Tổng rà soát các dự án BT tại Hà Nội
Thành phố sẽ tiến hành kiểm tra chủ trương, trình tự, thủ tục cũng như quá trình chấp thuận, phê duyệt của từng dự án BT
UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch rà soát các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) trên địa bàn.
Mục đích của đợt rà soát này là làm rõ tính khả thi, điều kiện thực hiện, qua đó đề xuất danh mục các dự án được tiếp tục triển khai, dự án tạm thời chưa triển khai, không tiếp tục triển khai cũng như xác định rõ những tồn tại, bất cập, vướng mắc trong quá trình thực hiện các dự án BT.
Cơ quan chức năng của Thành phố sẽ tiến hành kiểm tra chủ trương, trình tự, thủ tục cũng như quá trình chấp thuận, phê duyệt của từng dự án.
Đoàn kiểm tra sẽ tiến hành thẩm tra mức độ cần thiết, ưu tiên và quy mô, sự phù hợp với quy hoạch chung, quy hoạch sử dụng đất của Thành phố. Đặc biệt, Thành phố sẽ tiến hành kiểm tra tổng mức đầu tư của từng dự án, kiểm tra khả năng huy động vốn chủ sở hữu để xây dựng công trình, các cam kết cho vay của các ngân hàng cũng như các quy định về huy động vốn trên thị trường.
Ngoài ra, Thành phố cũng sẽ tiến hành kiểm tra năng lực thực hiện dự án của từng chủ đầu tư, tính hợp lệ về pháp nhân chủ đầu tư cũng như kiểm tra cụ thể đối với từng loại dự án đã hoàn thành hoặc đang triển khai đầu tư.
UBND Thành phố giao các nhà đầu tư và cơ quan chức năng, từ 30/6 đến chậm nhất là 31/8 tới phải cung cấp tài liệu, hồ sơ về các dự án và tổng hợp, báo cáo kết quả rà soát về Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND Thành phố trước thời hạn trên.
Trước đó, ngày 11/6 vừa qua, Phó chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Văn Sửu đã có ý kiến chỉ đạo đối với quá trình triển khai các dự án BT trên địa bàn.
Đối với các dự án đã hoàn thành như Bảo tàng Hà Nội, Cung trí thức, đường trục Bắc Hà Đông, đường Lê Văn Lương kéo dài, nhà máy xử lý nước thải Yên Sở… lãnh đạo Thành phố yêu cầu sớm quyết toán công trình.
Với các dự án đang triển khai như Trạm xử lý nước thải Hồ Tây, đường liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên, dự án đầu tư đường vành đai 2,5, đường Lê Đức Thọ đến khu đô thị Xuân Phương… lãnh đạo Thành phố yêu cầu rà soát, khẩn trương tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư.
Báo cáo mới đây của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho thấy, Hà Nội hiện có 65 dự án BT, BOT thuộc danh mục được tiếp tục triển khai, trong đó có 63 dự án BT, gồm: 12 dự án đã và đang triển khai, 20 dự án đã lựa chọn được nhà đầu tư.
Tuy nhiên, có đến 25 dự án mặc dù đã được Thủ tướng chấp thuận nhưng chưa chọn được nhà đầu tư.
Mục đích của đợt rà soát này là làm rõ tính khả thi, điều kiện thực hiện, qua đó đề xuất danh mục các dự án được tiếp tục triển khai, dự án tạm thời chưa triển khai, không tiếp tục triển khai cũng như xác định rõ những tồn tại, bất cập, vướng mắc trong quá trình thực hiện các dự án BT.
Cơ quan chức năng của Thành phố sẽ tiến hành kiểm tra chủ trương, trình tự, thủ tục cũng như quá trình chấp thuận, phê duyệt của từng dự án.
Đoàn kiểm tra sẽ tiến hành thẩm tra mức độ cần thiết, ưu tiên và quy mô, sự phù hợp với quy hoạch chung, quy hoạch sử dụng đất của Thành phố. Đặc biệt, Thành phố sẽ tiến hành kiểm tra tổng mức đầu tư của từng dự án, kiểm tra khả năng huy động vốn chủ sở hữu để xây dựng công trình, các cam kết cho vay của các ngân hàng cũng như các quy định về huy động vốn trên thị trường.
Ngoài ra, Thành phố cũng sẽ tiến hành kiểm tra năng lực thực hiện dự án của từng chủ đầu tư, tính hợp lệ về pháp nhân chủ đầu tư cũng như kiểm tra cụ thể đối với từng loại dự án đã hoàn thành hoặc đang triển khai đầu tư.
UBND Thành phố giao các nhà đầu tư và cơ quan chức năng, từ 30/6 đến chậm nhất là 31/8 tới phải cung cấp tài liệu, hồ sơ về các dự án và tổng hợp, báo cáo kết quả rà soát về Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND Thành phố trước thời hạn trên.
Trước đó, ngày 11/6 vừa qua, Phó chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Văn Sửu đã có ý kiến chỉ đạo đối với quá trình triển khai các dự án BT trên địa bàn.
Đối với các dự án đã hoàn thành như Bảo tàng Hà Nội, Cung trí thức, đường trục Bắc Hà Đông, đường Lê Văn Lương kéo dài, nhà máy xử lý nước thải Yên Sở… lãnh đạo Thành phố yêu cầu sớm quyết toán công trình.
Với các dự án đang triển khai như Trạm xử lý nước thải Hồ Tây, đường liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên, dự án đầu tư đường vành đai 2,5, đường Lê Đức Thọ đến khu đô thị Xuân Phương… lãnh đạo Thành phố yêu cầu rà soát, khẩn trương tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư.
Báo cáo mới đây của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho thấy, Hà Nội hiện có 65 dự án BT, BOT thuộc danh mục được tiếp tục triển khai, trong đó có 63 dự án BT, gồm: 12 dự án đã và đang triển khai, 20 dự án đã lựa chọn được nhà đầu tư.
Tuy nhiên, có đến 25 dự án mặc dù đã được Thủ tướng chấp thuận nhưng chưa chọn được nhà đầu tư.