Xe không chính chủ: Không phạt, chờ soạn thông tư
“Lực lượng cảnh sát giao thông không được xử phạt người dân vì lỗi đi xe không chính chủ”
Tại buổi họp báo Chính phủ chiều 29/11, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam đã thông tin quan điểm của Chính phủ về vấn đề “chính chủ” đối với phương tiện giao thông, đã gây nhiều bức xúc trong dư luận thời gian gần đây.
Trong lúc chờ, không xử phạt
Theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, thực tế thì những quy định về việc chuyển quyền sở hữu chính chủ không phải là vấn đề mới. Đối với phương tiện giao thông, quy định này đã có từ năm 2003, nhưng lúc đó chỉ nhằm vào xử lý người điều khiển phương tiện. Hơn nữa, chiếu theo quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế thì công dân khi có tài sản sẽ phải đăng ký sở hữu, nếu không sẽ rất khó khăn khi những phương tiện đó trở thành hành vi vi phạm.
Tuy nhiên, ông Đam cũng thừa nhận, sau khi Nghị định 71/CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ có hiệu lực từ 10/11/2012, đã có nhiều phản ứng, thậm chí gây bức xúc trong dư luận vì hai vấn đề chưa được “thông”.
Cụ thể, theo Bộ trưởng Đam, trước hết là việc xử phạt hành vi "không chuyển đổi giấy tờ thể hiện quyền sở hữu phương tiện" đã bị chuyển thành việc "truy vấn người điều khiển phương tiện có phải là chủ phương tiện hay không".
Báo cáo tại phiên họp Chính phủ tháng 11, Bộ Tư pháp cho rằng, cách hiểu và áp dụng pháp luật theo hướng như trên là không đúng. Do đó, hiện các cơ quan chức năng đang soạn thảo lại thông tư hướng dẫn để thực hiện quy định này cho đúng.
Bên cạnh đó, lý do khiến người dân bức xúc là mức phí sang tên đổi chủ hiện nay quá cao, cộng với thủ tục phức tạp, nên thời gian qua, với những phương tiện có giá trị không cao như xe máy, chủ xe thường mua bán, chuyển nhượng nhiều lần cũng không tiến hành kê khai, đăng ký với cơ quan chức năng.
“Trong quá trình chờ Bộ Công an soạn thảo thông tư, lực lượng cảnh sát giao thông không được xử phạt người dân vì lỗi đi xe không chính chủ. Cùng với đó, Chính phủ cũng đang chỉ đạo các cơ quan xem xét hạ mức phí cũng như cải cách thủ tục sang tên sao cho thuận tiện nhất với người dân”, Bộ trưởng Đam cho hay.
Không an toàn, không làm thủy điện
Cũng tại buổi họp báo, trả lời câu hỏi của báo giới về việc Chính phủ cho phép xây dựng nhiều dự án thủy điện, gây tác động tiêu cực tới môi trường và an toàn tính mạng của người dân, Bộ trưởng Vũ Đức Đam khẳng định, “Việt Nam không bao giờ coi nhẹ vấn đề môi trường, không bao giờ đánh đổi vì lợi ích trước mắt nếu việc đó liên quan tới an toàn của người dân”.
Theo người phát ngôn của Chính phủ, Việt Nam đã và sẽ luôn là thành viên tích cực trong việc bảo vệ môi trường. Chính phủ vẫn chỉ đạo xuyên suốt và yêu cầu các bên liên quan phải có báo cáo chiến lược đánh giá tác động môi trường đối với từng dự án cụ thể. Nếu dự án nào làm chưa đúng quy định thì chắc chắn Chính phủ yêu cầu phải làm lại.
Liên quan đến những thông tin trái chiều về dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, Bộ trưởng Vũ Đức Đam khẳng định, Chính phủ luôn nhất quán chỉ đạo các dự án thủy điện nói chung phải đáp ứng các yêu cầu như đảm bảo an toàn về tính mạng người dân, dù lợi ích mấy mà không an toàn tính mạng thì không làm. Cùng với đó phải thực hiện tốt vấn đề tái định cư để có cuộc sống người dân được tốt hơn.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Đam, đã làm thủy điện chắc chắn có ảnh hưởng đến môi trường song mức độ ảnh hưởng không lớn. Tất cả các dự án thủy điện, sau khi Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo đánh giá tác động về môi trường, khi đó Chính phủ sẽ dựa trên đó để xem xét rồi mới trình Quốc hội thông qua.
