Tiến hành điều tra áp dụng biện pháp tự vệ bảo hộ cho phân bón
Rất có thể kịch bản áp thuế bảo hộ với mặt hàng thép sẽ lặp lại ở mặt hàng phân bón
Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định 1682A/QĐ-BCT về việc tiến hành điều tra áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu đối với sản phẩm phân bón DAP nhập khẩu từ các quốc gia vào Việt Nam với cáo cuộc gia tăng hàng hoá nhập khẩu gây thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất hàng hoá tương tự trong nước.
Được biết, hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với phân bón DAP là do Công ty Cổ phần DAP và Công ty Cổ phần DAP số 2 - thuộc Tập đoàn Hoá chất - Vinachem, gửi lên cơ quan điều tra (Cục Quản lý cạnh tranh) từ giữa tháng 4/2017.
Theo đó, các loại phân bón vô cơ phức hợp hoặc hỗn hợp có thành phần chính là đạm, lân, hoặc trộn thêm các nguyên tố khác như Canxi, Mangie, Lưu huỳnh, kali… sẽ thuộc các đối tượng điều tra.
Cụ thể, các hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng điều tra thuộc các mã HS như sau: 3105.10.90; 3105.30.00; 3105.40.00; 3105.51.00; 3105.59.00; 3105.90.00.
Cơ quan điều tra khuyến nghị tất cả các tổ chức, cá nhân đang xuất nhập khẩu, phân phối, kinh doanh, sử dụng hàng hóa bị điều tra đăng ký làm bên liên quan để đảm bảo quyền và lợi ích của chính mình theo quy định của pháp luật.
"Căn cứ Điều 20 của Pháp lệnh về tự vệ, Bộ Công Thương có thể ra quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời trước khi kết thúc điều tra nếu xét thấy việc chậm thi hành các biện pháp tự vệ gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước và thiệt hại đó khó có thể khắc phục về sau. Vì vậy, Bộ Công Thương khuyến cáo các doanh nghiệp trong quá trình ký kết hợp đồng nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng điều tra cần lưu ý về khả năng biện pháp tự vệ tạm thời sẽ được áp dụng”, Bộ Công Thương nêu.
Bộ Công Thương biết kể từ khi có quyết định tiến hành điều tra cho đến khi kết thúc quá trình điều tra, cơ quan chức năng có thể thực hiện chế độ cấp giấy phép nhập khẩu đối với loại hàng hóa đang là đối tượng điều tra. Việc cấp giấy phép chỉ nhằm mục đích thống kê, không hạn chế về số lượng, khối lượng hoặc trị giá hàng hóa nhập khẩu.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2016 Việt Nam nhập khẩu 4,15 triệu tấn phân bón, tương ứng 1,1 tỷ USD. Bộ Công Thương dự tính, chi nhập khẩu phân bón trong năm 2017 tương đương với năm 2016 ở mức 1,1 tỷ USD. Thị trường nhập khẩu chính là từ Trung Quốc.
Trước đó, Cục Quản lý Cạnh tranh có công văn gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh về khả năng áp dụng phòng vệ thương mại đối với phân bón nhập khẩu.
Cục Quản lý Cạnh tranh đã làm việc với các công ty liên quan trong lĩnh vực phân bón như Công ty Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc, Nhà máy Đạm Phú Mỹ và Công ty DAP - Vinachem (DAP Đình Vũ). Đồng thời đối chiếu các điều kiện để điều tra áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.
Theo đó, mặt hàng phân ure, hiện nay Việt Nam có 4 doanh nghiệp sản xuất bao gồm Đạm Phú Mỹ và Đạm Cà Mau thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sản xuất từ khí với công suất mỗi công ty 800.000 tấn/năm, Đạm Ninh Bình và Đạm Hà Bắc thuộc Vinachem sản xuất từ than với công suất lần lượt 480.000 tấn/năm và 560.000 tấn/năm.
