Thủ tướng: Lợi ích quốc gia, dân tộc là mục tiêu cao nhất
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trả lời chất vấn trước Quốc hội
9h sáng 18/11, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng bắt đầu phần trả lời chất vấn trước Quốc hội. Như vậy, thời gian dành cho Thủ tướng đã sớm hơn dự định một giờ so với chương trình ban đầu.
Theo Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn, trong hai ngày qua, đã có 18 vị đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi cho Thủ tướng với 24 câu hỏi trực tiếp. Và hai đại biểu đoàn Tp.HCM gửi 7 chất vấn bằng văn bản.
Thủ tướng cho biết, tại kỳ họp này, đến chiều hôm qua, các vị đại biểu Quốc hội cũng đã gửi 8 phiếu chất vấn với 17 câu hỏi, và đã trực tiếp nêu 24 ý kiến chất vấn. Thủ tướng đã yêu cầu các thành viên Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao trả lời bằng văn bản hoặc trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu tại hội trường.
Kinh tế vĩ mô ổn định
Như mọi kỳ họp, Thủ tướng vẫn trình bày bản báo cáo được chuẩn bị sẵn về một số vấn đề cử tri cả nước quan tâm chất vấn. Về tình hình kinh tế xã hội, Thủ tướng cập nhật số liệu đến hết tháng 11/2015.
Theo đó, trong tháng 10 và tháng 11, tình hình tiếp tục chuyển biến tích cực. Kinh tế vĩ mô ổn định, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 tăng khoảng 0,1 - 0,2%, 11 tháng tăng 0,6 - 0,7%, ước cả năm tăng dưới 2%. Dư nợ tín dụng 11 tháng tăng 14,5 - 15%, cả năm tăng trên 17%. Mặt bằng lãi suất, tỷ giá và thị trường ngoại hối tiếp tục ổn định.
Xuất khẩu 11 tháng đạt khoảng 149 tỷ USD, tăng 8,5%. Vốn FDI thực hiện đạt khoảng 13,2 tỷ USD, tăng 17,9%. Vốn ODA giải ngân đạt khoảng 4,4 tỷ USD. Thu ngân sách Nhà nước ước đạt 94,1% dự toán, tăng 8,3%; chi ngân sách đạt 88,4% dự toán, tăng 7,4% so với cùng kỳ.
Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, tuy còn không ít khó khăn hạn chế, nhưng với những kết quả nêu trên, có cơ sở để đạt được những mục tiêu, nhiệm vụ mà Chính phủ đã báo cáo trước Quốc hội. Chính phủ sẽ nỗ lực tập trung chỉ đạo để đạt mức cao nhất các chỉ tiêu mà Quốc hội đã đề ra cho năm 2015, trong đó phấn đấu tăng trưởng GDP đạt trên 6,5%.
Và, sẽ khẩn trương triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế - xã hội ngay từ ngày đầu, tháng đầu của năm 2016.
Phân định rõ chức năng
Tại kỳ họp này, các đại biểu Trương Trọng Nghĩa, Lê Như Tiến, Trịnh Ngọc Phương, Võ Kim Cự đề nghị Thủ tướng nói rõ nội hàm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và những giải pháp mà Chính phủ đã và đang thực hiện.
Nhận xét đây là vấn đề có phạm vi rất rộng, Thủ tướng nhấn mạnh phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, đã được đề cập toàn diện trong cương lĩnh, Hiến pháp, nhiều nghị quyết của Đảng và trong dự thảo báo cáo chính trị, báo cáo kinh tế - xã hội của Đảng.
Ông nói, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế thị trường hiện đại, với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ, hiệu quả theo quy luật kinh tế thị trường, phù hợp với hội nhập kinh tế quốc tế.
Đồng thời, Nhà nước sử dụng thể chế, luật pháp, các nguồn lực, công cụ điều tiết, cơ chế chính sách phân phối và phân phối lại để phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, từng bước nâng cao phúc lợi xã hội, chăm lo cải thiện đời sống mọi mặt của nhân dân, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo và bảo vệ môi trường.
