Triều Tiên đòi đàm phán cấp cao với Mỹ
Bình Nhưỡng muốn đàm phán với Mỹ “để giảm tình trạng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, đảm bảo hòa bình và an ninh trong khu vực”
Triều Tiên lên tiếng kêu gọi đàm phán cấp cao với Mỹ, nhưng không đưa ra tín hiệu nào cho thấy sẽ cắt giảm chương trình hạt nhân để mở màn cho đối thoại.
Theo tin từ tờ Wall Street Journal, chỉ 1 tuần sau khi rút khỏi kế hoạch đàm phán đã được định trước với Seoul, Bình Nhưỡng tuyên bố muốn đàm phán với Mỹ “để giảm tình trạng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, đảm bảo hòa bình và an ninh trong khu vực”.
Một phát ngôn viên thuộc Ủy ban Quốc phòng Quốc gia Triều Tiên tuyên bố, các cuộc đàm phán với Mỹ, nếu có, có thể bao gồm vấn đề giải trừ hạt nhân song phương, nhưng tái khẳng định cam kết của Bình Nhưỡng về việc xây dựng kho vũ khí hạt nhân của riêng mình.
“Địa vị hợp pháp của CHDCND Triều Tiên với tư cách là một nhà nước sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ tiếp tục mà không có bất kỳ sự dao động nào cho dù có được công nhận hay không”, phát ngôn viên trên tuyên bố trên phương tiện truyền thông nhà nước Triều Tiên.
Đề xuất đàm phán của Bình Nhưỡng được đưa ra vào cuối tuần vừa rồi. Tuy nhiên, đến hiện tại, Washington chưa có phản ứng nào trước động thái này.
Thứ Sáu tuần trước, đặc phái viên của Mỹ về vấn đề Triều Tiên Glyn Davies phát biểu rằng, một cú đột phá về ngoại giao với Bình Nhưỡng tùy thuộc vào việc Triều Tiên có thực hiện những lời hứa trước đó về cắt giảm chương trình hạt nhân hay không. Trong cuộc đàm phán 6 bên lâm vào bế tắc hồi năm 2008, Bình Nhưỡng đã cam kết sẽ từ bỏ các tham vọng hạt nhân của mình.
Khi căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên gia tăng trong năm nay, Quốc hội Triều Tiên đã đưa vào luật quy định việc phát triển vũ khí hạt nhân là ưu tiên chính sách hàng đầu của nước này. Kể từ đó, Bình Nhưỡng đã đẩy nhanh việc tái khởi động lò phản ứng hạt nhân để sản xuất plutonium nhằm chế tạo bom. Đồng thời, Triều Tiên cũng được cho là đang trong quá trình làm giàu uranium để sản xuất vũ khí.
Triều Tiên vẫn tuyên bố cần tăng cường kho vũ khí hạt nhân để có được sự phòng bị hiệu quả trước nguy cơ bị Mỹ tấn công. Giới phân tích thì cho rằng, Bình Nhưỡng cũng xem kho vũ khí này như một đòn bẩy để giành được sự đảm bảo về an ninh cho mình, cũng như các lợi ích khác như viện trợ quốc tế.
Tháng 3 vừa qua, Triều Tiên dọa tấn công Mỹ bằng vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia đều cho là nước này chưa có đủ khả năng để thực hiện lời đe dọa như vậy. Triều Tiên được đánh giá là có một vài loại bom hạt nhân cỡ nhỏ, nhưng không rõ liệu đã đủ khả năng gắn một thiết bị hạt nhân lên một tên lửa hay chưa.
Đến nay, Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu những lời kêu gọi nối lại đàm phán đa phương nhằm kiềm chế tham vọng hạt nhân của Triều Tiên. Sau cuộc gặp tuần trước gữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, các quan chức Trung Quốc đã nhấn mạnh việc đưa Triều Tiên trở lại bàn đàm phán giải trừ hạt nhân.
Các quan chức Mỹ cho biết, họ sẽ không công nhận yêu cầu của phía Triều Tiên muốn được nhìn nhận như một nhà nước sở hữu hạt nhân và sẽ không quay trở lại đàm phán nếu như Bình Nhưỡng không có những bước đi nhằm bắt đầu giải tán chương trình hạt nhân.
Vào tháng 2/2012, cuộc đàm phán cấp cao gần đây nhất giữa Mỹ và Triều Tiên đã đạt thỏa thuận về cung cấp viện trở cho Triều Tiên, đổi lấy việc Bình Nhưỡng chấm dứt các vụ thử hạt nhân và làm giàu uranium. Thỏa thuận này sau đó đã sụp đổ khi Bình Nhưỡng phóng một tên lửa tầm xa vào tháng 4/2012.
Căng thẳng tiếp tục leo thang từ cuối năm ngoái sau một vụ thử tên lửa khác của Triều Tiên, tiếp đó là một vụ thử hạt nhân hồi tháng 2 năm nay. Đến tháng 4, Bình Nhưỡng đóng cửa khu công nghiệp chung Kaesong được coi là biểu tượng cuối cùng của hợp tác liên Triều.
