“Sai phạm nghìn tỷ” tại các dự án BT, bài toán khó giải?
Bộ Kế hoạch và Đầu tư từng công bố một báo cáo nhắc đến các sai phạm tài chính nghiêm trọng tại một số dự án BT của Hà Nội
Tròn hai tháng kể từ ngày đoàn kiểm tra của UBND thành phố Hà Nội tiến hành kiểm tra 12 dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) trên địa bàn, vẫn chưa có một kết luận chính thức nào được công bố.
12 dự án được kiểm tra bao gồm: Bảo tàng Hà Nội; Cung Trí thức; tuyến đường Lê Văn Lương kéo dài; đường trục phía Bắc Hà Đông; đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây (cũ); đường trục phát triển kinh tế, xã hội Bắc Nam; xây dựng tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên; tuyến đường Lê Đức Thọ qua sông Nhuệ đến khu đô thị mới Xuân Phương; nhà máy xử lý nước thải Yên Sở; trạm xử lý nước thải Hồ Tây; đường Đỗ Xá - Quan Sơn; đường từ Thành cổ Sơn Tây đến Đền Và.
Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu đây là một đợt kiểm tra thông thường của chính quyền đối với các dự án có liên quan trực tiếp đến lợi ích của nhà nước. Nhưng đợt kiểm tra này gây được sự chú ý đặc biệt vì trước đó không lâu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố một báo cáo thanh tra trong đó xác định hàng loạt vấn đề sai phạm hết sức nghiêm trọng về tài chính tại một số dự án BT của Hà Nội.
Cụ thể, tại kết luận thanh tra số 215 ngày 13/1/2012, Thanh tra Bộ Kế hoạch Đầu tư đã chỉ ra những tồn tại, thiếu sót tại một số dự án BT trên địa bàn Hà Nội mà nếu chiếu theo các quy định hiện hành về đầu tư và tài chính thì nhà nước đã bị "thất thoát hàng ngàn tỷ đồng và hàng chục triệu USD".
Cơ quan này cũng đã yêu cầu UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan kiểm điểm, xác định trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ để xảy ra những tồn tại, sai sót đã nêu trong kết luận thanh tra và đề ra biện pháp khắc phục, xử lý.
Sự việc nghiêm trọng tới mức ngày 28/3/2012, Văn phòng Chính phủ đã có công văn truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, yêu cầu UBND thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Xây dựng rà soát tình hình thực hiện các dự án này để báo cáo Chính phủ.
Thực hiện chỉ đạo này, ngày 6/4/2012, UBND thành phố Hà Nội đã tổ chức một cuộc họp liên ngành để thảo luận về nội dung kết luận thanh tra tuy nhiên "vì nhiều lý do khác nhau", nội dung cuộc họp này đã không được công bố. Công luận chỉ biết rằng sau đó UBND thành phố Hà Nội cho tiến hành một đợt kiểm tra như đã nói ở trên.
Theo nguồn tin của VnEconomy, đã có sự khác biệt đáng kể trong cách hiểu và vận dụng các quy định pháp luật về quản lý đầu tư và tài chính giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư và UBND thành phố Hà Nội. Vấn đề hiện nay là cách vận dụng các quy định, đặc biệt các yếu tố liên quan đến giá đất được xác định để làm cơ sở "cân đối" với vốn đầu tư của dự án BT.
Trong số 12 dự án BT thuộc diện kiểm tra và có nghi vấn "sai phạm", đáng chú ý nhất là dự án nhà máy xử lý nước thải Yên Sở, một dự án làm điều kiện để Tập đoàn Gamuada Land được triển khai dự án khu đô thị Gamuda City ở quận Hoàng Mai. Đây là dự án duy nhất do nhà đầu tư nước ngoài triển khai và theo Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư, "sai phạm" tại đây lên tới 67 triệu USD.
Cụ thể, chủ đầu tư đã sử dụng "kỹ thuật tài chính" để đội giá công trình lên đến 20% tổng mức đầu tư dự án thông qua việc tính đơn giá tổng hợp nhiều hạng mục của dự án trùng lặp; toàn bộ các hạng mục phần xây lắp đều được tính thêm 5% công việc khác mà thực tế chi phí này đã có trong mục dự phòng của tổng mức đầu tư; tính lặp yếu tố trượt giá làm tăng giá trị công trình...
