Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét báo cáo phòng chống tham nhũng
Nhiều báo cáo quan trọng trình Quốc hội vào kỳ họp tới sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp thứ 35
Nhiều báo cáo quan trọng trình Quốc hội vào kỳ họp thứ tám tới đây sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp thứ 35, từ 27/9 đến 4/10.
Theo chương trình dự kiến, tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ nghe và cho ý kiến các báo cáo về công tác dân nguyện và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2010; Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri từ sau kỳ họp Quốc hội thứ bảy đến kỳ họp thứ tám; báo cáo về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí...
Thường vụ Quốc hội cũng sẽ xem xét các báo cáo công tác năm 2010 của Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; các Báo cáo của Chính phủ về công tác thi hành án, công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác phòng, chống tham nhũng năm 2010.
Tại phiên họp thứ 34, Khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến chuẩn bị kỳ họp Quốc hội thứ tám, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Thu Ba đã đề nghị nên để đại biểu Quốc thảo luận báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thay vì Chính phủ gửi đến để đại biểu "tự nghiên cứu".
Trước kỳ họp Quốc hội cuối năm ngoái, nhiều ý kiến cũng đã đề nghị Chính phủ báo cáo tại hội trường về công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Bởi đây là những vấn đề được cử tri và đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm.
Theo nhận định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại báo cáo kết quả giám sát việc tổ chức, thực hiện công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng được hoàn thành trước kỳ họp đó, thì tình hình tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng, diễn biến phức tạp. Tham nhũng vẫn xảy ra ở nhiều ngành, nhiều địa phương, nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội. Cán bộ, nhân dân vẫn rất bức xúc và bất bình về tình hình tham nhũng hiện nay.
Ngoài các nội dung trên, tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ dành 1 ngày để nghe Chính phủ báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2010; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011; phương án phân bổ ngân sách trung ương và bổ sung ngân sách địa phương năm 2011; định hướng các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015 và tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước cho một số ngành đặc thù.
Trước khi trình Quốc hội, báo cáo giám sát việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực liên quan trực tiếp đến công dân và doanh nghiệp theo chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 cũng được thảo luận tại phiên họp. Đây là một trong hai chuyên đề được Quốc hội thực hiện giám sát tối cao trong năm nay. Dự kiến chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2011 cũng sẽ được thảo luận tại phiên họp này.
Các dự án luật sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý là dự án Bộ luật Tố tụng hành chính; Luật Thanh tra (sửa đổi): Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Luật Viên chức; Luật Thuế bảo vệ môi trường; Luật Khoáng sản (sửa đổi)... Đồng thời, hai dự án luật mới sẽ được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội là Luật hợp tác xã (sửa đổi) và Luật Lưu trữ.
Theo chương trình dự kiến, tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ nghe và cho ý kiến các báo cáo về công tác dân nguyện và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2010; Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri từ sau kỳ họp Quốc hội thứ bảy đến kỳ họp thứ tám; báo cáo về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí...
Thường vụ Quốc hội cũng sẽ xem xét các báo cáo công tác năm 2010 của Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; các Báo cáo của Chính phủ về công tác thi hành án, công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác phòng, chống tham nhũng năm 2010.
Tại phiên họp thứ 34, Khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến chuẩn bị kỳ họp Quốc hội thứ tám, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Thu Ba đã đề nghị nên để đại biểu Quốc thảo luận báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thay vì Chính phủ gửi đến để đại biểu "tự nghiên cứu".
Trước kỳ họp Quốc hội cuối năm ngoái, nhiều ý kiến cũng đã đề nghị Chính phủ báo cáo tại hội trường về công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Bởi đây là những vấn đề được cử tri và đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm.
Theo nhận định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại báo cáo kết quả giám sát việc tổ chức, thực hiện công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng được hoàn thành trước kỳ họp đó, thì tình hình tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng, diễn biến phức tạp. Tham nhũng vẫn xảy ra ở nhiều ngành, nhiều địa phương, nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội. Cán bộ, nhân dân vẫn rất bức xúc và bất bình về tình hình tham nhũng hiện nay.
Ngoài các nội dung trên, tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ dành 1 ngày để nghe Chính phủ báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2010; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011; phương án phân bổ ngân sách trung ương và bổ sung ngân sách địa phương năm 2011; định hướng các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015 và tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước cho một số ngành đặc thù.
Trước khi trình Quốc hội, báo cáo giám sát việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực liên quan trực tiếp đến công dân và doanh nghiệp theo chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 cũng được thảo luận tại phiên họp. Đây là một trong hai chuyên đề được Quốc hội thực hiện giám sát tối cao trong năm nay. Dự kiến chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2011 cũng sẽ được thảo luận tại phiên họp này.
Các dự án luật sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý là dự án Bộ luật Tố tụng hành chính; Luật Thanh tra (sửa đổi): Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Luật Viên chức; Luật Thuế bảo vệ môi trường; Luật Khoáng sản (sửa đổi)... Đồng thời, hai dự án luật mới sẽ được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội là Luật hợp tác xã (sửa đổi) và Luật Lưu trữ.