10 nền kinh tế lớn nhất thế giới qua các thập kỷ, Trung Quốc sẽ sớm vượt Mỹ?
Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), 4 trong số 6 nền kinh tế dẫn đầu thế giới về quy mô tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo đồng giá sức mua (PPP) vào năm 2028 sẽ nằm ở châu Á. Điều này đồng nghĩa các nền kinh tế ở châu Âu bị đẩy xuống thứ hạng thấp hơn...
Tại châu Á, kể từ những năm 1990, Trung Quốc và Ấn Độ bắt đầu tăng trưởng vượt bậc. Trong khi đó, Indonesia gần đây cũng đã lọt vào top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới và được dự báo sẽ đứng vị trí thứ 6 vào năm 2028. Còn Nhật Bản được dự báo sẽ tụt xuống vị trí thứ 4 vào năm 2024.
Sự bùng nổ của tầng lớp trung lưu tại châu Á là một trong những lý do cho sự dịch chuyển về GDP này. Dù chứng kiến sự bùng nổ tăng trưởng thuộc hàng đầu những thập kỷ qua, Trung Quốc giờ đây đang đối mặt với dân số già hóa - một rào cản với chi tiêu tiêu dùng nội địa. Trong khi đó, Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ chứng kiến lực lượng lao động tăng lên đáng kể vào những năm tới. Điều này sẽ góp phần gia tăng thu nhâp khả dụng bình quân của người dân - theo nhận định của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF).
Biểu đồ dưới đây thể hiện các nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 1992, 2010 và 2028 (dự báo của IMF).