“7 nhóm việc lớn của Ủy ban Chứng khoán”
Trao đổi với ông Nguyễn Sơn, Trưởng ban Phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán về chương trình hành động mới của Ủy ban
Uỷ ban Chứng khoán đã công bố chương trình hành động năm 2008, trong đó đưa ra nhiều giải pháp nhằm duy trì và phát triển thị trường chứng khoán họat động an toàn và hiệu quả.
Nhân dịp này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Sơn, Trưởng ban Phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kỳ vọng gì khi ban hành chương trình hành động năm 2008, thưa ông?
Nhằm triển khai chương trình của Chính phủ và Bộ Tài chính về kế hoạch phát triển thị trường chứng khoán giai đoạn 2006-2010, Ủy ban Chứng khoán đã xây dựng và ban hành Chương trình hành động của mình năm 2008, với 4 mục tiêu tổng quát.
Đó là duy trì hoạt động thị trường chứng khoán an toàn, hiệu quả trên cơ sở phát triển một cách ổn định và bền vững, đưa mức vốn hóa của thị trường lên khoảng 50% GDP năm 2008; hoàn thiện khung pháp lý, thể chế và chính sách để phát triển thị trường chứng khoán; hoàn thiện hệ thống tổ chức thị trường thông qua việc đưa vào hoạt động của thị trường giao dịch chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết, thị trường trái phiếu chuyên biệt và nghiên cứu triển khai áp dụng một số nghiệp vụ mới; nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin ngành chứng khoán theo hướng giao dịch điện tử để tăng cường giao dịch và kiểm soát trên thị trường.
Trong chương trình hành động năm 2008, Ủy ban Chứng khoán sẽ đặt trọng tâm vào những công việc nào, thưa ông?
Để thực hiện được 4 mục tiêu trên, chúng tôi đã đưa ra 7 nhóm công việc lớn cần triển khai.
Nhóm thứ nhất bao gồm hoàn thiện khung pháp lý và thể chế chính sách để hỗ trợ thị trường chứng khoán. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ tổng kết đánh giá một năm triển khai Luật Chứng khoán trên cơ sở sẽ xem xét những gì phù hợp, chưa phù hợp sẽ sửa đổi bổ sung theo hướng thông thoáng hơn cho thị trường; trình Chính phủ ban hành Nghị định về phát hành riêng lẻ và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị về quản lý thị trường chứng khoán tự do; xây dựng khung pháp lý hoạt động của thị trường của các công ty đại chúng chưa niêm yết; quy chế tổ chức hoạt động của quỹ đầu tư dạng mở; quy chế tổ chức và họat động của công ty đầu tư chứng khoán phát hành riêng lẻ...
Đồng thời cũng nghiên cứu đưa vào áp dụng các quy định về chào mua công khai, giao dịch ký quỹ, repo, mở nhiều tài khoản giao dịch chứng khoán, mua bán chứng khoán trong cùng phiên giao dịch...
Bên cạnh đó, trong năm 2008, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Tài chính ban hành và hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến các vấn đề về chính sách phí, lệ phí, các chính sách về thuế cho các nhóm đối tượng trên thị trường chứng khoán.
Nhóm công việc thứ hai là tăng cường quản lý hàng hóa cho thị trường chứng khoán gồm: triển khai việc đăng ký lưu ký tập trung của các công ty đại chúng; Bộ Tài chính sẽ phối hợp cùng Ngân hàng Nhà nước để hoàn thiện quy trình trong việc chào bán chứng khoán ra công chúng của các tổ chức bảo hiểm, ngân hàng thương mại; nghiên cứu để trình Thủ tướng Chính phủ về định giá doanh nghiệp theo phương thức “book building price” và cơ chế đàm phán, chào bán thỏa thuận cho các đối tác chiến lược khi thực hiện IPO cổ phiếu của doanh nghiệp cổ phần hóa...
Nhóm công việc thứ ba là tăng cường quản lý, giám sát các định chế trung gian trên thị trường chứng khoán, trong đó đặc biệt xây dựng quy định về quản trị công ty và quy trình kiểm sóat nội bộ công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ; triển khai việc quản lý tiền giao dịch chứng khóan của nhà đầu tư tại ngân hàng thương mại; tăng cường quản lý, giám sát các định chế trung gian, các văn phòng đại diện tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.
Nhóm công việc thứ tư là hoàn thiện hệ thống tổ chức thị trường. Trong quý 2/2008 Ủy ban Chứng khoán sẽ trình Bộ và Thủ tướng việc chuyển đổi Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán sang mô hình doanh nghiệp theo Luật Chứng khoán; nâng cấp hệ thống để triển khai hệ thống giao dịch từ xa, giao dịch trực tuyến tại Sở Giao dịch Chứng khoán và Trung tâm Giao dịch Chứng khoán; đưa vào hoạt động thị trường giao dịch cổ phiếu đại chúng chưa niêm yết; thị trường trái phiếu chuyên biệt...
