Chất vấn Chính phủ và những lưu ý lớn
Từ sáng 16/11, các phiên chất vấn và trả lời chất vấn của kỳ họp Quốc hội thứ 10 sẽ bắt đầu
Như VnEconomy đã thông tin, khác hẳn các phiên chất vấn ở những kỳ họp trước, lần này chất vấn được tiến hành như một cuộc “tổng rà soát” việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội về chất vấn, từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13 đến nay.
Và các bản báo cáo hậu chất vấn ở từng lĩnh vực không chỉ được gửi đến các vị đại biểu như mọi lần, mà còn được các ủy ban chức năng của Quốc hội thẩm tra.
Qua đó, nhiều lưu ý, đề nghị với Chính phủ đã được nêu khá cụ thể.
Và các bản báo cáo hậu chất vấn ở từng lĩnh vực không chỉ được gửi đến các vị đại biểu như mọi lần, mà còn được các ủy ban chức năng của Quốc hội thẩm tra.
Qua đó, nhiều lưu ý, đề nghị với Chính phủ đã được nêu khá cụ thể.
Từ sáng 16/11, các phiên chất vấn và trả lời chất vấn của kỳ họp Quốc hội thứ 10 sẽ bắt đầu diễn ra cho đến hết sáng 18/11
Lúng túng sắp xếp báo chí
Tăng cường quản lý nhà nước về báo chí là một trong những yêu cầu được Quốc hội đưa ra sau khi chất vấn về lĩnh vực thông tin và truyền thông.
Cơ quan thẩm tra của Quốc hội nhận xét, đến nay đề án quy hoạch báo chí toàn quốc vẫn chưa được phê duyệt, dẫn đến cả Trung ương và các địa phương đều lúng túng trong việc sắp xếp lại mạng lưới các cơ quan báo chí.
Công tác giao ban báo chí mỗi nơi thực hiện một kiểu và ở một số địa phương còn mang tính hình thức, chưa đáp ứng nhu cầu định hướng thông tin.
Vấn đề này, theo cơ quan thẩm tra là cần nghiên cứu, luật hóa trong việc sửa đổi Luật Báo chí để công tác này thực sự đạt hiệu quả.
Báo cáo thẩm tra cũng lưu ý là số lượng các khóa đào tạo, bồi dưỡng do Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Nhà báo tổ chức còn rất hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu thực tế, đặc biệt là các lớp đào tạo về nghiệp vụ quản lý cho lãnh đạo cơ quan báo chí. Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng chưa phong phú, đa dạng, cập nhật, chưa tiếp cận công nghệ truyền thông tiên tiến của thế giới, nặng về lý thuyết, thiếu thực hành.
Lưu ý tiếp theo từ cơ quan thẩm tra là vẫn còn không ít sai phạm của các cơ quan báo chí chưa được các cơ quan có thẩm quyền xử lý kịp thời, đúng mức, dứt điểm.
Trong một số trường hợp, cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương chưa thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát đối với cơ quan báo chí đóng trên địa bàn; còn đùn đẩy trách nhiệm xử lý cho cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương trong việc giải quyết sai phạm về báo chí xảy ra trên địa bàn.
Bên cạnh nội dung nói trên, sau chất vấn Quốc hội còn yêu cầu ngành thông tin và truyền thông xây dựng và triển khai thực hiện đề án bảo đảm an toàn thông tin, an toàn mạng; bảo đảm an ninh, an toàn thông tin quốc gia.
Nhìn lại cả nhiệm kỳ, cơ quan thẩm tra nhận xét, trên thực tế, an toàn thông tin, an toàn mạng càng ngày càng diễn biến phức tạp. Tình trạng “tin tặc” tấn công các trang mạng của doanh nghiệp và trang mạng của cơ quan nhà nước có chiều hướng gia tăng, gây thiệt hại về kinh tế của các doanh nghiệp và đe dọa an ninh thông tin quốc gia.
Công tác quản lý thông tin trên mạng cũng còn nhiều bất cập, vẫn còn hiện tượng các trang mạng có nội dung không chính xác, đưa tin sai lệch về tình hình kinh tế xã hội, về lãnh đạo Đảng, Nhà nước gây hoang mang dư luận, bất ổn trong xã hội.