"Các nhà sản xuất trong nước đang phải chịu thiệt hại, để có cơ sở khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với mặt hàng này theo quy định WTO và pháp luật phòng vệ thương mại Việt Nam thì cần phải theo dõi và phân tích thêm lượng nhập khẩu năm 2017. Đồng thời, cần nghiên cứu thêm về khả năng tồn tại hành vi bán phá giá của các doanh nghiệp sản xuất Trung Quốc vì nguồn nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc", Cục Quản lý Cạnh tranh nhận định.
Được biết, hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với phân bón DAP là do Công ty Cổ phần DAP và Công ty Cổ phần DAP số 2 - thuộc Tập đoàn Hoá chất - Vinachem, gửi lên cơ quan điều tra (Cục Quản lý cạnh tranh) từ giữa tháng 4/2017.
Theo đó, các loại phân bón vô cơ phức hợp hoặc hỗn hợp có thành phần chính là đạm, lân, hoặc trộn thêm các nguyên tố khác như Canxi, Mangie, Lưu huỳnh, kali… sẽ thuộc các đối tượng điều tra.
Cụ thể, các hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng điều tra thuộc các mã HS như sau: 3105.10.90; 3105.30.00; 3105.40.00; 3105.51.00; 3105.59.00; 3105.90.00.
Cơ quan điều tra khuyến nghị tất cả các tổ chức, cá nhân đang xuất nhập khẩu, phân phối, kinh doanh, sử dụng hàng hóa bị điều tra đăng ký làm bên liên quan để đảm bảo quyền và lợi ích của chính mình theo quy định của pháp luật.
"Căn cứ Điều 20 của Pháp lệnh về tự vệ, Bộ Công Thương có thể ra quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời trước khi kết thúc điều tra nếu xét thấy việc chậm thi hành các biện pháp tự vệ gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước và thiệt hại đó khó có thể khắc phục về sau. Vì vậy, Bộ Công Thương khuyến cáo các doanh nghiệp trong quá trình ký kết hợp đồng nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng điều tra cần lưu ý về khả năng biện pháp tự vệ tạm thời sẽ được áp dụng”, Bộ Công Thương nêu.
Bộ Công Thương biết kể từ khi có quyết định tiến hành điều tra cho đến khi kết thúc quá trình điều tra, cơ quan chức năng có thể thực hiện chế độ cấp giấy phép nhập khẩu đối với loại hàng hóa đang là đối tượng điều tra. Việc cấp giấy phép chỉ nhằm mục đích thống kê, không hạn chế về số lượng, khối lượng hoặc trị giá hàng hóa nhập khẩu.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2016 Việt Nam nhập khẩu 4,15 triệu tấn phân bón, tương ứng 1,1 tỷ USD. Bộ Công Thương dự tính, chi nhập khẩu phân bón trong năm 2017 tương đương với năm 2016 ở mức 1,1 tỷ USD. Thị trường nhập khẩu chính là từ Trung Quốc.
Trước đó, Cục Quản lý Cạnh tranh có công văn gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh về khả năng áp dụng phòng vệ thương mại đối với phân bón nhập khẩu.
Cục Quản lý Cạnh tranh đã làm việc với các công ty liên quan trong lĩnh vực phân bón như Công ty Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc, Nhà máy Đạm Phú Mỹ và Công ty DAP - Vinachem (DAP Đình Vũ). Đồng thời đối chiếu các điều kiện để điều tra áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.
Theo đó, mặt hàng phân ure, hiện nay Việt Nam có 4 doanh nghiệp sản xuất bao gồm Đạm Phú Mỹ và Đạm Cà Mau thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sản xuất từ khí với công suất mỗi công ty 800.000 tấn/năm, Đạm Ninh Bình và Đạm Hà Bắc thuộc Vinachem sản xuất từ than với công suất lần lượt 480.000 tấn/năm và 560.000 tấn/năm.
"Các nhà sản xuất trong nước đang phải chịu thiệt hại, để có cơ sở khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với mặt hàng này theo quy định WTO và pháp luật phòng vệ thương mại Việt Nam thì cần phải theo dõi và phân tích thêm lượng nhập khẩu năm 2017. Đồng thời, cần nghiên cứu thêm về khả năng tồn tại hành vi bán phá giá của các doanh nghiệp sản xuất Trung Quốc vì nguồn nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc", Cục Quản lý Cạnh tranh nhận định.