Sếp VinaCapital lạc quan về chứng khoán Việt Nam
Ông Andy Hồ, Giám đốc điều hành VinaCapital, cho rằng, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tăng vững trong năm tới
Người điều hành công ty quản lý quỹ lớn nhất Việt Nam VinaCapital tin tưởng chỉ số VN-Index sẽ tiếp tục tăng điểm trong thời gian tới nhờ sự hồi phục của nền kinh tế. Hiện chứng khoán Việt Nam đang rẻ nhất trong số các thị trường ở Đông Nam Á.
Trao đổi với hãng tin tài chính Bloomberg, ông Andy Hồ, Giám đốc điều hành VinaCapital, cho rằng, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tăng vững trong năm tới, phản ánh mức tăng trưởng kinh tế được dự báo trong khoảng 5-6%.
VinaCapital hiện quản lý số tài sản trị giá khoảng 1,5 tỷ USD. Số liệu của Bloomberg cho thấy, trong số 78 quỹ đầu tư cổ phiếu ở Việt Nam, thì 5 quỹ có mức lợi nhuận cao nhất năm nay đều là quỹ do VinaCapital quản lý.
“Chiến lược của chúng tôi đã, đang và sẽ là tiếp tục chú trọng những lĩnh vực cơ bản có đóng góp cho sự tăng trưởng của nền kinh tế trong nước”, chẳng hạn như dược phẩm, giáo dục và nông nghiệp - ông Andy Hồ cho biết trong một bức email trả lời phỏng vấn. Tuy nhiên, ông không đưa ra một mã cổ phiếu cụ thể nào. “Chúng tôi sẽ tiếp tục đặt trọng tâm vào những lĩnh vực này bởi đây là những lĩnh vực sẽ tiếp tục tăng trưởng cùng với những biến động nhanh chóng về dân số của Việt Nam”.
Từ đầu năm đến nay, chỉ số VN-Index đã tăng được 17%, tiến tới hoàn tất năm tăng giá đầu tiên trong vòng 3 năm qua. Việc Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất và lạm phát về vòng kiểm soát đã hỗ trợ tích cực cho sự tăng điểm này. Hệ số P/E (giá cổ phiếu/thu nhập) của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện ở mức 10,4 lần, thấp hơn mức trung bình 5 năm là 11,2 lần, và là mức thấp nhất trong số 6 thị trường ở khu vực Đông Nam Á được Bloomberg theo dõi.
Cũng theo Bloomberg, EPS (thu nhập trên mỗi cổ phiếu) của 308 công ty thuộc VN-Index được dự báo tăng 9,3% trong năm nay. Mức tăng trưởng lợi nhuận được dự báo sẽ tăng gấp đôi lên 18% trong năm 2013.
Trong số những cổ phiếu sinh lợi tốt nhất cho VinaCapital năm nay là cổ phiếu Vinamilk (mã VNM). Cổ phiếu này đã tăng giá 53% trong năm 2012 và đạt mức kỷ lục trong tháng 10 sau khi công ty sữa này báo mức lợi nhuận trước thuế tăng 35% trong 9 tháng đầu năm. Cổ phiếu Công ty Cổ phần Bao bì dầu thực vật (mã VPK), công ty do Vinamilk nắm cổ phần, có mức tăng mạnh nhất trong số các công ty thuộc VN-Index từ đầu năm tới nay, với mức tăng gấp 4 lần.
Trong một cuộc trò chuyện qua điện thoại với Bloomberg, ông Dominic Scriven, Giám đốc điều hành (CEO) quỹ Dragon Capital cho rằng, thị trường hiện đang “lạc quan thận trọng” về diễn biến giá cổ phiếu trong thời gian tới bởi một bên là những lo ngại về nợ xấu tại các ngân hàng, còn một bên là lạm phát giảm.
Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam ở mức khoảng gàn 9%. Tăng trưởng tín dụng năm nay ở mức khoảng 7%, so với mức 14% trong năm 2011 và 32% trong năm 2010.