Vẫn theo báo cáo thẩm tra thì việc phát hiện, ngăn chặn sai phạm đối với các trang tin điện tử, mạng xã hội của nước ngoài không rõ nguồn gốc hiện còn là một thách thức lớn đối với cơ quan quản lý nhà nước về thông tin truyền thông, do những trang mạng này có máy chủ đặt ở nước ngoài.
Nhức nhối đạo đức xã hội
Chất vấn thành viên Chính phủ về sự xuống cấp đạo đức xã hội đã lâu, xong đến kỳ họp này, nhiều vị đại biểu Quốc hội vẫn đặc biệt lo lắng trước những vụ giết người hàng loạt, những suy thoái về đạo đức, lối sống.
Cơ quan thẩm tra đánh giá, sự xuống cấp về đạo đức xã hội, tình trang bạo lực gia đình, bạo lực học đường hiện vẫn đang là vấn đề nhức nhối. Nhiều hành vi thiếu đạo đức, thậm chí thiếu nhân tính trong các mối quan hệ xã hội, kể cả giữa những người trong gia đình gần đây xuất hiện liên tục trên báo chí, trở thành vấn đề được dư luận xã hội quan tâm.
Chính phủ được lưu ý là một số địa phương, vì mục tiêu phát triển kinh tế, tăng thu ngân sách, đã triển khai không ít dự án, công trình tác động xấu đến cảnh quan thiên nhiên, môi trường.
Có không ít dự án, công trình gần khu vực bảo vệ di tích được quy hoạch, thiết kế và thực hiện mà không tham khảo ý kiến Bộ văn hóa, thể thao và du lịch, vi phạm nghiêm trọng Luật Di sản văn hóa.
Bên cạnh đó là lễ hội diễn ra còn tràn lan, hiệu quả văn hóa thấp, sinh hoạt tín ngưỡng tại một số lễ hội bị biến tướng thành mê tín dị đoan, thương mại hóa nhưng chậm được chấn chỉnh, khắc phục.
Sau giám sát, các cơ quan của Quốc hội đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần thống nhất nhận thức, đề cao trách nhiệm cá nhân, công tác phối hợp hành động để thực hiện có hiệu quả hơn các nghị quyết của Quốc hội.
Sau khi có nghị quyết của Quốc hội, cần ban hành kế hoạch triển khai, phân công thực hiện đối với từng nghị quyết, giao cơ quan chủ trì báo cáo, đầu mối phối hợp, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện.
Những vấn đề cần phối hợp nhiều cơ quan, cần có lãnh đạo cấp trên trực tiếp theo dõi, chỉ đạo thực hiện; báo cáo thực hiện cần phân tích, đánh giá đầy đủ về kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, giải pháp, kèm theo số liệu minh họa, cơ quan thâm tra lưu ý.
Lúng túng sắp xếp báo chí
Tăng cường quản lý nhà nước về báo chí là một trong những yêu cầu được Quốc hội đưa ra sau khi chất vấn về lĩnh vực thông tin và truyền thông.
Cơ quan thẩm tra của Quốc hội nhận xét, đến nay đề án quy hoạch báo chí toàn quốc vẫn chưa được phê duyệt, dẫn đến cả Trung ương và các địa phương đều lúng túng trong việc sắp xếp lại mạng lưới các cơ quan báo chí.
Công tác giao ban báo chí mỗi nơi thực hiện một kiểu và ở một số địa phương còn mang tính hình thức, chưa đáp ứng nhu cầu định hướng thông tin.
Vấn đề này, theo cơ quan thẩm tra là cần nghiên cứu, luật hóa trong việc sửa đổi Luật Báo chí để công tác này thực sự đạt hiệu quả.
Báo cáo thẩm tra cũng lưu ý là số lượng các khóa đào tạo, bồi dưỡng do Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Nhà báo tổ chức còn rất hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu thực tế, đặc biệt là các lớp đào tạo về nghiệp vụ quản lý cho lãnh đạo cơ quan báo chí. Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng chưa phong phú, đa dạng, cập nhật, chưa tiếp cận công nghệ truyền thông tiên tiến của thế giới, nặng về lý thuyết, thiếu thực hành.