Nhóm thứ năm là tăng cường quản lý giám sát thị trường chứng khoán, đặc biệt là kiện toàn hoạt động của tổ chức giám sát, xây dựng quy chế và các tiêu chí giám sát trên thị trường chứng khoán, xây dựng quy trình thanh tra và xử lý vi phạm về công bố thông tin...
Nhóm thứ sáu là đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chứng khoán.
Nhóm thứ bảy là tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về thị trường chứng khoán.
Như ông vừa nói, Ủy ban Chứng khoán sẽ nghiên cứu và sớm đưa vào ứng dụng các sản phẩm mới. Cụ thể đó là những sản phẩm gì thưa ông?
Để hỗ trợ cầu đầu tư trên thị trường chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ nghiên cứu và trình Bộ Tài chính để có thể đưa vào một số các sản phẩm gồm các sản phẩm phái sinh trên thị trường chứng khoán cũng như các vấn đề liên quan đến hoạt động nghiệp vụ như mở nhiều tài khoản giao dịch, mua bán chứng khoán trong phiên, giao dịch ký quỹ, giao dịch repo; giao dịch về chào mua công khai; áp dụng lệnh thị trường...
Vậy sớm nhất là bao giờ thì các sản phẩm này sẽ chính thức được áp dụng?
Việc đưa vào triển khai các nghiệp vụ cũng như ứng dụng các sản phẩm mới đòi hỏi phải có khung pháp lý điều chỉnh để quản lý, giám sát. Vì vậy, nếu thực sự cần thiết thì Ủy ban Chứng khoán sẽ xây dựng và trình Bộ Tài chính ban hành để triển khai áp dụng, có thể thời gian sẽ mất khoảng từ 2-3 tháng mới có thể áp dụng được.
Tuy nhiên thời điểm để có thể áp dụng cụ thể thì tôi chưa thể công bố. Ủy ban Chứng khoán sẽ cố gắng đẩy nhanh việc soạn thảo văn bản báo cáo Bộ Tài chính vào đầu quý 2/2008 này. Các phương thức này sẽ hỗ trợ tốt cho thị trường nhưng vẫn phải đảm bảo về khả năng kiểm soát, giám sát, đặc biệt là tránh những ảnh hưởng tác động xấu đến thị trường.
Nhân dịp này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Sơn, Trưởng ban Phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kỳ vọng gì khi ban hành chương trình hành động năm 2008, thưa ông?
Nhằm triển khai chương trình của Chính phủ và Bộ Tài chính về kế hoạch phát triển thị trường chứng khoán giai đoạn 2006-2010, Ủy ban Chứng khoán đã xây dựng và ban hành Chương trình hành động của mình năm 2008, với 4 mục tiêu tổng quát.
Đó là duy trì hoạt động thị trường chứng khoán an toàn, hiệu quả trên cơ sở phát triển một cách ổn định và bền vững, đưa mức vốn hóa của thị trường lên khoảng 50% GDP năm 2008; hoàn thiện khung pháp lý, thể chế và chính sách để phát triển thị trường chứng khoán; hoàn thiện hệ thống tổ chức thị trường thông qua việc đưa vào hoạt động của thị trường giao dịch chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết, thị trường trái phiếu chuyên biệt và nghiên cứu triển khai áp dụng một số nghiệp vụ mới; nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin ngành chứng khoán theo hướng giao dịch điện tử để tăng cường giao dịch và kiểm soát trên thị trường.
Trong chương trình hành động năm 2008, Ủy ban Chứng khoán sẽ đặt trọng tâm vào những công việc nào, thưa ông?
Để thực hiện được 4 mục tiêu trên, chúng tôi đã đưa ra 7 nhóm công việc lớn cần triển khai.
Nhóm thứ nhất bao gồm hoàn thiện khung pháp lý và thể chế chính sách để hỗ trợ thị trường chứng khoán. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ tổng kết đánh giá một năm triển khai Luật Chứng khoán trên cơ sở sẽ xem xét những gì phù hợp, chưa phù hợp sẽ sửa đổi bổ sung theo hướng thông thoáng hơn cho thị trường; trình Chính phủ ban hành Nghị định về phát hành riêng lẻ và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị về quản lý thị trường chứng khoán tự do; xây dựng khung pháp lý hoạt động của thị trường của các công ty đại chúng chưa niêm yết; quy chế tổ chức hoạt động của quỹ đầu tư dạng mở; quy chế tổ chức và họat động của công ty đầu tư chứng khoán phát hành riêng lẻ...
