“Thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ thua Pakistan”
Mức tăng điểm của VN-Index từ đầu năm tới thời điểm hiện tại chỉ thua thị trường Pakistan
Giới phân tích quốc tế tiếp tục có những nhận định tích cực về triển vọng của thị trường chứng khoán Việt Nam, theo trang Chanel News Asia.
Trang này nhận định, thị trường chứng khoán Việt Nam có thể kết thúc năm 2013 với vị trí là một trong những thị trường có mức tăng điểm tốt nhất ở khu vực châu Á. Tính từ đầu năm tới nay, chỉ số VN-Index đã tăng khoảng 20%.
Mức giá cổ phiếu tương đối thấp đưa thị trường chứng khoán Việt Nam trở thành thị trường rẻ nhất trong khu vực, trong khi mức lợi nhuận mà thị trường Việt Nam mang đến cho các nhà đầu tư từ đầu năm đến nay là khá lớn.
Nếu so ở khu vực châu Á không bao gồm Nhật Bản, thì mức tăng điểm của VN-Index từ đầu năm tới thời điểm hiện tại chỉ thua thị trường Pakistan. Bởi vậy, trao đổi với Chanel News Asia, các nhà phân tích cho rằng, thị trường Việt Nam đang khôi phục lại được phần lớn niềm tin đã bị đánh mất trong mắt giới đầu tư.
Việt Nam hiện được xem là một đối thủ cạnh tranh về thu hút vốn ngoại với thị trường Myanmar. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam có ưu thế hơn trong cuộc đua này, và Việt Nam có thể sắp sửa đón một “cơn gió” vốn ngoại thứ hai.
Chanel News Asia dẫn lời ông Daryl Liew, Giám đốc quản lý danh mục của công ty Reyl Singapore, nói: “Hồi năm 2006-2007, Việt Nam là một chủ đề nóng. Khi đó, rất nhiều người đổ tới thị trường chứng khoán Việt Nam và rồi chịu thua lỗ lớn. Rất có thể, thị trường Myanmar cũng sẽ có diễn biến tương tự như thị trường Việt Nam vào những năm 2006-2007. Tôi không chắc mọi việc sẽ diễn ra đúng như vậy, nhưng khả năng là có mỗi khi có quá nhiều tiền được đổ vào để tìm kiếm số cơ hội quá ít ỏi”.
Ông Liew nêu rõ, “thị trường chứng khoán Việt Nam đã có sự điều chỉnh lớn kể từ đó, nên hiện tại là thời điểm phù hợp để nhiều nhà đầu tư tiến vào thị trường Việt Nam”.
Cho dù bị che phủ phần nào bởi sức hấp dẫn của thị trường Myanmar, thị trường Việt Nam đang có sự cải thiện tích cực. Chính phủ Việt Nam đã dịch chuyển ưu tiên chính sách từ ưu tiên tăng trưởng sang ưu tiên ổn định, giúp lạm phát giảm tốc và cải thiện cán cân thương mại.
Ông Edward Lee, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu thị trường Đông Nam Á của ngân hàng Standard Chartered Bank, nói: “Nếu nhìn vào tình hình xuất khẩu của Việt Nam năm nay, có thể thế mức tăng trưởng 20% đang phản ánh rằng, nhiều vốn đầu tư đang chảy vào nước này bất chấp sự suy yếu tăng trưởng toàn cầu đang diễn ra”.
Bên cạnh đó, dù tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đang ở mức thấp, giới chuyên gia nói rằng, nền kinh tế Việt Nam đang trên đường hồi phục. Riêng trong năm nay, 80% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mới là thuộc lĩnh vực sản xuất.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cũng nhận định, để tăng cường hơn nữa niềm tin của các nhà đầu tư và đẩy nhanh sự phục hồi, Việt Nam cần thực hiện thêm các cải cách về tài chính để giải quyết mức nợ xấu cao. Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) đã cung cấp thanh khoản cho hệ thống tài chính, nhưng mức cung cấp vốn như vậy được cho là chưa đủ.
Ông Alfred Chan, Giám đốc mảng định chế tài chính thuộc tổ chức đánh giá tín nhiệm Fitch Ratings ở Singapore, nói: “Điều mà các nhà đầu tư nước ngoài muốn có ở Việt Nam là cổ phần kiểm soát để họ có thể đưa ra quyết định điều hành một ngân hàng. Nếu họ không có cổ phần kiểm soát, họ sẽ phụ thuộc vào phía đối tác”.
“Vấn đề nằm ở chỗ, không rõ quan điểm của Chính phủ Việt Nam về lợi ích quốc gia là như thế nào. Ngoài ra, Việt Nam cũng nên cởi mở đón vốn ngoại mà tôi cho là rất cần thiết cho một số ngân hàng có vấn đề về tài sản”, ông Chan nói thêm. Hiện Fitch dành cho Việt Nam định hạng tín nhiệm B+.
Về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cắt giảm quy mô của gói nới lỏng định lượng QE3 trong thời gian tới, giới phân tích cho rằng, Việt Nam sẽ không chịu ảnh hưởng như những gì mà các quốc gia láng giềng lo ngại có thể xảy ra với thị trường của họ.
Ông Lee đánh giá: “Các dòng vốn danh mục (portfolio flow) hiện không có ở Việt Nam, nên khi FED cắt giảm QE3 và các nhà đầu tư rút vốn khỏi các thị trường mới nổi, tôi cho là Việt Nam sẽ tránh được tình trạng thoái vốn trực tiếp”.
