Trung Quốc xả hàng ồ ạt trái phiếu Nhật Bản
Sau 7 tháng mua ròng, trong tháng 8 vừa qua, Trung Quốc đã bán ra số lượng kỷ lục trái phiếu Chính phủ Nhật Bản
Sau 7 tháng mua ròng, trong tháng 8 vừa qua, Trung Quốc đã bán ra số lượng kỷ lục trái phiếu Chính phủ Nhật Bản, trị giá lên đến 2.030 tỷ Yên, tương đương 24,5 tỷ USD.
Hãng tin Bloomberg dẫn nguồn tin Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết, mức bán ròng như trên là cao nhất kể từ năm 2005 tới nay.
Hồi tháng 5, Trung Quốc đã mua ròng 735,2 tỷ Yên trái phiếu Nhật Bản, mức cao chưa từng có. Hai tháng sau đó, nước này lại mua vào thêm 1.040 tỷ Yên trái phiếu Nhật Bản.
Khoảng 95% trái phiếu Chính phủ Nhật được nhà đầu tư trong nước mua; tổng nợ của Nhật hiện đã lên sát mức 200% GDP.
Phát biểu hôm 9/9, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản Yoshihiko Noda cho biết, thật không phù hợp nếu Trung Quốc mua trái phiếu Nhật, mà người Nhật lại không thể đầu tư vào thị trường Trung Quốc.
Theo Bộ Tài chính Nhật Bản, số trái phiếu Trung Quốc bán ra trong tháng 8 thuộc loại ngắn hạn, trong khi nước này lại mua vào 10,3 tỷ trái phiếu dài hạn.
Yasunari Ueno, chuyên gia kinh tế trưởng thuộc Mizuho Securities Co. tại Tokyo, nhận xét, “báo cáo mới nhất này cho thấy việc Trung Quốc mua các công cụ nợ có mệnh giá Yên không phải để đa dạng hóa dự trữ ngoại hối, mà để thoát khỏi những bất ổn tài chính tại châu Âu”.
Khủng hoảng nợ khu vực châu Âu và tín hiệu hồi phục chậm lại của nền kinh tế Mỹ đã đẩy trái phiếu và đồng Yên Nhật Bản tăng giá mạnh, khi các nhà đàu tư tìm kiếm kênh đầu tư an toàn.
Đồng Yên đã đạt ngưỡng cao nhất trong vòng 15 năm qua so với đồng USD vào ngày hôm qua. Lợi tức trái phiếu 10 năm của Nhật Bản bị đẩy gần chạm đáy trong vòng 7 năm trở lại đây.
Trong khi đó, tổ chức xếp hạng Moody’s đang cân nhắc nâng xếp hạng tín dụng của Trung Quốc, do kinh tế nước này tăng trưởng tốt, thị trường bán lẻ tăng trưởng ổn định và triển vọng tăng trưởng kinh tế trung hạn sáng sủa. Xếp hạng của Trung Quốc hiện đang ở mức A1.
Trong một diễn biến khác có liên quan tới Nhật Bản, hôm nay (8/10), nội các nước này đã chính thức phê duyệt gói kích thích khẩn cấp 5.050 tỷ Yên (61,3 tỷ USD) nhằm ghìm giá đồng Yên và đối phó với giảm phát.
Gói kích thích được phê duyệt này cao hơn so với kế hoạch trị giá 4.800 tỷ Yên mà đảng Dân chủ cầm quyền (DPJ) đưa ra hồi đầu tuần này.
Nguồn ngân sách bổ sung sẽ được sử dụng để hỗ trợ cho các công nhân đang tìm việc làm, tăng cường các chương trình giúp đỡ liên quan đến trẻ em và trợ cấp cho các cải tiến về mặt nhà cửa mang lại hiệu quả môi trường cao.
Chính phủ Nhật kỳ vọng gói kích thích sẽ thúc đẩy tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP_ tăng trưởng thêm 0,6%.
Việc tìm kiếm nguồn thay thế kim loại đất hiếm vốn nhập chủ yếu từ Trung Quốc và các biện pháp góp phần vực dậy kinh tế khu vực cũng sẽ nhận được hỗ trợ từ gói kích thích này.