Lưu ý tiếp theo từ cơ quan thẩm tra là vẫn còn không ít sai phạm của các cơ quan báo chí chưa được các cơ quan có thẩm quyền xử lý kịp thời, đúng mức, dứt điểm.
Trong một số trường hợp, cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương chưa thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát đối với cơ quan báo chí đóng trên địa bàn; còn đùn đẩy trách nhiệm xử lý cho cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương trong việc giải quyết sai phạm về báo chí xảy ra trên địa bàn.
Bên cạnh nội dung nói trên, sau chất vấn Quốc hội còn yêu cầu ngành thông tin và truyền thông xây dựng và triển khai thực hiện đề án bảo đảm an toàn thông tin, an toàn mạng; bảo đảm an ninh, an toàn thông tin quốc gia.
Nhìn lại cả nhiệm kỳ, cơ quan thẩm tra nhận xét, trên thực tế, an toàn thông tin, an toàn mạng càng ngày càng diễn biến phức tạp. Tình trạng “tin tặc” tấn công các trang mạng của doanh nghiệp và trang mạng của cơ quan nhà nước có chiều hướng gia tăng, gây thiệt hại về kinh tế của các doanh nghiệp và đe dọa an ninh thông tin quốc gia.
Công tác quản lý thông tin trên mạng cũng còn nhiều bất cập, vẫn còn hiện tượng các trang mạng có nội dung không chính xác, đưa tin sai lệch về tình hình kinh tế xã hội, về lãnh đạo Đảng, Nhà nước gây hoang mang dư luận, bất ổn trong xã hội.
Vẫn theo báo cáo thẩm tra thì việc phát hiện, ngăn chặn sai phạm đối với các trang tin điện tử, mạng xã hội của nước ngoài không rõ nguồn gốc hiện còn là một thách thức lớn đối với cơ quan quản lý nhà nước về thông tin truyền thông, do những trang mạng này có máy chủ đặt ở nước ngoài.
Nhức nhối đạo đức xã hội
Chất vấn thành viên Chính phủ về sự xuống cấp đạo đức xã hội đã lâu, xong đến kỳ họp này, nhiều vị đại biểu Quốc hội vẫn đặc biệt lo lắng trước những vụ giết người hàng loạt, những suy thoái về đạo đức, lối sống.
Cơ quan thẩm tra đánh giá, sự xuống cấp về đạo đức xã hội, tình trang bạo lực gia đình, bạo lực học đường hiện vẫn đang là vấn đề nhức nhối. Nhiều hành vi thiếu đạo đức, thậm chí thiếu nhân tính trong các mối quan hệ xã hội, kể cả giữa những người trong gia đình gần đây xuất hiện liên tục trên báo chí, trở thành vấn đề được dư luận xã hội quan tâm.
Chính phủ được lưu ý là một số địa phương, vì mục tiêu phát triển kinh tế, tăng thu ngân sách, đã triển khai không ít dự án, công trình tác động xấu đến cảnh quan thiên nhiên, môi trường.
Có không ít dự án, công trình gần khu vực bảo vệ di tích được quy hoạch, thiết kế và thực hiện mà không tham khảo ý kiến Bộ văn hóa, thể thao và du lịch, vi phạm nghiêm trọng Luật Di sản văn hóa.
Bên cạnh đó là lễ hội diễn ra còn tràn lan, hiệu quả văn hóa thấp, sinh hoạt tín ngưỡng tại một số lễ hội bị biến tướng thành mê tín dị đoan, thương mại hóa nhưng chậm được chấn chỉnh, khắc phục.
Sau giám sát, các cơ quan của Quốc hội đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần thống nhất nhận thức, đề cao trách nhiệm cá nhân, công tác phối hợp hành động để thực hiện có hiệu quả hơn các nghị quyết của Quốc hội.
Sau khi có nghị quyết của Quốc hội, cần ban hành kế hoạch triển khai, phân công thực hiện đối với từng nghị quyết, giao cơ quan chủ trì báo cáo, đầu mối phối hợp, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện.
Những vấn đề cần phối hợp nhiều cơ quan, cần có lãnh đạo cấp trên trực tiếp theo dõi, chỉ đạo thực hiện; báo cáo thực hiện cần phân tích, đánh giá đầy đủ về kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, giải pháp, kèm theo số liệu minh họa, cơ quan thâm tra lưu ý.