Nội dung tiếp theo được Thủ tướng nhấn mạnh là xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; bảo đảm dân chủ, quyền con người, quyền công dân; lấy lợi ích quốc gia, dân tộc làm mục tiêu cao nhất.
Phân định rõ chức năng của nhà nước và chức năng của thị trường. Nhà nước tập trung tạo dựng môi trường và điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp được tự do, sáng tạo trong đầu tư kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng, minh bạch trong kinh tế thị trường.
Đồng thời, phát huy cao nhất quyền làm chủ của nhân dân, tạo động lực mạnh mẽ và sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động tối đa các nguồn lực để phát triển nhanh, bền vững và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Nhất quán cơ chế giá thị trường
Để thực hiện nội dung này, Thủ tướng cho biết Chính phủ đã và đang triển khai thực hiện nhiều nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu.
Như, tiếp tục hoàn thiện thể chế, luật pháp, cơ chế chính sách phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tập trung triển khai thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, thi hành Hiến pháp và ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành , bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, ổn định và khả thi. Đồng thời, rà soát, điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch phát triển cho phù hợp với yêu cầu của kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.
Giải pháp tiếp theo là phát triển đồng bộ, hiệu quả các loại thị trường hàng hóa, dịch vụ, tài chính, bất động sản, lao động, khoa học công nghệ… theo hướng hiện đại; chú trọng các loại thị trường mới như mua bán nợ, công cụ tài chính phái sinh, cho thuê tài sản… Chủ động mở cửa thị trường phù hợp với các cam kết quốc tế gắn với nâng cao năng suất lao động và sức mạnh nội sinh của nền kinh tế. Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ. Huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường.
Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế; kiểm soát tốt lạm phát; cơ cấu lại phù hợp thu chi ngân sách, kiểm soát chặt chẽ bội chi, quản lý hiệu quả nợ công, nợ xấu, bảo đảm an toàn tài chính, tiền tệ quốc gia. Tăng cường các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu phù hợp, phấn đấu cân bằng thương mại bền vững. Tăng cường quản lý thị trường, giá cả cũng là nhiệm vụ, giải pháp được Thủ tướng trình bày.
Người đứng đầu Chính phủ cũng cho biết sẽ thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường đối với tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ trong nền kinh tế.
Riêng đối với những hàng hoá, dịch vụ công thiết yếu (bao gồm cả dịch vụ y tế, giáo dục), kiên định thực hiện cơ chế giá thị trường theo lộ trình phù hợp, tính đúng, tính đủ chi phí hợp lý, công khai, minh bạch các yếu tố hình thành giá; đồng thời hỗ trợ phù hợp cho các đối tượng chính sách, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.
Với giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của các cơ quan nhà nước, Thủ tướng nói, Nhà nước tập trung tạo dựng môi trường kinh doanh an toàn, thuận lợi và quản lý, điều hành nền kinh tế bằng pháp luật, quy hoạch, kế hoạch và các công cụ điều tiết phù hợp với kinh tế thị trường.
Bảo vệ quyền sở hữu tài sản hợp pháp và quyền tự do kinh doanh của người dân, doanh nghiệp. Khuyến khích mọi ý tưởng sáng tạo, thúc đẩy đổi mới và phát triển. Kiểm soát tốt độc quyền kinh doanh. Đặt doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong cơ chế thị trường; phân định rõ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường và thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước giao.
Điểm sáng về giảm nghèo
Chuyển sang chương trình nghị sự 2030 của Liên hiệp quốc vì sự phát triển bền vững - vấn đề được thể hiện ở chất vấn của các vị đại biểu Trương Trọng Nghĩa, Hà Sỹ Đồng, Trịnh Ngọc Phương, Thủ tướng nói đây là vấn đề mới, có phạm vi rộng lớn, đề cập đến rất nhiều lĩnh vực và mang tính toàn cầu.
Năm 2000, Liên hiệp quốc đã ra tuyên bố xác lập 8 mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Là thành viên có trách nhiệm của Liên hiệp quốc, trong 15 năm qua Việt Nam đã nỗ lực thực hiện và hoàn thành trước thời hạn nhiều mục tiêu, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Tại phiên họp Đại hội đồng Liên hiệp quốc tháng 9/2015, Việt Nam được đánh giá là một trong 6 quốc gia hoàn thành trước thời hạn và là điểm sáng về thực hiện mục tiêu giảm nghèo, trong khi mục tiêu này vẫn còn là một thách thức lớn của toàn cầu, Thủ tướng cho biết.
Theo Thủ tướng, Việt Nam sẽ phấn đấu thực hiện hiệu quả chương trình nghị sự 2030. Đây vừa là mục tiêu, yêu cầu phát triển bền vững của đất nước, vừa là đóng góp thiết thực vào sự phát triển chung của toàn cầu.
Với tinh thần đó, Chính phủ sẽ xây dựng chương trình tổng thể cho giai đoạn 15 năm, kế hoạch hành động 5 năm và hàng năm, trong đó xác định những mục tiêu ưu tiên, những trọng tâm, trọng điểm theo một lộ trình phù hợp. Lồng ghép hiệu quả các mục tiêu phát triển bền vững này vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của từng ngành, từng địa phương.
Chúng ta sẽ vừa làm vừa rút kinh nghiệm để thực hiện ngày càng tốt hơn chương trình nghị sự này, phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam, Thủ tướng nói.
Tỷ lệ hộ nghèo hiện nay khoảng 12%
Với giảm nghèo đa chiều - một chỉ tiêu mới của hệ thống chỉ tiêu 2016, người đứng đầu Chính phủ cho biết, để phù hợp với yêu cầu phát triển, Việt Nam quyết định chuyển sang sử dụng phương pháp tiếp cận đo lường nghèo đa chiều.
Các đại biểu Hà Sỹ Đồng, Trần Ngọc Vinh, Trương Trọng Nghĩa đã chất vấn Thủ tướng về nội dung giảm nghèo đa chiều và các giải pháp mà Chính phủ sẽ triển khai thực hiện.
Thủ tướng thông tin, trong những năm qua, Việt Nam đã triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 14,2% năm 2011 xuống còn dưới 4,5% năm 2015, riêng các huyện nghèo giảm từ 58,3% xuống còn khoảng 28%.
Nhìn lại 20 năm qua, nước ta đã có khoảng 30 triệu người thoát nghèo. Đây là một thành tựu nổi bật của công cuộc đổi mới, được toàn xã hội và cộng đồng quốc tế đánh giá cao, Thủ tướng đánh giá.
Ông cũng nói rõ, việc xác định chuẩn nghèo đơn chiều là chỉ dựa vào thu nhập như đang thực hiện đã bộc lộ những hạn chế, chưa phản ánh được đầy đủ tình trạng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản; việc phân loại, đánh giá, xác định đối tượng nghèo và xây dựng các chính sách giảm nghèo thiếu tính tổng thể, toàn diện.
Thực hiện nghị quyết của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án tổng thể chuyển đổi phương pháp xác định hộ nghèo từ đơn chiều sang đa chiều, trong đó quy định chuẩn nghèo bao gồm cả tiêu chí thu nhập và các tiêu chí về tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản: y tế, giáo dục, nhà ở, thông tin, nước sạch và vệ sinh nông thôn. Thủ tướng Chính phủ sẽ sớm ban hành chuẩn nghèo mới đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.
Theo tính toán bước đầu, với chuẩn nghèo đa chiều, trong đó tiêu chí thu nhập là 700 nghìn đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 900 nghìn đồng/người/tháng ở khu vực thành thị thì tỷ lệ hộ nghèo hiện nay khoảng 12%, tỷ lệ hộ cận nghèo khoảng 6% và dự kiến ngân sách để thực hiện các chính sách hỗ trợ đối tượng nghèo, cận nghèo năm 2016 tăng khoảng 15 nghìn tỷ đồng so với năm 2015.