Trong lúc chờ, không xử phạt
Theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, thực tế thì những quy định về việc chuyển quyền sở hữu chính chủ không phải là vấn đề mới. Đối với phương tiện giao thông, quy định này đã có từ năm 2003, nhưng lúc đó chỉ nhằm vào xử lý người điều khiển phương tiện. Hơn nữa, chiếu theo quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế thì công dân khi có tài sản sẽ phải đăng ký sở hữu, nếu không sẽ rất khó khăn khi những phương tiện đó trở thành hành vi vi phạm.
Tuy nhiên, ông Đam cũng thừa nhận, sau khi Nghị định 71/CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ có hiệu lực từ 10/11/2012, đã có nhiều phản ứng, thậm chí gây bức xúc trong dư luận vì hai vấn đề chưa được “thông”.
Cụ thể, theo Bộ trưởng Đam, trước hết là việc xử phạt hành vi "không chuyển đổi giấy tờ thể hiện quyền sở hữu phương tiện" đã bị chuyển thành việc "truy vấn người điều khiển phương tiện có phải là chủ phương tiện hay không".
Báo cáo tại phiên họp Chính phủ tháng 11, Bộ Tư pháp cho rằng, cách hiểu và áp dụng pháp luật theo hướng như trên là không đúng. Do đó, hiện các cơ quan chức năng đang soạn thảo lại thông tư hướng dẫn để thực hiện quy định này cho đúng.
Bên cạnh đó, lý do khiến người dân bức xúc là mức phí sang tên đổi chủ hiện nay quá cao, cộng với thủ tục phức tạp, nên thời gian qua, với những phương tiện có giá trị không cao như xe máy, chủ xe thường mua bán, chuyển nhượng nhiều lần cũng không tiến hành kê khai, đăng ký với cơ quan chức năng.
“Trong quá trình chờ Bộ Công an soạn thảo thông tư, lực lượng cảnh sát giao thông không được xử phạt người dân vì lỗi đi xe không chính chủ. Cùng với đó, Chính phủ cũng đang chỉ đạo các cơ quan xem xét hạ mức phí cũng như cải cách thủ tục sang tên sao cho thuận tiện nhất với người dân”, Bộ trưởng Đam cho hay.
Không an toàn, không làm thủy điện
Cũng tại buổi họp báo, trả lời câu hỏi của báo giới về việc Chính phủ cho phép xây dựng nhiều dự án thủy điện, gây tác động tiêu cực tới môi trường và an toàn tính mạng của người dân, Bộ trưởng Vũ Đức Đam khẳng định, “Việt Nam không bao giờ coi nhẹ vấn đề môi trường, không bao giờ đánh đổi vì lợi ích trước mắt nếu việc đó liên quan tới an toàn của người dân”.
Theo người phát ngôn của Chính phủ, Việt Nam đã và sẽ luôn là thành viên tích cực trong việc bảo vệ môi trường. Chính phủ vẫn chỉ đạo xuyên suốt và yêu cầu các bên liên quan phải có báo cáo chiến lược đánh giá tác động môi trường đối với từng dự án cụ thể. Nếu dự án nào làm chưa đúng quy định thì chắc chắn Chính phủ yêu cầu phải làm lại.
Liên quan đến những thông tin trái chiều về dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, Bộ trưởng Vũ Đức Đam khẳng định, Chính phủ luôn nhất quán chỉ đạo các dự án thủy điện nói chung phải đáp ứng các yêu cầu như đảm bảo an toàn về tính mạng người dân, dù lợi ích mấy mà không an toàn tính mạng thì không làm. Cùng với đó phải thực hiện tốt vấn đề tái định cư để có cuộc sống người dân được tốt hơn.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Đam, đã làm thủy điện chắc chắn có ảnh hưởng đến môi trường song mức độ ảnh hưởng không lớn. Tất cả các dự án thủy điện, sau khi Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo đánh giá tác động về môi trường, khi đó Chính phủ sẽ dựa trên đó để xem xét rồi mới trình Quốc hội thông qua.