Doanh nghiệp Việt muốn áp tự vệ với phân bón nhập khẩu
Cục Quản lý cạnh tranh đang trong quá trình xin ý kiến doanh nghiệp về việc áp thuế tự vệ với phân bón
Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương) cho biết đã tiếp nhận hồ sơ của một số doanh nghiệp đại diện cho ngành sản xuất trong nước yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ đối với một số sản phẩm phân bón nhập khẩu.
Theo đó, hàng hóa bị điều tra là tất cả các loại phân bón vô cơ phức hợp hoặc hỗn hợp với thành phần chính là đạm và lân. Hàng hóa nhập khẩu bị điều tra không phân biệt về màu sắc. Đây là các loại phân bón dùng cho bón lót, bón thúc cho tất cả các loại cây trồng trên tất cả các loại đất khác nhau hoặc sử dụng để sản xuất các sản phẩm khác.
Phân bón có mã HS bị doanh nghiệp Việt yêu cầu áp thuế tự vệ: 3105.10.10, 3105.10.20, 3105.10.90, 3105.20.00, 3105.30.00, 3105.40.00, 3105.51.00, 3105.59.00, 3105.90.00.
Cục Quản lý Cạnh tranh cho biết đã có văn bản xác nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo các quy định của pháp luật tự vệ của Việt Nam. Tuy nhiên, để phục vụ quá trình xem xét và đánh giá vụ việc để đưa ra quyết định có khởi xướng điều tra hay không, cũng như đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, Cục đề nghị các doanh nghiệp trong nước sản xuất sản phẩm phân bón được mô tả như trên cung cấp các thông tin về công suất thiết kế, lượng sản xuất phân bón trong năm 2014, 2016 và 2016.
Đồng thời, Cục đề nghị các doanh nghiệp cho ý kiến đồng ý hay phản đối về việc áp biện pháp phòng vệ.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2016 Việt Nam nhập khẩu 4,15 triệu tấn phân bón, tương ứng 1,1 tỷ USD. Bộ Công Thương dự tính, chi nhập khẩu phân bón trong năm 2017 tương đương với năm 2016 ở mức 1,1 tỷ USD. Thị trường nhập khẩu chính là từ Trung Quốc.
Trước đó, Cục Quản lý Cạnh tranh có công văn gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh về khả năng áp dụng phòng vệ thương mại đối với phân bón nhập khẩu.
Cục Quản lý Cạnh tranh đã làm việc với các công ty liên quan trong lĩnh vực phân bón như Công ty Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc, Nhà máy Đạm Phú Mỹ và Công ty DAP - Vinachem (DAP Đình Vũ). Đồng thời đối chiếu các điều kiện để điều tra áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.
Theo đó, mặt hàng phân ure, hiện nay Việt Nam có 4 doanh nghiệp sản xuất bao gồm Đạm Phú Mỹ và Đạm Cà Mau thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sản xuất từ khí với công suất mỗi công ty 800.000 tấn/năm, Đạm Ninh Bình và Đạm Hà Bắc thuộc Vinachem sản xuất từ than với công suất lần lượt 480.000 tấn/năm và 560.000 tấn/năm.
Xét tổng thể ngành sản xuất phân ure có thể thấy hai doanh nghiệp sản xuất phân đạm từ than là đối tượng chịu thiệt hại chính do giá than tăng cao trong thời gian qua.
"Các nhà sản xuất trong nước đang phải chịu thiệt hại, để có cơ sở khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với mặt hàng này theo quy định WTO và pháp luật phòng vệ thương mại Việt Nam thì cần phải theo dõi và phân tích thêm lượng nhập khẩu năm 2017. Đồng thời, cần nghiên cứu thêm về khả năng tồn tại hành vi bán phá giá của các doanh nghiệp sản xuất Trung Quốc vì nguồn nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc", Cục Quản lý Cạnh tranh nhận định.
Theo đó, hàng hóa bị điều tra là tất cả các loại phân bón vô cơ phức hợp hoặc hỗn hợp với thành phần chính là đạm và lân. Hàng hóa nhập khẩu bị điều tra không phân biệt về màu sắc. Đây là các loại phân bón dùng cho bón lót, bón thúc cho tất cả các loại cây trồng trên tất cả các loại đất khác nhau hoặc sử dụng để sản xuất các sản phẩm khác.
Phân bón có mã HS bị doanh nghiệp Việt yêu cầu áp thuế tự vệ: 3105.10.10, 3105.10.20, 3105.10.90, 3105.20.00, 3105.30.00, 3105.40.00, 3105.51.00, 3105.59.00, 3105.90.00.
Cục Quản lý Cạnh tranh cho biết đã có văn bản xác nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo các quy định của pháp luật tự vệ của Việt Nam. Tuy nhiên, để phục vụ quá trình xem xét và đánh giá vụ việc để đưa ra quyết định có khởi xướng điều tra hay không, cũng như đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, Cục đề nghị các doanh nghiệp trong nước sản xuất sản phẩm phân bón được mô tả như trên cung cấp các thông tin về công suất thiết kế, lượng sản xuất phân bón trong năm 2014, 2016 và 2016.
Đồng thời, Cục đề nghị các doanh nghiệp cho ý kiến đồng ý hay phản đối về việc áp biện pháp phòng vệ.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2016 Việt Nam nhập khẩu 4,15 triệu tấn phân bón, tương ứng 1,1 tỷ USD. Bộ Công Thương dự tính, chi nhập khẩu phân bón trong năm 2017 tương đương với năm 2016 ở mức 1,1 tỷ USD. Thị trường nhập khẩu chính là từ Trung Quốc.
Trước đó, Cục Quản lý Cạnh tranh có công văn gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh về khả năng áp dụng phòng vệ thương mại đối với phân bón nhập khẩu.
Cục Quản lý Cạnh tranh đã làm việc với các công ty liên quan trong lĩnh vực phân bón như Công ty Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc, Nhà máy Đạm Phú Mỹ và Công ty DAP - Vinachem (DAP Đình Vũ). Đồng thời đối chiếu các điều kiện để điều tra áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.
Theo đó, mặt hàng phân ure, hiện nay Việt Nam có 4 doanh nghiệp sản xuất bao gồm Đạm Phú Mỹ và Đạm Cà Mau thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sản xuất từ khí với công suất mỗi công ty 800.000 tấn/năm, Đạm Ninh Bình và Đạm Hà Bắc thuộc Vinachem sản xuất từ than với công suất lần lượt 480.000 tấn/năm và 560.000 tấn/năm.
Xét tổng thể ngành sản xuất phân ure có thể thấy hai doanh nghiệp sản xuất phân đạm từ than là đối tượng chịu thiệt hại chính do giá than tăng cao trong thời gian qua.
"Các nhà sản xuất trong nước đang phải chịu thiệt hại, để có cơ sở khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với mặt hàng này theo quy định WTO và pháp luật phòng vệ thương mại Việt Nam thì cần phải theo dõi và phân tích thêm lượng nhập khẩu năm 2017. Đồng thời, cần nghiên cứu thêm về khả năng tồn tại hành vi bán phá giá của các doanh nghiệp sản xuất Trung Quốc vì nguồn nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc", Cục Quản lý Cạnh tranh nhận định.