Vấn đề lao động trong TPP
Nội dung cuối cùng được Thủ tướng trình bày là vấn đề lao động trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Đây là vấn đề được đồng bào cử tri cả nước, nhất là người lao động rất quan tâm. Các đại biểu Trương Trọng Nghĩa, Trần Ngọc Vinh, Võ Kim Cự đã chất vấn Thủ tướng về vấn đề này, ông cho biết.
TPP là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới có quy định nội dung về lao động, nhưng không đưa ra tiêu chuẩn riêng, mà chỉ áp dụng theo các tiêu chuẩn về lao động đã được nêu trong tuyên bố năm 1998 về những nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), thể hiện trong 8 công ước cơ bản.
Việt Nam là thành viên của ILO từ năm 1992, đã phê chuẩn 5/8 công ước cơ bản của ILO và đang chuẩn bị trình cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn đối với 3 công ước cơ bản còn lại.
Thủ tướng trình bày, theo cam kết trong TPP, các tổ chức của người lao động ở cấp cơ sở doanh nghiệp có thể gia nhập hoặc cùng nhau thành lập tổ chức của người lao động ở cấp cao hơn như cấp ngành, cấp vùng, theo đúng trình tự đăng ký được pháp luật quy định một cách công khai, minh bạch.
Tôn chỉ, mục đích, trình tự, thủ tục thành lập và phương thức hoạt động của các tổ chức của người lao động ở cấp cao hơn này cũng phải tuân thủ đầy đủ theo các quy định của pháp luật Việt Nam và không trái với các quy định của ILO.
Thủ tướng cho biết, sau khi hiệp định TPP được cấp có thẩm quyền phê chuẩn, đối với nội dung về lao động, chúng ta sẽ nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật (có thể là nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng) để thực thi nội dung về lao động trong hiệp định, bảo đảm phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và quy định của ILO.
Việc thực hiện các cam kết về lao động trong TPP cũng chính là việc tiếp tục thực hiện các quy định của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) mà Việt Nam là một thành viên. Và cũng không ảnh hưởng, không làm hạn chế địa vị pháp lý, vai trò, chức năng nhiệm vụ và tổ chức, hoạt động của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Thủ tướng chốt lại nội dung cuối cùng.
Đến 10h 09, Thủ tướng kết thúc phần trình bày báo cáo. Ông nói những ý kiến chất vấn còn lại xin được trả lời bằng văn bản gửi đến các vị đại biểu Quốc hội và đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ.
Chủ trương về chủ quyền là nhất quán
Trong phần trả lời trực tiếp, Thủ tướng nói, theo đề nghị của Chủ tịch Quốc hội, ông sẽ trả lời chất vấn của ba vị đại biểu liên quan đến tranh chấp chủ quyền, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc.
Thủ tướng nói, theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ đã nhiều lần trình bày với Quốc hội là tư tưởng, quan điểm, chủ trương của Việt Nam về vấn đề này là rõ ràng, nhất quán, và đã đạt được nhiều kết quả tích cực, cho dù còn không ít khó khăn, thách thức.
Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam chân thành làm hết sức mình để tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác bình đẳng, cùng có lợi, cùng phát triển với Trung Quốc trên tất cả các lĩnh vực, nhưng đồng thời kiên quyết đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyển lãnh thổ, lợi ích quốc gia theo đúng Hiến pháp, cũng như luật pháp quốc tế và các cam kết khu vực.
Người đứng đầu Chính phủ cũng cho biết, đồng thời với phát triển kinh tế - xã hội thì cần tăng cường an ninh, đối ngoại, bảo đảm an ninh xã hội tăng cường khối đại đoàn kết và sức mạnh toàn dân tộc, tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế về lẽ phải của Việt Nam.
