp tác công - tư rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay để tận dụng tối đa nguồn lực xã hội, kết nối nghiên cứu khoa học nông nghiệp với thị trường. Qua đó, thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ hiện đại vào sản xuất, đáp ứng nhu cầu đa dạng và thay đổi liên tục của thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành nông nghiệp Việt Nam...
Một số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trường EU như cà phê, gỗ và cao su phải được truy xuất nguồn gốc đến từng vườn theo Quy định về việc quản lý nhập khẩu và xuất khẩu các sản phẩm không gây phá rừng, suy thoái rừng của châu Âu (EUDR), có hiệu lực từ ngày 30/12/2024...
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan khẳng định: "Doanh nghiệp có quyền lựa chọn nhiều Viện nghiên cứu, ngược lại Viện nghiên cứu cũng có quyền lựa chọn nhiều doanh nghiệp. Đó là cung cầu. Nếu chỉ dừng ở liên kết, thì khó đi xa"...
Trong nửa đầu năm 2024, xuất khẩu cao su đạt khoảng 722 nghìn tấn, trị giá 1,09 tỷ USD, giảm 5,8% về lượng, nhưng tăng 4,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (HS 400280) vẫn là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất...
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Lê Minh Hoan và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Philippines Francisco Tiu Laurel Jr nhất trí thành lập liên minh ngành lúa gạo, đồng thời kỳ vọng hai nước sẽ sớm chuyển dịch từ quan hệ thương mại sang quan hệ đối tác đầu tư trong ngành hàng lúa gạo...
Ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp. Con số này cho thấy sự đóng góp của khoa học công nghệ vào sự phát triển nông nghiệp của nước ta hiện vẫn còn hạn chế, trong khi các nước phát triển có mức đóng góp lên tới trên 50%...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các tổ chức quốc tế như UNDP, FAO, IRRI… đã nhất trí, cam kết thúc đẩy hợp tác quốc tế và phối hợp đa ngành về nông nghiệp tuần hoàn, sẵn sàng chia sẻ trách nhiệm thực hiện cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu và mục tiêu Net- Zero của quốc gia…
Trả lời phỏng vấn của Tạp chí Kinh tế Việt Nam, GS.TS. Nguyễn Tùng Phong, Cục trưởng Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Tư duy mới về thủy lợi của Việt Nam là chuyển từ chiến lược chống hạn, sang chủ động kiểm soát nguồn nước, thực hành triết lý “lấy nước làm trung tâm”. Giải quyết vấn đề an ninh nguồn nước không chỉ ở khối lượng nước, mà cả về chất lượng nước, hiệu quả sử dụng nước, năng suất nước, hạn chế thủy hại…
Tốc độ sinh trưởng của rong biển cao gấp 30-60 lần so với các loài thực vật trên đất liền, vì vậy hấp thụ khí cacbonic nhiều gấp 2,4 lần so với cây cối trên đất liền. Chương trình “Blue Ocean – Blue Foods” – Hành trình xây dựng bể chứa carbon ngành thủy sản sẽ được triển khai với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện môi trường biển và phát triển sinh kế cộng đồng…
Trong 6 tháng đầu năm 2024, tốc độ tăng GDP ngành nông lâm thủy sản đạt 3,38%, cao nhất trong nửa đầu năm của 5 năm gần đây; kim ngạch xuất khẩu tăng 19% so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nâng mục tiêu xuất khẩu nông lâm thủy sản cả năm lên 57-58 tỷ USD, cao hơn 2-3 tỷ USD so với chỉ tiêu Chính phủ giao từ đầu năm…
Xuất khẩu gỗ và lâm sản của Việt Nam trong 6 tháng năm 2024 đạt 7,95 tỷ USD, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ và Trung Quốc ghi nhận mức tăng trưởng cao, lần lượt là 27,6% và 46,6%...
Với kim ngạch gần 3,5 tỷ USD trong nửa đầu năm, với nguồn cung dồi dào, có thể đáp ứng nhu cầu lớn của thị trường, ngành hàng rau quả đang được kỳ vọng có thể lập thêm kỷ lục mới trong năm nay, với mốc 7 tỷ USD...
Xuất khẩu thủy sản trong 6 tháng đầu năm 2024 đem về trên 4,4 tỷ USD, tăng gần 7% so với cùng kỳ năm 2023. Nhiều điểm nhấn trong bức tranh xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm nay như: Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ tăng gần 25%; xuất khẩu thủy sản vào EU tăng tới 40% trong tháng 6...
Trong bức tranh xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 6 tháng năm 2024, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản tiếp tục là 3 thị trườ̀ng xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Trong đó, giá trị xuất khẩu sang Hoa Kỳ chiế́m tỷ trọng 20,7%, tăng 20,8%; Trung Quốc chiếm 20,2%, tăng 9,5% và Nhật Bản chiếm 6,7%, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước…
Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp trung ương năm 2024 đã công nhận mới 4 sản phẩm OCOP 5 sao và có tới 51 hồ sơ bị trả về…
Sản xuất nông nghiệp 6 tháng năm 2024 duy trì tăng trưởng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu, đặc biệt ở những loại cây trồng chủ lực, như: lúa, trái cây, tiêu, điều… Diện tích rừng trồng mới và thu hoạch gỗ tăng cao do hoạt động xuất khẩu gỗ khởi sắc, giá gỗ nguyên liệu tăng…