Mới đây, Triều Tiên bất ngờ đề nghị Hàn Quốc đàm phán để mở lại khu Kaesong và một số dự án liên Triều khác. Các cuộc đàm phán đã được lên lịch vào tuần trước, nhưng rốt cục sụp đổ do Bình Nhưỡng từ chối cử đoàn đàm phán với lý do bất đồng về cấp bậc của vị quan chức dẫn đầu đoàn đàm phán mỗi bên.
Theo tin từ tờ Wall Street Journal, chỉ 1 tuần sau khi rút khỏi kế hoạch đàm phán đã được định trước với Seoul, Bình Nhưỡng tuyên bố muốn đàm phán với Mỹ “để giảm tình trạng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, đảm bảo hòa bình và an ninh trong khu vực”.
Một phát ngôn viên thuộc Ủy ban Quốc phòng Quốc gia Triều Tiên tuyên bố, các cuộc đàm phán với Mỹ, nếu có, có thể bao gồm vấn đề giải trừ hạt nhân song phương, nhưng tái khẳng định cam kết của Bình Nhưỡng về việc xây dựng kho vũ khí hạt nhân của riêng mình.
“Địa vị hợp pháp của CHDCND Triều Tiên với tư cách là một nhà nước sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ tiếp tục mà không có bất kỳ sự dao động nào cho dù có được công nhận hay không”, phát ngôn viên trên tuyên bố trên phương tiện truyền thông nhà nước Triều Tiên.
Đề xuất đàm phán của Bình Nhưỡng được đưa ra vào cuối tuần vừa rồi. Tuy nhiên, đến hiện tại, Washington chưa có phản ứng nào trước động thái này.
Thứ Sáu tuần trước, đặc phái viên của Mỹ về vấn đề Triều Tiên Glyn Davies phát biểu rằng, một cú đột phá về ngoại giao với Bình Nhưỡng tùy thuộc vào việc Triều Tiên có thực hiện những lời hứa trước đó về cắt giảm chương trình hạt nhân hay không. Trong cuộc đàm phán 6 bên lâm vào bế tắc hồi năm 2008, Bình Nhưỡng đã cam kết sẽ từ bỏ các tham vọng hạt nhân của mình.
Khi căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên gia tăng trong năm nay, Quốc hội Triều Tiên đã đưa vào luật quy định việc phát triển vũ khí hạt nhân là ưu tiên chính sách hàng đầu của nước này. Kể từ đó, Bình Nhưỡng đã đẩy nhanh việc tái khởi động lò phản ứng hạt nhân để sản xuất plutonium nhằm chế tạo bom. Đồng thời, Triều Tiên cũng được cho là đang trong quá trình làm giàu uranium để sản xuất vũ khí.
Triều Tiên vẫn tuyên bố cần tăng cường kho vũ khí hạt nhân để có được sự phòng bị hiệu quả trước nguy cơ bị Mỹ tấn công. Giới phân tích thì cho rằng, Bình Nhưỡng cũng xem kho vũ khí này như một đòn bẩy để giành được sự đảm bảo về an ninh cho mình, cũng như các lợi ích khác như viện trợ quốc tế.
Tháng 3 vừa qua, Triều Tiên dọa tấn công Mỹ bằng vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia đều cho là nước này chưa có đủ khả năng để thực hiện lời đe dọa như vậy. Triều Tiên được đánh giá là có một vài loại bom hạt nhân cỡ nhỏ, nhưng không rõ liệu đã đủ khả năng gắn một thiết bị hạt nhân lên một tên lửa hay chưa.
Đến nay, Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu những lời kêu gọi nối lại đàm phán đa phương nhằm kiềm chế tham vọng hạt nhân của Triều Tiên. Sau cuộc gặp tuần trước gữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, các quan chức Trung Quốc đã nhấn mạnh việc đưa Triều Tiên trở lại bàn đàm phán giải trừ hạt nhân.
Các quan chức Mỹ cho biết, họ sẽ không công nhận yêu cầu của phía Triều Tiên muốn được nhìn nhận như một nhà nước sở hữu hạt nhân và sẽ không quay trở lại đàm phán nếu như Bình Nhưỡng không có những bước đi nhằm bắt đầu giải tán chương trình hạt nhân.
Vào tháng 2/2012, cuộc đàm phán cấp cao gần đây nhất giữa Mỹ và Triều Tiên đã đạt thỏa thuận về cung cấp viện trở cho Triều Tiên, đổi lấy việc Bình Nhưỡng chấm dứt các vụ thử hạt nhân và làm giàu uranium. Thỏa thuận này sau đó đã sụp đổ khi Bình Nhưỡng phóng một tên lửa tầm xa vào tháng 4/2012.
Căng thẳng tiếp tục leo thang từ cuối năm ngoái sau một vụ thử tên lửa khác của Triều Tiên, tiếp đó là một vụ thử hạt nhân hồi tháng 2 năm nay. Đến tháng 4, Bình Nhưỡng đóng cửa khu công nghiệp chung Kaesong được coi là biểu tượng cuối cùng của hợp tác liên Triều.
Mới đây, Triều Tiên bất ngờ đề nghị Hàn Quốc đàm phán để mở lại khu Kaesong và một số dự án liên Triều khác. Các cuộc đàm phán đã được lên lịch vào tuần trước, nhưng rốt cục sụp đổ do Bình Nhưỡng từ chối cử đoàn đàm phán với lý do bất đồng về cấp bậc của vị quan chức dẫn đầu đoàn đàm phán mỗi bên.