Đến 10h 14, Thủ tướng dừng lời và kết thúc phần trả lời chất vấn trực tiếp trước Quốc hội.
Theo Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn, trong hai ngày qua, đã có 18 vị đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi cho Thủ tướng với 24 câu hỏi trực tiếp. Và hai đại biểu đoàn Tp.HCM gửi 7 chất vấn bằng văn bản.
Thủ tướng cho biết, tại kỳ họp này, đến chiều hôm qua, các vị đại biểu Quốc hội cũng đã gửi 8 phiếu chất vấn với 17 câu hỏi, và đã trực tiếp nêu 24 ý kiến chất vấn. Thủ tướng đã yêu cầu các thành viên Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao trả lời bằng văn bản hoặc trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu tại hội trường.
Kinh tế vĩ mô ổn định
Như mọi kỳ họp, Thủ tướng vẫn trình bày bản báo cáo được chuẩn bị sẵn về một số vấn đề cử tri cả nước quan tâm chất vấn. Về tình hình kinh tế xã hội, Thủ tướng cập nhật số liệu đến hết tháng 11/2015.
Theo đó, trong tháng 10 và tháng 11, tình hình tiếp tục chuyển biến tích cực. Kinh tế vĩ mô ổn định, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 tăng khoảng 0,1 - 0,2%, 11 tháng tăng 0,6 - 0,7%, ước cả năm tăng dưới 2%. Dư nợ tín dụng 11 tháng tăng 14,5 - 15%, cả năm tăng trên 17%. Mặt bằng lãi suất, tỷ giá và thị trường ngoại hối tiếp tục ổn định.
Xuất khẩu 11 tháng đạt khoảng 149 tỷ USD, tăng 8,5%. Vốn FDI thực hiện đạt khoảng 13,2 tỷ USD, tăng 17,9%. Vốn ODA giải ngân đạt khoảng 4,4 tỷ USD. Thu ngân sách Nhà nước ước đạt 94,1% dự toán, tăng 8,3%; chi ngân sách đạt 88,4% dự toán, tăng 7,4% so với cùng kỳ.
Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, tuy còn không ít khó khăn hạn chế, nhưng với những kết quả nêu trên, có cơ sở để đạt được những mục tiêu, nhiệm vụ mà Chính phủ đã báo cáo trước Quốc hội. Chính phủ sẽ nỗ lực tập trung chỉ đạo để đạt mức cao nhất các chỉ tiêu mà Quốc hội đã đề ra cho năm 2015, trong đó phấn đấu tăng trưởng GDP đạt trên 6,5%.
Và, sẽ khẩn trương triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế - xã hội ngay từ ngày đầu, tháng đầu của năm 2016.
Phân định rõ chức năng
Tại kỳ họp này, các đại biểu Trương Trọng Nghĩa, Lê Như Tiến, Trịnh Ngọc Phương, Võ Kim Cự đề nghị Thủ tướng nói rõ nội hàm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và những giải pháp mà Chính phủ đã và đang thực hiện.
Nhận xét đây là vấn đề có phạm vi rất rộng, Thủ tướng nhấn mạnh phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, đã được đề cập toàn diện trong cương lĩnh, Hiến pháp, nhiều nghị quyết của Đảng và trong dự thảo báo cáo chính trị, báo cáo kinh tế - xã hội của Đảng.
Ông nói, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế thị trường hiện đại, với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ, hiệu quả theo quy luật kinh tế thị trường, phù hợp với hội nhập kinh tế quốc tế.
Đồng thời, Nhà nước sử dụng thể chế, luật pháp, các nguồn lực, công cụ điều tiết, cơ chế chính sách phân phối và phân phối lại để phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, từng bước nâng cao phúc lợi xã hội, chăm lo cải thiện đời sống mọi mặt của nhân dân, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo và bảo vệ môi trường.
Nội dung tiếp theo được Thủ tướng nhấn mạnh là xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; bảo đảm dân chủ, quyền con người, quyền công dân; lấy lợi ích quốc gia, dân tộc làm mục tiêu cao nhất.
Phân định rõ chức năng của nhà nước và chức năng của thị trường. Nhà nước tập trung tạo dựng môi trường và điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp được tự do, sáng tạo trong đầu tư kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng, minh bạch trong kinh tế thị trường.
Đồng thời, phát huy cao nhất quyền làm chủ của nhân dân, tạo động lực mạnh mẽ và sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động tối đa các nguồn lực để phát triển nhanh, bền vững và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Nhất quán cơ chế giá thị trường
Để thực hiện nội dung này, Thủ tướng cho biết Chính phủ đã và đang triển khai thực hiện nhiều nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu.
Như, tiếp tục hoàn thiện thể chế, luật pháp, cơ chế chính sách phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tập trung triển khai thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, thi hành Hiến pháp và ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành , bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, ổn định và khả thi. Đồng thời, rà soát, điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch phát triển cho phù hợp với yêu cầu của kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.
Giải pháp tiếp theo là phát triển đồng bộ, hiệu quả các loại thị trường hàng hóa, dịch vụ, tài chính, bất động sản, lao động, khoa học công nghệ… theo hướng hiện đại; chú trọng các loại thị trường mới như mua bán nợ, công cụ tài chính phái sinh, cho thuê tài sản… Chủ động mở cửa thị trường phù hợp với các cam kết quốc tế gắn với nâng cao năng suất lao động và sức mạnh nội sinh của nền kinh tế. Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ. Huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường.
Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế; kiểm soát tốt lạm phát; cơ cấu lại phù hợp thu chi ngân sách, kiểm soát chặt chẽ bội chi, quản lý hiệu quả nợ công, nợ xấu, bảo đảm an toàn tài chính, tiền tệ quốc gia. Tăng cường các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu phù hợp, phấn đấu cân bằng thương mại bền vững. Tăng cường quản lý thị trường, giá cả cũng là nhiệm vụ, giải pháp được Thủ tướng trình bày.
Người đứng đầu Chính phủ cũng cho biết sẽ thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường đối với tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ trong nền kinh tế.
Riêng đối với những hàng hoá, dịch vụ công thiết yếu (bao gồm cả dịch vụ y tế, giáo dục), kiên định thực hiện cơ chế giá thị trường theo lộ trình phù hợp, tính đúng, tính đủ chi phí hợp lý, công khai, minh bạch các yếu tố hình thành giá; đồng thời hỗ trợ phù hợp cho các đối tượng chính sách, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.
Với giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của các cơ quan nhà nước, Thủ tướng nói, Nhà nước tập trung tạo dựng môi trường kinh doanh an toàn, thuận lợi và quản lý, điều hành nền kinh tế bằng pháp luật, quy hoạch, kế hoạch và các công cụ điều tiết phù hợp với kinh tế thị trường.
Bảo vệ quyền sở hữu tài sản hợp pháp và quyền tự do kinh doanh của người dân, doanh nghiệp. Khuyến khích mọi ý tưởng sáng tạo, thúc đẩy đổi mới và phát triển. Kiểm soát tốt độc quyền kinh doanh. Đặt doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong cơ chế thị trường; phân định rõ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường và thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước giao.
Điểm sáng về giảm nghèo
Chuyển sang chương trình nghị sự 2030 của Liên hiệp quốc vì sự phát triển bền vững - vấn đề được thể hiện ở chất vấn của các vị đại biểu Trương Trọng Nghĩa, Hà Sỹ Đồng, Trịnh Ngọc Phương, Thủ tướng nói đây là vấn đề mới, có phạm vi rộng lớn, đề cập đến rất nhiều lĩnh vực và mang tính toàn cầu.