Trang này nhận định, thị trường chứng khoán Việt Nam có thể kết thúc năm 2013 với vị trí là một trong những thị trường có mức tăng điểm tốt nhất ở khu vực châu Á. Tính từ đầu năm tới nay, chỉ số VN-Index đã tăng khoảng 20%.
Mức giá cổ phiếu tương đối thấp đưa thị trường chứng khoán Việt Nam trở thành thị trường rẻ nhất trong khu vực, trong khi mức lợi nhuận mà thị trường Việt Nam mang đến cho các nhà đầu tư từ đầu năm đến nay là khá lớn.
Nếu so ở khu vực châu Á không bao gồm Nhật Bản, thì mức tăng điểm của VN-Index từ đầu năm tới thời điểm hiện tại chỉ thua thị trường Pakistan. Bởi vậy, trao đổi với Chanel News Asia, các nhà phân tích cho rằng, thị trường Việt Nam đang khôi phục lại được phần lớn niềm tin đã bị đánh mất trong mắt giới đầu tư.
Việt Nam hiện được xem là một đối thủ cạnh tranh về thu hút vốn ngoại với thị trường Myanmar. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam có ưu thế hơn trong cuộc đua này, và Việt Nam có thể sắp sửa đón một “cơn gió” vốn ngoại thứ hai.
Chanel News Asia dẫn lời ông Daryl Liew, Giám đốc quản lý danh mục của công ty Reyl Singapore, nói: “Hồi năm 2006-2007, Việt Nam là một chủ đề nóng. Khi đó, rất nhiều người đổ tới thị trường chứng khoán Việt Nam và rồi chịu thua lỗ lớn. Rất có thể, thị trường Myanmar cũng sẽ có diễn biến tương tự như thị trường Việt Nam vào những năm 2006-2007. Tôi không chắc mọi việc sẽ diễn ra đúng như vậy, nhưng khả năng là có mỗi khi có quá nhiều tiền được đổ vào để tìm kiếm số cơ hội quá ít ỏi”.
Ông Liew nêu rõ, “thị trường chứng khoán Việt Nam đã có sự điều chỉnh lớn kể từ đó, nên hiện tại là thời điểm phù hợp để nhiều nhà đầu tư tiến vào thị trường Việt Nam”.
Cho dù bị che phủ phần nào bởi sức hấp dẫn của thị trường Myanmar, thị trường Việt Nam đang có sự cải thiện tích cực. Chính phủ Việt Nam đã dịch chuyển ưu tiên chính sách từ ưu tiên tăng trưởng sang ưu tiên ổn định, giúp lạm phát giảm tốc và cải thiện cán cân thương mại.
Ông Edward Lee, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu thị trường Đông Nam Á của ngân hàng Standard Chartered Bank, nói: “Nếu nhìn vào tình hình xuất khẩu của Việt Nam năm nay, có thể thế mức tăng trưởng 20% đang phản ánh rằng, nhiều vốn đầu tư đang chảy vào nước này bất chấp sự suy yếu tăng trưởng toàn cầu đang diễn ra”.
Bên cạnh đó, dù tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đang ở mức thấp, giới chuyên gia nói rằng, nền kinh tế Việt Nam đang trên đường hồi phục. Riêng trong năm nay, 80% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mới là thuộc lĩnh vực sản xuất.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cũng nhận định, để tăng cường hơn nữa niềm tin của các nhà đầu tư và đẩy nhanh sự phục hồi, Việt Nam cần thực hiện thêm các cải cách về tài chính để giải quyết mức nợ xấu cao. Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) đã cung cấp thanh khoản cho hệ thống tài chính, nhưng mức cung cấp vốn như vậy được cho là chưa đủ.
Ông Alfred Chan, Giám đốc mảng định chế tài chính thuộc tổ chức đánh giá tín nhiệm Fitch Ratings ở Singapore, nói: “Điều mà các nhà đầu tư nước ngoài muốn có ở Việt Nam là cổ phần kiểm soát để họ có thể đưa ra quyết định điều hành một ngân hàng. Nếu họ không có cổ phần kiểm soát, họ sẽ phụ thuộc vào phía đối tác”.
“Vấn đề nằm ở chỗ, không rõ quan điểm của Chính phủ Việt Nam về lợi ích quốc gia là như thế nào. Ngoài ra, Việt Nam cũng nên cởi mở đón vốn ngoại mà tôi cho là rất cần thiết cho một số ngân hàng có vấn đề về tài sản”, ông Chan nói thêm. Hiện Fitch dành cho Việt Nam định hạng tín nhiệm B+.
Về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cắt giảm quy mô của gói nới lỏng định lượng QE3 trong thời gian tới, giới phân tích cho rằng, Việt Nam sẽ không chịu ảnh hưởng như những gì mà các quốc gia láng giềng lo ngại có thể xảy ra với thị trường của họ.
Ông Lee đánh giá: “Các dòng vốn danh mục (portfolio flow) hiện không có ở Việt Nam, nên khi FED cắt giảm QE3 và các nhà đầu tư rút vốn khỏi các thị trường mới nổi, tôi cho là Việt Nam sẽ tránh được tình trạng thoái vốn trực tiếp”.