“Sự lạc quan nằm ở chỗ, chúng ta đang đi được một vài chặng trong giai đoạn khó khăn này. Vấn đề lớn nhất có lẽ là niềm tin. Ở mọi cấp độ, niềm tin đang rất thấp: các ngân hàng hạn chế cho vay, các công ty hạn chế đầu tư, người tiêu dùng hạn chế chi tiêu, người dân hạn chế đầu tư vào bất động sản”, ông Scriven phát biểu.
Ông Scriven đã hạ tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu các ngân hàng và tăng nắm giữ cổ phiếu các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực tiêu dùng như Vinamilk và Masan Group (mã MSN). Quỹ Vietnam Group Fund do Dragon Capital đã tăng 26,6% trong vòng 1 năm qua.
Tháng 12 này, lạm phát của Việt Nam đã giảm về mức 6,81% so với cùng kỳ năm ngoái, so với mức 7,08% trong tháng 11. Vào tháng 8/2011, lạm phát đạt đỉnh 23%.
“Một điểm sáng là lạm phát đã được kiềm chế, và bởi vậy, các nhà chức trách có nhiều cơ hội để nới lỏng chính sách nhằm hỗ trợ cho tăng trưởng”, ông Andy Hồ nói.
Trong vòng 6 tháng qua, chỉ số VN-Index giảm 1,9%, đưa thị trường chứng khoán Việt Nam trở thành thị trường tệ thứ nhì tại châu Á sau Mông Cổ, và năm trong số 10 thị trường giảm điểm mạnh nhất toàn cầu trong cùng khoảng thời gian. Nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam là điểm khiến một số tổ chức quốc tế như hãng đánh giá tín nhiệm Moody’s và Ngân hàng Thế giới (WB) quan ngại.
Mặc dù vậy, ông Andy Hồ vẫn tin tưởng vào triển vọng của thị trường Việt Nam. “Với dân số trẻ và đang tiếp tục phát triển ở mức 90 triệu người, tài nguyên thiên nhiên dồi dào, Việt Nam đem đến nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận”, ông Andy Hồ phát biểu.
Trao đổi với hãng tin tài chính Bloomberg, ông Andy Hồ, Giám đốc điều hành VinaCapital, cho rằng, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tăng vững trong năm tới, phản ánh mức tăng trưởng kinh tế được dự báo trong khoảng 5-6%.
VinaCapital hiện quản lý số tài sản trị giá khoảng 1,5 tỷ USD. Số liệu của Bloomberg cho thấy, trong số 78 quỹ đầu tư cổ phiếu ở Việt Nam, thì 5 quỹ có mức lợi nhuận cao nhất năm nay đều là quỹ do VinaCapital quản lý.
“Chiến lược của chúng tôi đã, đang và sẽ là tiếp tục chú trọng những lĩnh vực cơ bản có đóng góp cho sự tăng trưởng của nền kinh tế trong nước”, chẳng hạn như dược phẩm, giáo dục và nông nghiệp - ông Andy Hồ cho biết trong một bức email trả lời phỏng vấn. Tuy nhiên, ông không đưa ra một mã cổ phiếu cụ thể nào. “Chúng tôi sẽ tiếp tục đặt trọng tâm vào những lĩnh vực này bởi đây là những lĩnh vực sẽ tiếp tục tăng trưởng cùng với những biến động nhanh chóng về dân số của Việt Nam”.
Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tăng vững trong năm tới, phản ánh mức tăng trưởng kinh tế được dự báo trong khoảng 5-6%. Ông Andy Hồ, Giám đốc điều hành VinaCapital
Từ đầu năm đến nay, chỉ số VN-Index đã tăng được 17%, tiến tới hoàn tất năm tăng giá đầu tiên trong vòng 3 năm qua. Việc Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất và lạm phát về vòng kiểm soát đã hỗ trợ tích cực cho sự tăng điểm này. Hệ số P/E (giá cổ phiếu/thu nhập) của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện ở mức 10,4 lần, thấp hơn mức trung bình 5 năm là 11,2 lần, và là mức thấp nhất trong số 6 thị trường ở khu vực Đông Nam Á được Bloomberg theo dõi.