Năm 2000, Liên hiệp quốc đã ra tuyên bố xác lập 8 mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Là thành viên có trách nhiệm của Liên hiệp quốc, trong 15 năm qua Việt Nam đã nỗ lực thực hiện và hoàn thành trước thời hạn nhiều mục tiêu, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Tại phiên họp Đại hội đồng Liên hiệp quốc tháng 9/2015, Việt Nam được đánh giá là một trong 6 quốc gia hoàn thành trước thời hạn và là điểm sáng về thực hiện mục tiêu giảm nghèo, trong khi mục tiêu này vẫn còn là một thách thức lớn của toàn cầu, Thủ tướng cho biết.
Theo Thủ tướng, Việt Nam sẽ phấn đấu thực hiện hiệu quả chương trình nghị sự 2030. Đây vừa là mục tiêu, yêu cầu phát triển bền vững của đất nước, vừa là đóng góp thiết thực vào sự phát triển chung của toàn cầu.
Với tinh thần đó, Chính phủ sẽ xây dựng chương trình tổng thể cho giai đoạn 15 năm, kế hoạch hành động 5 năm và hàng năm, trong đó xác định những mục tiêu ưu tiên, những trọng tâm, trọng điểm theo một lộ trình phù hợp. Lồng ghép hiệu quả các mục tiêu phát triển bền vững này vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của từng ngành, từng địa phương.
Chúng ta sẽ vừa làm vừa rút kinh nghiệm để thực hiện ngày càng tốt hơn chương trình nghị sự này, phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam, Thủ tướng nói.
Tỷ lệ hộ nghèo hiện nay khoảng 12%
Với giảm nghèo đa chiều - một chỉ tiêu mới của hệ thống chỉ tiêu 2016, người đứng đầu Chính phủ cho biết, để phù hợp với yêu cầu phát triển, Việt Nam quyết định chuyển sang sử dụng phương pháp tiếp cận đo lường nghèo đa chiều.
Các đại biểu Hà Sỹ Đồng, Trần Ngọc Vinh, Trương Trọng Nghĩa đã chất vấn Thủ tướng về nội dung giảm nghèo đa chiều và các giải pháp mà Chính phủ sẽ triển khai thực hiện.
Thủ tướng thông tin, trong những năm qua, Việt Nam đã triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 14,2% năm 2011 xuống còn dưới 4,5% năm 2015, riêng các huyện nghèo giảm từ 58,3% xuống còn khoảng 28%.
Nhìn lại 20 năm qua, nước ta đã có khoảng 30 triệu người thoát nghèo. Đây là một thành tựu nổi bật của công cuộc đổi mới, được toàn xã hội và cộng đồng quốc tế đánh giá cao, Thủ tướng đánh giá.
Ông cũng nói rõ, việc xác định chuẩn nghèo đơn chiều là chỉ dựa vào thu nhập như đang thực hiện đã bộc lộ những hạn chế, chưa phản ánh được đầy đủ tình trạng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản; việc phân loại, đánh giá, xác định đối tượng nghèo và xây dựng các chính sách giảm nghèo thiếu tính tổng thể, toàn diện.
Thực hiện nghị quyết của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án tổng thể chuyển đổi phương pháp xác định hộ nghèo từ đơn chiều sang đa chiều, trong đó quy định chuẩn nghèo bao gồm cả tiêu chí thu nhập và các tiêu chí về tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản: y tế, giáo dục, nhà ở, thông tin, nước sạch và vệ sinh nông thôn. Thủ tướng Chính phủ sẽ sớm ban hành chuẩn nghèo mới đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.
Theo tính toán bước đầu, với chuẩn nghèo đa chiều, trong đó tiêu chí thu nhập là 700 nghìn đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 900 nghìn đồng/người/tháng ở khu vực thành thị thì tỷ lệ hộ nghèo hiện nay khoảng 12%, tỷ lệ hộ cận nghèo khoảng 6% và dự kiến ngân sách để thực hiện các chính sách hỗ trợ đối tượng nghèo, cận nghèo năm 2016 tăng khoảng 15 nghìn tỷ đồng so với năm 2015.