Đồng thời cũng nghiên cứu đưa vào áp dụng các quy định về chào mua công khai, giao dịch ký quỹ, repo, mở nhiều tài khoản giao dịch chứng khoán, mua bán chứng khoán trong cùng phiên giao dịch...
Bên cạnh đó, trong năm 2008, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Tài chính ban hành và hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến các vấn đề về chính sách phí, lệ phí, các chính sách về thuế cho các nhóm đối tượng trên thị trường chứng khoán.
Nhóm công việc thứ hai là tăng cường quản lý hàng hóa cho thị trường chứng khoán gồm: triển khai việc đăng ký lưu ký tập trung của các công ty đại chúng; Bộ Tài chính sẽ phối hợp cùng Ngân hàng Nhà nước để hoàn thiện quy trình trong việc chào bán chứng khoán ra công chúng của các tổ chức bảo hiểm, ngân hàng thương mại; nghiên cứu để trình Thủ tướng Chính phủ về định giá doanh nghiệp theo phương thức “book building price” và cơ chế đàm phán, chào bán thỏa thuận cho các đối tác chiến lược khi thực hiện IPO cổ phiếu của doanh nghiệp cổ phần hóa...
Nhóm công việc thứ ba là tăng cường quản lý, giám sát các định chế trung gian trên thị trường chứng khoán, trong đó đặc biệt xây dựng quy định về quản trị công ty và quy trình kiểm sóat nội bộ công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ; triển khai việc quản lý tiền giao dịch chứng khóan của nhà đầu tư tại ngân hàng thương mại; tăng cường quản lý, giám sát các định chế trung gian, các văn phòng đại diện tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.
Nhóm công việc thứ tư là hoàn thiện hệ thống tổ chức thị trường. Trong quý 2/2008 Ủy ban Chứng khoán sẽ trình Bộ và Thủ tướng việc chuyển đổi Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán sang mô hình doanh nghiệp theo Luật Chứng khoán; nâng cấp hệ thống để triển khai hệ thống giao dịch từ xa, giao dịch trực tuyến tại Sở Giao dịch Chứng khoán và Trung tâm Giao dịch Chứng khoán; đưa vào hoạt động thị trường giao dịch cổ phiếu đại chúng chưa niêm yết; thị trường trái phiếu chuyên biệt...
Nhóm thứ năm là tăng cường quản lý giám sát thị trường chứng khoán, đặc biệt là kiện toàn hoạt động của tổ chức giám sát, xây dựng quy chế và các tiêu chí giám sát trên thị trường chứng khoán, xây dựng quy trình thanh tra và xử lý vi phạm về công bố thông tin...
Nhóm thứ sáu là đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chứng khoán.
Nhóm thứ bảy là tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về thị trường chứng khoán.
Như ông vừa nói, Ủy ban Chứng khoán sẽ nghiên cứu và sớm đưa vào ứng dụng các sản phẩm mới. Cụ thể đó là những sản phẩm gì thưa ông?
Để hỗ trợ cầu đầu tư trên thị trường chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ nghiên cứu và trình Bộ Tài chính để có thể đưa vào một số các sản phẩm gồm các sản phẩm phái sinh trên thị trường chứng khoán cũng như các vấn đề liên quan đến hoạt động nghiệp vụ như mở nhiều tài khoản giao dịch, mua bán chứng khoán trong phiên, giao dịch ký quỹ, giao dịch repo; giao dịch về chào mua công khai; áp dụng lệnh thị trường...
Vậy sớm nhất là bao giờ thì các sản phẩm này sẽ chính thức được áp dụng?
Việc đưa vào triển khai các nghiệp vụ cũng như ứng dụng các sản phẩm mới đòi hỏi phải có khung pháp lý điều chỉnh để quản lý, giám sát. Vì vậy, nếu thực sự cần thiết thì Ủy ban Chứng khoán sẽ xây dựng và trình Bộ Tài chính ban hành để triển khai áp dụng, có thể thời gian sẽ mất khoảng từ 2-3 tháng mới có thể áp dụng được.
Tuy nhiên thời điểm để có thể áp dụng cụ thể thì tôi chưa thể công bố. Ủy ban Chứng khoán sẽ cố gắng đẩy nhanh việc soạn thảo văn bản báo cáo Bộ Tài chính vào đầu quý 2/2008 này. Các phương thức này sẽ hỗ trợ tốt cho thị trường nhưng vẫn phải đảm bảo về khả năng kiểm soát, giám sát, đặc biệt là tránh những ảnh hưởng tác động xấu đến thị trường.