Hiện tại, không như các dự án BT khác do chủ đầu tư trong nước triển khai, dự án nhà máy xử lý nước thải Yên Sở đã hoàn tất và đi vào hoạt động, trong khi dự án Gamuda City cũng đã chính thức có sản phẩm bán ra thị trường trong tháng 6 vừa qua.
Một điểm đáng chú ý là trong khi các dự án của chủ đầu tư trong nước thường được tiến hành "song song", tức là chủ đầu tư vừa triển khai dự án BT, vừa triển khai các dự án "đối ứng" để kinh doanh thì Gamuda lại tỏ ra khá "đàng hoàng" khi triển khai dự án BT trước rồi mới triển khai dự án "đối ứng" là Gamuda City.
Như VnEconomy từng đề cập, đây chính là cách làm thể hiện tiềm lực tài chính của chủ đầu tư, cho thấy cách triển khai bài bản và tầm nhìn dài hạn của chủ đầu tư. Tuy nhiên, nếu những "sai phạm" được xác định là đúng, Gamuda chắc chắn cũng sẽ "mệt mỏi" với các cơ quan chức năng và do đó, hình ảnh một nhà đầu tư "đàng hoàng" cũng sẽ nhạt nhòa đi ít nhiều.
Mặc dù chưa có kết luận chính thức nào được công bố, song có thể thấy câu chuyện về các dự án BT tại Hà Nội đang là bài toán khó giải cho UBND thành phố Hà Nội cũng như Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Nếu công nhận các kết quả của Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc xử lý các dự án như thế nào cũng như trách nhiệm của những người đã ký duyệt các dự án này như thế nào sẽ khiến cho thành phố Hà Nội trở nên khó xử.
Ở chiều ngược lại, nếu chứng minh được các kết luận của Thanh tra là sai, chưa rõ Chính phủ sẽ làm gì với một báo cáo "sai" từ phía Bộ Kế hoạch và Đầu tư, một cơ quan trực thuộc, giữa bối cảnh công luận vẫn đang chăm chú theo dõi về sự việc này.
Hơn nữa, một trong những vấn đề cũng sẽ gây thêm "rối rắm" cho sự việc chính là một số dự án đã được phê duyệt bởi... UBND tỉnh Hà Tây (cũ), một cơ quan mà về mặt trách nhiệm pháp lý đã được chuyển giao về UBND thành phố Hà Nội, nhưng các lãnh đạo chủ chốt thì đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác.
12 dự án được kiểm tra bao gồm: Bảo tàng Hà Nội; Cung Trí thức; tuyến đường Lê Văn Lương kéo dài; đường trục phía Bắc Hà Đông; đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây (cũ); đường trục phát triển kinh tế, xã hội Bắc Nam; xây dựng tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên; tuyến đường Lê Đức Thọ qua sông Nhuệ đến khu đô thị mới Xuân Phương; nhà máy xử lý nước thải Yên Sở; trạm xử lý nước thải Hồ Tây; đường Đỗ Xá - Quan Sơn; đường từ Thành cổ Sơn Tây đến Đền Và.
Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu đây là một đợt kiểm tra thông thường của chính quyền đối với các dự án có liên quan trực tiếp đến lợi ích của nhà nước. Nhưng đợt kiểm tra này gây được sự chú ý đặc biệt vì trước đó không lâu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố một báo cáo thanh tra trong đó xác định hàng loạt vấn đề sai phạm hết sức nghiêm trọng về tài chính tại một số dự án BT của Hà Nội.
Cụ thể, tại kết luận thanh tra số 215 ngày 13/1/2012, Thanh tra Bộ Kế hoạch Đầu tư đã chỉ ra những tồn tại, thiếu sót tại một số dự án BT trên địa bàn Hà Nội mà nếu chiếu theo các quy định hiện hành về đầu tư và tài chính thì nhà nước đã bị "thất thoát hàng ngàn tỷ đồng và hàng chục triệu USD".
Cơ quan này cũng đã yêu cầu UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan kiểm điểm, xác định trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ để xảy ra những tồn tại, sai sót đã nêu trong kết luận thanh tra và đề ra biện pháp khắc phục, xử lý.
Sự việc nghiêm trọng tới mức ngày 28/3/2012, Văn phòng Chính phủ đã có công văn truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, yêu cầu UBND thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Xây dựng rà soát tình hình thực hiện các dự án này để báo cáo Chính phủ.