Vấn đề lao động trong TPP
Nội dung cuối cùng được Thủ tướng trình bày là vấn đề lao động trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Đây là vấn đề được đồng bào cử tri cả nước, nhất là người lao động rất quan tâm. Các đại biểu Trương Trọng Nghĩa, Trần Ngọc Vinh, Võ Kim Cự đã chất vấn Thủ tướng về vấn đề này, ông cho biết.
TPP là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới có quy định nội dung về lao động, nhưng không đưa ra tiêu chuẩn riêng, mà chỉ áp dụng theo các tiêu chuẩn về lao động đã được nêu trong tuyên bố năm 1998 về những nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), thể hiện trong 8 công ước cơ bản.
Việt Nam là thành viên của ILO từ năm 1992, đã phê chuẩn 5/8 công ước cơ bản của ILO và đang chuẩn bị trình cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn đối với 3 công ước cơ bản còn lại.
Thủ tướng trình bày, theo cam kết trong TPP, các tổ chức của người lao động ở cấp cơ sở doanh nghiệp có thể gia nhập hoặc cùng nhau thành lập tổ chức của người lao động ở cấp cao hơn như cấp ngành, cấp vùng, theo đúng trình tự đăng ký được pháp luật quy định một cách công khai, minh bạch.
Tôn chỉ, mục đích, trình tự, thủ tục thành lập và phương thức hoạt động của các tổ chức của người lao động ở cấp cao hơn này cũng phải tuân thủ đầy đủ theo các quy định của pháp luật Việt Nam và không trái với các quy định của ILO.
Thủ tướng cho biết, sau khi hiệp định TPP được cấp có thẩm quyền phê chuẩn, đối với nội dung về lao động, chúng ta sẽ nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật (có thể là nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng) để thực thi nội dung về lao động trong hiệp định, bảo đảm phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và quy định của ILO.
Việc thực hiện các cam kết về lao động trong TPP cũng chính là việc tiếp tục thực hiện các quy định của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) mà Việt Nam là một thành viên. Và cũng không ảnh hưởng, không làm hạn chế địa vị pháp lý, vai trò, chức năng nhiệm vụ và tổ chức, hoạt động của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Thủ tướng chốt lại nội dung cuối cùng.
Đến 10h 09, Thủ tướng kết thúc phần trình bày báo cáo. Ông nói những ý kiến chất vấn còn lại xin được trả lời bằng văn bản gửi đến các vị đại biểu Quốc hội và đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ.
Chủ trương về chủ quyền là nhất quán
Trong phần trả lời trực tiếp, Thủ tướng nói, theo đề nghị của Chủ tịch Quốc hội, ông sẽ trả lời chất vấn của ba vị đại biểu liên quan đến tranh chấp chủ quyền, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc.
Thủ tướng nói, theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ đã nhiều lần trình bày với Quốc hội là tư tưởng, quan điểm, chủ trương của Việt Nam về vấn đề này là rõ ràng, nhất quán, và đã đạt được nhiều kết quả tích cực, cho dù còn không ít khó khăn, thách thức.
Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam chân thành làm hết sức mình để tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác bình đẳng, cùng có lợi, cùng phát triển với Trung Quốc trên tất cả các lĩnh vực, nhưng đồng thời kiên quyết đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyển lãnh thổ, lợi ích quốc gia theo đúng Hiến pháp, cũng như luật pháp quốc tế và các cam kết khu vực.
Người đứng đầu Chính phủ cũng cho biết, đồng thời với phát triển kinh tế - xã hội thì cần tăng cường an ninh, đối ngoại, bảo đảm an ninh xã hội tăng cường khối đại đoàn kết và sức mạnh toàn dân tộc, tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế về lẽ phải của Việt Nam.
Đến 10h 14, Thủ tướng dừng lời và kết thúc phần trả lời chất vấn trực tiếp trước Quốc hội.