Triều tố Hàn phá hỏng kế hoạch đàm phán
Diễn biến mới nhất này cho thấy, Bình Nhưỡng có thể đang tìm cách quay trở lại với đối đầu thay vì đối thoại
Triều Tiên vừa lên tiếng cáo buộc Hàn Quốc tìm cách rút khỏi cuộc đối thoại song phương mới được lên kế hoạch nhằm hạ nhiệt căng thẳng liên Triều.
Bình Nhưỡng cho rằng, Seoul đã phá hoại có chủ đích cuộc đàm phán theo dự kiến sẽ diễn ra trong tuần này.
Theo hãng tin Reuters, giới quan sát đánh giá rằng, diễn biến mới nhất này cho thấy, Bình Nhưỡng có thể đang tìm cách quay trở lại với đối đầu thay vì đối thoại.
Đầu năm nay, sau khi bị Liên hiệp quốc áp lệnh trừng phạt mới vì vụ thử hạt nhân hồi tháng 2, Triều Tiên liên tục đe dọa tấn công Hàn Quốc và Mỹ bằng hạt nhân và tên lửa. Mối liên hệ giữa hai nước đã gần như bị cắt đứt sau khi Triều Tiên đóng cửa khu công nghiệp Keasong chung giữa hai miền hồi tháng 4. Khu công nghiệp này được xem là biểu tượng cuối cùng của sự hợp tác liên Triều.
Cách đây 1 tuần, Triều Tiên bất ngờ lên tiếng đề nghị nối lại đàm phán với Hàn Quốc nhằm mở cửa lại khu Kaesong. “Lời mời” này đã được Hàn Quốc nhất trí và hai bên đã lên kế hoạch cho cuộc gặp diễn ra trong tuần này.
Tiếp đó, cuộc đàm phán đã bị hủy bỏ khi Seoul và Bình Nhưỡng bất đồng về cấp bậc của các vị quan chức dẫn đầu hai đoàn đàm phán dự kiến gặp mặt tại Seoul.
“Vấn đề không phải là chuyện đơn giản liên quan tới cấp bậc của người đứng đầu phái đoàn đàm phán, mà là sự thể hiện ý định nham hiểm của họ nhằm khiến cuộc đàm phán giữa hai bên bị hủy bỏ”, Ủy ban Thống nhất hòa bình của Triều Tiên phát biểu trong một bản tin được hãng thông tấn nhà nước KCNA phát đi hôm 13/6.
Trước đó, Seoul muốn ông Kim Yang-gon, một quan chức cấp cao của Đảng Công nhân, chính đảng lãnh đạo của Triều Tiên, đồng thời là một cố vấn thân cận của nhà lãnh đạo Kim Jong Un, tham gia cuộc đàm phán.
Tuy nhiên, Bình Nhưỡng phản đối mong muốn này của Seoul, vì cho rằng, một vị quan chức như vậy của họ là quá “cao cấp” để gặp gỡ với Bộ trưởng Bộ Thống nhất của Hàn Quốc - người dự kiến sẽ dẫn đầu phái đoàn từ Seoul.
“Cuộc đấu trí này đồng nghĩa với việc dường như sẽ không có một cú đột phá dễ dàng dẫn tới một cuộc đàm phán song phương trong thời gian sớm”, ông Yang Moo-jin, chuyên gia thuộc Đại học Nghiên cứu Triều Tiên ở Seoul, đánh giá.
Ông Yang cho rằng, việc Seoul muốn một nhân vật cụ thể dẫn đầu đoàn đàm phán của Bình Nhưỡng có thể khiến Triều Tiên, một quốc gia rất chú trọng vấn đề địa vị, cảm thấy không hài lòng.
Sau khi kế hoạch đàm phán song phương bị đổ vỡ vào hôm thứ Tư (12/6), Triều Tiên lại chuyển sang thái độ “lạnh nhạt” với Hàn Quốc. Bình Nhưỡng đã ngừng trả lời đường dây điện thoại tái lập trở lại với Seoul hôm thứ Sáu tuần trước. Đường dây này đã bị cắt đứt hồi tháng 4.
Theo các chuyên gia, Triều Tiên thường xuyên “đảo luân phiên” những lời đe dọa hành động quân sự với đề nghị đàm phán nhằm giành được thêm viện trợ quốc tế. Mục tiêu dài hạn của nước này là nhằm giành được sự công nhận về mặt ngoại giao từ Mỹ và được công nhận là một quốc gia có vũ khí hạt nhân.
Nền kinh tế yếu ớt cùng ảnh hưởng ngoại giao hạn chế đồng nghĩa với việc Triều Tiên hầu như không có lựa chọn để đạt được sự công nhận, ngoài việc bị nhìn nhận như một mối đe dọa đối với an ninh khu vực bởi chương trình hạt nhân và tên lửa tầm xa của nước này.
Ông Jang Jin-sung, một cựu quan chức Triều Tiên đã rời bỏ nước này sang Hàn Quốc, đã miêu tả công việc của ông trước đây ở thời điểm này hàng năm là tìm cách “đào” viện trợ của Hàn Quốc sau giai đoạn căng thẳng gia tăng.
“Theo ‘truyền thống’, Triều Tiên bắt đầu bằng cách tạo ra một bầu không khí căng thẳng và thể hiện thái độ cứng rắn, sau đó thì đề nghị viện trợ”, ông Jang cho biết.
Cuộc đàm phán dự kiến trong tuần này và đã bị đổ vỡ có mục tiêu là mở cửa trở lại khu công nghiệp Kaesong. Đây là khu công nghiệp có hơn 50.000 công nhân Triều Tiên làm việc và tạo khoản thu 90 triệu USD từ tiền lương mỗi năm cho Bình Nhưỡng.
Đồng minh ngoại giao gần như duy nhất của Triều Tiên là Trung Quốc đã thúc giục Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân và quay trở lại bàn đàm phán.
Bình Nhưỡng cho rằng, Seoul đã phá hoại có chủ đích cuộc đàm phán theo dự kiến sẽ diễn ra trong tuần này.
Theo hãng tin Reuters, giới quan sát đánh giá rằng, diễn biến mới nhất này cho thấy, Bình Nhưỡng có thể đang tìm cách quay trở lại với đối đầu thay vì đối thoại.
Đầu năm nay, sau khi bị Liên hiệp quốc áp lệnh trừng phạt mới vì vụ thử hạt nhân hồi tháng 2, Triều Tiên liên tục đe dọa tấn công Hàn Quốc và Mỹ bằng hạt nhân và tên lửa. Mối liên hệ giữa hai nước đã gần như bị cắt đứt sau khi Triều Tiên đóng cửa khu công nghiệp Keasong chung giữa hai miền hồi tháng 4. Khu công nghiệp này được xem là biểu tượng cuối cùng của sự hợp tác liên Triều.
Cách đây 1 tuần, Triều Tiên bất ngờ lên tiếng đề nghị nối lại đàm phán với Hàn Quốc nhằm mở cửa lại khu Kaesong. “Lời mời” này đã được Hàn Quốc nhất trí và hai bên đã lên kế hoạch cho cuộc gặp diễn ra trong tuần này.
Tiếp đó, cuộc đàm phán đã bị hủy bỏ khi Seoul và Bình Nhưỡng bất đồng về cấp bậc của các vị quan chức dẫn đầu hai đoàn đàm phán dự kiến gặp mặt tại Seoul.
“Vấn đề không phải là chuyện đơn giản liên quan tới cấp bậc của người đứng đầu phái đoàn đàm phán, mà là sự thể hiện ý định nham hiểm của họ nhằm khiến cuộc đàm phán giữa hai bên bị hủy bỏ”, Ủy ban Thống nhất hòa bình của Triều Tiên phát biểu trong một bản tin được hãng thông tấn nhà nước KCNA phát đi hôm 13/6.
Trước đó, Seoul muốn ông Kim Yang-gon, một quan chức cấp cao của Đảng Công nhân, chính đảng lãnh đạo của Triều Tiên, đồng thời là một cố vấn thân cận của nhà lãnh đạo Kim Jong Un, tham gia cuộc đàm phán.
Tuy nhiên, Bình Nhưỡng phản đối mong muốn này của Seoul, vì cho rằng, một vị quan chức như vậy của họ là quá “cao cấp” để gặp gỡ với Bộ trưởng Bộ Thống nhất của Hàn Quốc - người dự kiến sẽ dẫn đầu phái đoàn từ Seoul.
“Cuộc đấu trí này đồng nghĩa với việc dường như sẽ không có một cú đột phá dễ dàng dẫn tới một cuộc đàm phán song phương trong thời gian sớm”, ông Yang Moo-jin, chuyên gia thuộc Đại học Nghiên cứu Triều Tiên ở Seoul, đánh giá.
Ông Yang cho rằng, việc Seoul muốn một nhân vật cụ thể dẫn đầu đoàn đàm phán của Bình Nhưỡng có thể khiến Triều Tiên, một quốc gia rất chú trọng vấn đề địa vị, cảm thấy không hài lòng.
Sau khi kế hoạch đàm phán song phương bị đổ vỡ vào hôm thứ Tư (12/6), Triều Tiên lại chuyển sang thái độ “lạnh nhạt” với Hàn Quốc. Bình Nhưỡng đã ngừng trả lời đường dây điện thoại tái lập trở lại với Seoul hôm thứ Sáu tuần trước. Đường dây này đã bị cắt đứt hồi tháng 4.
Theo các chuyên gia, Triều Tiên thường xuyên “đảo luân phiên” những lời đe dọa hành động quân sự với đề nghị đàm phán nhằm giành được thêm viện trợ quốc tế. Mục tiêu dài hạn của nước này là nhằm giành được sự công nhận về mặt ngoại giao từ Mỹ và được công nhận là một quốc gia có vũ khí hạt nhân.
Nền kinh tế yếu ớt cùng ảnh hưởng ngoại giao hạn chế đồng nghĩa với việc Triều Tiên hầu như không có lựa chọn để đạt được sự công nhận, ngoài việc bị nhìn nhận như một mối đe dọa đối với an ninh khu vực bởi chương trình hạt nhân và tên lửa tầm xa của nước này.
Ông Jang Jin-sung, một cựu quan chức Triều Tiên đã rời bỏ nước này sang Hàn Quốc, đã miêu tả công việc của ông trước đây ở thời điểm này hàng năm là tìm cách “đào” viện trợ của Hàn Quốc sau giai đoạn căng thẳng gia tăng.
“Theo ‘truyền thống’, Triều Tiên bắt đầu bằng cách tạo ra một bầu không khí căng thẳng và thể hiện thái độ cứng rắn, sau đó thì đề nghị viện trợ”, ông Jang cho biết.
Cuộc đàm phán dự kiến trong tuần này và đã bị đổ vỡ có mục tiêu là mở cửa trở lại khu công nghiệp Kaesong. Đây là khu công nghiệp có hơn 50.000 công nhân Triều Tiên làm việc và tạo khoản thu 90 triệu USD từ tiền lương mỗi năm cho Bình Nhưỡng.
Đồng minh ngoại giao gần như duy nhất của Triều Tiên là Trung Quốc đã thúc giục Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân và quay trở lại bàn đàm phán.