Thực hiện chỉ đạo này, ngày 6/4/2012, UBND thành phố Hà Nội đã tổ chức một cuộc họp liên ngành để thảo luận về nội dung kết luận thanh tra tuy nhiên "vì nhiều lý do khác nhau", nội dung cuộc họp này đã không được công bố. Công luận chỉ biết rằng sau đó UBND thành phố Hà Nội cho tiến hành một đợt kiểm tra như đã nói ở trên.
Theo nguồn tin của VnEconomy, đã có sự khác biệt đáng kể trong cách hiểu và vận dụng các quy định pháp luật về quản lý đầu tư và tài chính giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư và UBND thành phố Hà Nội. Vấn đề hiện nay là cách vận dụng các quy định, đặc biệt các yếu tố liên quan đến giá đất được xác định để làm cơ sở "cân đối" với vốn đầu tư của dự án BT.
Trong số 12 dự án BT thuộc diện kiểm tra và có nghi vấn "sai phạm", đáng chú ý nhất là dự án nhà máy xử lý nước thải Yên Sở, một dự án làm điều kiện để Tập đoàn Gamuada Land được triển khai dự án khu đô thị Gamuda City ở quận Hoàng Mai. Đây là dự án duy nhất do nhà đầu tư nước ngoài triển khai và theo Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư, "sai phạm" tại đây lên tới 67 triệu USD.
Cụ thể, chủ đầu tư đã sử dụng "kỹ thuật tài chính" để đội giá công trình lên đến 20% tổng mức đầu tư dự án thông qua việc tính đơn giá tổng hợp nhiều hạng mục của dự án trùng lặp; toàn bộ các hạng mục phần xây lắp đều được tính thêm 5% công việc khác mà thực tế chi phí này đã có trong mục dự phòng của tổng mức đầu tư; tính lặp yếu tố trượt giá làm tăng giá trị công trình...
Hiện tại, không như các dự án BT khác do chủ đầu tư trong nước triển khai, dự án nhà máy xử lý nước thải Yên Sở đã hoàn tất và đi vào hoạt động, trong khi dự án Gamuda City cũng đã chính thức có sản phẩm bán ra thị trường trong tháng 6 vừa qua.
Một điểm đáng chú ý là trong khi các dự án của chủ đầu tư trong nước thường được tiến hành "song song", tức là chủ đầu tư vừa triển khai dự án BT, vừa triển khai các dự án "đối ứng" để kinh doanh thì Gamuda lại tỏ ra khá "đàng hoàng" khi triển khai dự án BT trước rồi mới triển khai dự án "đối ứng" là Gamuda City.
Như VnEconomy từng đề cập, đây chính là cách làm thể hiện tiềm lực tài chính của chủ đầu tư, cho thấy cách triển khai bài bản và tầm nhìn dài hạn của chủ đầu tư. Tuy nhiên, nếu những "sai phạm" được xác định là đúng, Gamuda chắc chắn cũng sẽ "mệt mỏi" với các cơ quan chức năng và do đó, hình ảnh một nhà đầu tư "đàng hoàng" cũng sẽ nhạt nhòa đi ít nhiều.
Mặc dù chưa có kết luận chính thức nào được công bố, song có thể thấy câu chuyện về các dự án BT tại Hà Nội đang là bài toán khó giải cho UBND thành phố Hà Nội cũng như Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Nếu công nhận các kết quả của Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc xử lý các dự án như thế nào cũng như trách nhiệm của những người đã ký duyệt các dự án này như thế nào sẽ khiến cho thành phố Hà Nội trở nên khó xử.
Ở chiều ngược lại, nếu chứng minh được các kết luận của Thanh tra là sai, chưa rõ Chính phủ sẽ làm gì với một báo cáo "sai" từ phía Bộ Kế hoạch và Đầu tư, một cơ quan trực thuộc, giữa bối cảnh công luận vẫn đang chăm chú theo dõi về sự việc này.
Hơn nữa, một trong những vấn đề cũng sẽ gây thêm "rối rắm" cho sự việc chính là một số dự án đã được phê duyệt bởi... UBND tỉnh Hà Tây (cũ), một cơ quan mà về mặt trách nhiệm pháp lý đã được chuyển giao về UBND thành phố Hà Nội, nhưng các lãnh đạo chủ chốt thì đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác.