16:34 07/02/2025

Xu hướng năng lượng hạt nhân trái ngược của Trung Quốc và Đức

Đức Anh

Đồ thị thông tin dưới đây so sánh xu hướng năng lượng hạt nhân của Trung Quốc và Đức, hai nền kinh tế lớn nhất của châu Á và châu Âu...

Ảnh minh họa: Shutterstock
Ảnh minh họa: Shutterstock

Năng lượng hạt nhân được xem là một nguồn năng lượng sạch và ổn định. Trong bối cảnh các nền kinh tế trên thế giới hướng đến sử dụng năng lượng bền vững, nhiều quốc gia đang đẩy mạnh phát triển hạ tầng sản xuất điện hạt nhân hoặc quay lại đầu tư vào hệ thống này sau nhiều năm giảm đầu tư.

Tuy nhiên, một số quốc gia đặt mục tiêu ngừng sản xuất hoàn toàn năng lượng hạt nhân, trong đó Đức là một đại diện điển hình. Ngược lại với Đức, Trung Quốc đang trong "cơn sốt" năng lượng hạt nhân.

Đồ thị thông tin dưới đây so sánh xu hướng năng lượng hạt nhân trái ngược của Trung Quốc và Đức, hai nền kinh tế lớn nhất của châu Á và châu Âu.

Xu hướng năng lượng hạt nhân trái ngược của Trung Quốc và Đức - Ảnh 1

Từ năm 2006 đến 2023, sản lượng năng lượng hạt nhân của Trung Quốc tăng 690%, từ 55 terawatt giờ (TWh) lên 435 TWh. 

Tháng 8 năm ngoái, Bắc Kinh phê duyệt 11 dự án xây dựng lò phản ứng hạt nhân mới tại 5 tỉnh với tổng vốn đầu tư ước tính là 31 tỷ USD, dự kiến hoàn thành trong vòng 5 năm. Đây là một phần trong kế hoạch chiến lược nhằm thúc đẩy phát triển ngành năng lượng hạt nhân tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Cùng giai đoạn 2006-2023, sản lượng của Đức giảm từ 167 TWh xuống bằng 0. Theo đó, Đức trở thành nền kinh tế lớn duy nhất hoàn toàn ngừng sử dụng điện hạt nhân. Năm 2023, nước này đóng cửa những nhà máy điện hạt nhân cuối cùng. Năm 2024 đánh dấu năm đầu tiên kể từ năm 1962 Đức không sản xuất điện hạt nhân.

Trong giai đoạn trên, sản lượng điện hạt nhân toàn cầu, không gồm Đức, tăng 3,2%. Mỹ duy trì sản lượng không đổi trong giai đoạn này. Tương tự Trung Quốc, sản lượng năng lượng hạt nhân của Nga - một nước sản xuất nhiên liệu hóa thạch hàng đầu - tăng 39%.