Cũng theo Bloomberg, EPS (thu nhập trên mỗi cổ phiếu) của 308 công ty thuộc VN-Index được dự báo tăng 9,3% trong năm nay. Mức tăng trưởng lợi nhuận được dự báo sẽ tăng gấp đôi lên 18% trong năm 2013.
Trong số những cổ phiếu sinh lợi tốt nhất cho VinaCapital năm nay là cổ phiếu Vinamilk (mã VNM). Cổ phiếu này đã tăng giá 53% trong năm 2012 và đạt mức kỷ lục trong tháng 10 sau khi công ty sữa này báo mức lợi nhuận trước thuế tăng 35% trong 9 tháng đầu năm. Cổ phiếu Công ty Cổ phần Bao bì dầu thực vật (mã VPK), công ty do Vinamilk nắm cổ phần, có mức tăng mạnh nhất trong số các công ty thuộc VN-Index từ đầu năm tới nay, với mức tăng gấp 4 lần.
Trong một cuộc trò chuyện qua điện thoại với Bloomberg, ông Dominic Scriven, Giám đốc điều hành (CEO) quỹ Dragon Capital cho rằng, thị trường hiện đang “lạc quan thận trọng” về diễn biến giá cổ phiếu trong thời gian tới bởi một bên là những lo ngại về nợ xấu tại các ngân hàng, còn một bên là lạm phát giảm.
Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam ở mức khoảng gàn 9%. Tăng trưởng tín dụng năm nay ở mức khoảng 7%, so với mức 14% trong năm 2011 và 32% trong năm 2010.
“Sự lạc quan nằm ở chỗ, chúng ta đang đi được một vài chặng trong giai đoạn khó khăn này. Vấn đề lớn nhất có lẽ là niềm tin. Ở mọi cấp độ, niềm tin đang rất thấp: các ngân hàng hạn chế cho vay, các công ty hạn chế đầu tư, người tiêu dùng hạn chế chi tiêu, người dân hạn chế đầu tư vào bất động sản”, ông Scriven phát biểu.
Ông Scriven đã hạ tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu các ngân hàng và tăng nắm giữ cổ phiếu các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực tiêu dùng như Vinamilk và Masan Group (mã MSN). Quỹ Vietnam Group Fund do Dragon Capital đã tăng 26,6% trong vòng 1 năm qua.
Tháng 12 này, lạm phát của Việt Nam đã giảm về mức 6,81% so với cùng kỳ năm ngoái, so với mức 7,08% trong tháng 11. Vào tháng 8/2011, lạm phát đạt đỉnh 23%.
Sự lạc quan nằm ở chỗ, chúng ta đang đi được một vài chặng trong giai đoạn khó khăn này. Vấn đề lớn nhất có lẽ là niềm tin. Ở mọi cấp độ, niềm tin đang rất thấp: các ngân hàng hạn chế cho vay, các công ty hạn chế đầu tư, người tiêu dùng hạn chế chi tiêu, người dân hạn chế đầu tư vào bất động sản. Ông Dominic Scriven, CEO quỹ Dragon Capital
“Một điểm sáng là lạm phát đã được kiềm chế, và bởi vậy, các nhà chức trách có nhiều cơ hội để nới lỏng chính sách nhằm hỗ trợ cho tăng trưởng”, ông Andy Hồ nói.
Trong vòng 6 tháng qua, chỉ số VN-Index giảm 1,9%, đưa thị trường chứng khoán Việt Nam trở thành thị trường tệ thứ nhì tại châu Á sau Mông Cổ, và năm trong số 10 thị trường giảm điểm mạnh nhất toàn cầu trong cùng khoảng thời gian. Nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam là điểm khiến một số tổ chức quốc tế như hãng đánh giá tín nhiệm Moody’s và Ngân hàng Thế giới (WB) quan ngại.
Mặc dù vậy, ông Andy Hồ vẫn tin tưởng vào triển vọng của thị trường Việt Nam. “Với dân số trẻ và đang tiếp tục phát triển ở mức 90 triệu người, tài nguyên thiên nhiên dồi dào, Việt Nam đem đến nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận”, ông Andy Hồ phát biểu.