Trong đề xuất của DPJ bao gồm cả việc thành lập quỹ tài sản quốc gia 1,07 nghìn tỷ lấy nguồn từ quỹ dự trữ ngoại hối. Tuy nhiên kế hoạch kích thích được Nội các thông qua không đề cập đến quỹ này.
Hãng tin Bloomberg dẫn nguồn tin Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết, mức bán ròng như trên là cao nhất kể từ năm 2005 tới nay.
Hồi tháng 5, Trung Quốc đã mua ròng 735,2 tỷ Yên trái phiếu Nhật Bản, mức cao chưa từng có. Hai tháng sau đó, nước này lại mua vào thêm 1.040 tỷ Yên trái phiếu Nhật Bản.
Khoảng 95% trái phiếu Chính phủ Nhật được nhà đầu tư trong nước mua; tổng nợ của Nhật hiện đã lên sát mức 200% GDP.
Phát biểu hôm 9/9, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản Yoshihiko Noda cho biết, thật không phù hợp nếu Trung Quốc mua trái phiếu Nhật, mà người Nhật lại không thể đầu tư vào thị trường Trung Quốc.
Theo Bộ Tài chính Nhật Bản, số trái phiếu Trung Quốc bán ra trong tháng 8 thuộc loại ngắn hạn, trong khi nước này lại mua vào 10,3 tỷ trái phiếu dài hạn.
Yasunari Ueno, chuyên gia kinh tế trưởng thuộc Mizuho Securities Co. tại Tokyo, nhận xét, “báo cáo mới nhất này cho thấy việc Trung Quốc mua các công cụ nợ có mệnh giá Yên không phải để đa dạng hóa dự trữ ngoại hối, mà để thoát khỏi những bất ổn tài chính tại châu Âu”.
Khủng hoảng nợ khu vực châu Âu và tín hiệu hồi phục chậm lại của nền kinh tế Mỹ đã đẩy trái phiếu và đồng Yên Nhật Bản tăng giá mạnh, khi các nhà đàu tư tìm kiếm kênh đầu tư an toàn.
Đồng Yên đã đạt ngưỡng cao nhất trong vòng 15 năm qua so với đồng USD vào ngày hôm qua. Lợi tức trái phiếu 10 năm của Nhật Bản bị đẩy gần chạm đáy trong vòng 7 năm trở lại đây.
Trong khi đó, tổ chức xếp hạng Moody’s đang cân nhắc nâng xếp hạng tín dụng của Trung Quốc, do kinh tế nước này tăng trưởng tốt, thị trường bán lẻ tăng trưởng ổn định và triển vọng tăng trưởng kinh tế trung hạn sáng sủa. Xếp hạng của Trung Quốc hiện đang ở mức A1.
Trong một diễn biến khác có liên quan tới Nhật Bản, hôm nay (8/10), nội các nước này đã chính thức phê duyệt gói kích thích khẩn cấp 5.050 tỷ Yên (61,3 tỷ USD) nhằm ghìm giá đồng Yên và đối phó với giảm phát.
Gói kích thích được phê duyệt này cao hơn so với kế hoạch trị giá 4.800 tỷ Yên mà đảng Dân chủ cầm quyền (DPJ) đưa ra hồi đầu tuần này.
Nguồn ngân sách bổ sung sẽ được sử dụng để hỗ trợ cho các công nhân đang tìm việc làm, tăng cường các chương trình giúp đỡ liên quan đến trẻ em và trợ cấp cho các cải tiến về mặt nhà cửa mang lại hiệu quả môi trường cao.
Chính phủ Nhật kỳ vọng gói kích thích sẽ thúc đẩy tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP_ tăng trưởng thêm 0,6%.
Việc tìm kiếm nguồn thay thế kim loại đất hiếm vốn nhập chủ yếu từ Trung Quốc và các biện pháp góp phần vực dậy kinh tế khu vực cũng sẽ nhận được hỗ trợ từ gói kích thích này.
Trong đề xuất của DPJ bao gồm cả việc thành lập quỹ tài sản quốc gia 1,07 nghìn tỷ lấy nguồn từ quỹ dự trữ ngoại hối. Tuy nhiên kế hoạch kích thích được Nội các thông qua không đề cập đến quỹ này.