Ai sẽ “kiểm toán” các công ty kiểm toán?
Ngành kiểm toán Việt Nam đang phát triển mạnh, nhưng việc giảm thiểu vi phạm đạo đức nghề nghiệp vẫn đang còn là một dấu hỏi
Ngành kiểm toán Việt Nam đang phát triển mạnh, nhưng việc giảm thiểu vi phạm đạo đức nghề nghiệp vẫn đang còn là một dấu hỏi.
Xung quanh vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Chaly Mah, Tổng giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương của tập đoàn kiểm toán Deloitte.
Việt Nam có ý nghĩa chiến lược như thế nào trong định vị thị trường của các ông?
Deloitte đã xác định 8 thị trường quan trọng nhất, bao gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á, Trung Đông, Nga, Nhật, Brazil và Đức. Đối với khu vực Đông Nam Á thì Indonesia và Việt Nam là hai thị trường chiến lược chúng tôi đặc biệt quan tâm.
Với tốc độ phát triển nhanh của nền kinh tế Việt Nam, trong đó có thị trường tài chính, thị trường vốn, chúng tôi nhận thấy ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu huy động vốn ở các thị trường vốn quốc tế. Khi đó, họ phải có hệ thống quản trị doanh nghiệp cũng như hệ thống kiểm soát tốt. Do vậy, Deloitte Việt Nam sẽ tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp này nâng cao năng lực kiểm soát, quản trị.
Cùng với 3 đơn vị khác, Deloitte Việt Nam đang đứng trong nhóm “Big Four”, chiếm giữ phần lớn thị phần. Liệu đã có ai thắc mắc rằng phải chăng nhóm này đang giữ vị thế độc quyền trên thị trường kiểm toán?
Tôi không nghĩ là khi chiếm thị phần lớn lại đồng nghĩa với độc quyền.
Ngược lại, cả 4 công ty lớn còn có nhiều đóng góp để thúc đẩy sự phát triển của thị trường kiểm toán Việt Nam. Trong thời gian tới, việc tìm kiếm các nguồn vốn từ thị trường quốc tế không chỉ dừng ở các doanh nghiệp nhà nước mà còn mở rộng sang khu vực tư nhân, vì thế, vai trò của nhóm “Big Four” là rất lớn.
Một bằng chứng khác về đóng góp của chúng tôi đối với thị trường tài chính Việt Nam là gần đây, Deloitte Việt Nam đã hỗ trợ Bộ Tài chính xây dựng Luật Kiểm toán độc lập, hỗ trợ Hiệp hội Kiểm toán về mặt nghiệp vụ kiểm toán.
Để thu hút khách hàng, đã có những biểu hiện vi phạm đạo đức nghề nghiệp ở một số công ty kiểm toán. Làm thế nào để có được những báo cáo tài chính “quang minh chính đại” cho nhà đầu tư, thưa ông?
Liên quan đến đạo đức nghề nghiệp, ở đây bạn sẽ thấy có sự khác biệt giữa nhóm “Big Four” và các công ty khác. Chúng tôi luôn tuân thủ yếu tố đạo đức nghề nghiệp và có hẳn một bộ chuẩn bắt buộc tuân thủ trong toàn hệ thống trên thế giới.
Tôi cũng không có ý định chỉ trích các công ty kiểm toán nhỏ, ở thị trường nào cũng có công ty lớn, công ty nhỏ. Vai trò của công ty nhỏ là hỗ trợ, tư vấn cho doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ về thuế, chuẩn bị các báo cáo tài chính, còn việc ra các báo cáo tài chính thì phải do các công ty lớn đảm nhiệm.
Tuy nhiên, do các công ty nhỏ chưa xây dựng được các bộ chuẩn tiêu chí hành nghề nên đôi khi vẫn còn xảy ra trường hợp vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Đó là lý do tại sao gần đây chúng ta thấy có khá nhiều trường hợp sáp nhập của các công ty nhỏ trong thị trường kiểm toán - tư vấn.
Cũng liên quan đến những hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp của công ty kiểm toán, tôi cho rằng, càng ngày, tính chuyên nghiệp của thị trường kiểm toán càng phát triển và cùng đó, hành lang pháp lý cũng càng ngày càng theo sát với tình hình.
Vì vậy, đừng ngạc nhiên, một ngày gần đây, ở đâu đó, cơ quan quản lý có thể rút giấy phép hành nghề những trường hợp vi phạm đạo đức như ở Mỹ hay châu Âu.
Doanh nghiệp kiểm toán thì được phép kiểm toán các công ty, nhưng ai sẽ “kiểm toán” các công ty kiểm toán?
Cũng như ở thị trường các nước phát triển, hoạt động của công ty kiểm toán phải tuân thủ các văn bản pháp quy cũng như điều hành của các cơ quan lý. Những cơ quan này trực thuộc Bộ Tài chính và hàng năm, họ đều kiểm tra hoạt động doanh nghiệp kiểm toán.
Nếu phát hiện những trường hợp không đảm bảo chất lượng dịch vụ hoặc không tuân thủ quy định, cơ quan quản lý sẽ đưa ra các cảnh báo, xử phạt hoặc rút giấy phép.
Ở các nước phát triển, luôn có các ủy ban quản lý các công ty kiểm toán, và giấy phép hành nghề được xem xét để cấp lại hàng năm, nếu vi phạm, có thể không được cấp.
Đối với những công ty kiểm toán lớn, họ luôn duy trì chế độ kiểm soát nội bộ. Cứ 2 đến 3 năm, họ đều cử các chuyên gia ở các nước khác sang Việt Nam soát xét lại các hoạt động cũng như hồ sơ kiểm toán.
Ngay cả với Deloitte cũng vậy. Nếu Deloitte Việt Nam không vượt qua được các cuộc soát xét thì Deloitte sẽ tăng tần suất soát xét lên hàng năm thay vì 2-3 năm/lần như trước nhằm đảm bảo khắc phục bằng được những lỗi trong hệ thống.
Nếu năm sau không khắc phục được lỗi của năm trước, chúng tôi sẽ tiếp tục gửi cảnh báo về những lỗi của công ty thành viên và đến năm thứ 3, những lỗi đó không được khắc phục thì chúng tôi sẽ đưa ra những biện pháp xử lý nghiêm khắc, chẳng hạn, không cho phép đơn vị thành viên sử dụng thương hiệu của Deloitte và loại họ ra khỏi hệ thống Deloitte toàn cầu.
Nhân lực kiểm toán đang là bài toán nan giải hiện nay ở thị trường Việt Nam, theo ông, làm thế nào để giải quyết khó khăn này?
Thiếu nhân lực kiểm toán đang xảy ra ở hầu hết các nước đang phát triển. Tôi cho rằng, ngành giáo dục của Việt Nam nên nhìn thấy xu hướng này để mở rộng quy mô đào tạo đủ lớn ở các trường đại học, đáp ứng đủ về số lượng, chất lượng cho nhu cầu thị trường.
Ngoài ra, còn rất nhiều sinh viên Việt Nam đi du học ở nước ngoài và được đào tạo trong một môi trường rất tốt. Deloitte đã phát triển một chương trình kết nối việc làm khá tốt cho những sinh viên này. Theo đó, trong một vài năm đầu tuyển dụng, chúng tôi cho họ làm việc ở nước ngoài, sau đó, chuyển về Việt Nam.
Ở Trung Quốc chúng tôi cũng làm như vậy. Hiện tại, ở Trung Quốc, Deloitte có tới 8.000 nhân lực và mỗi năm phải tuyển thêm 2.000 sinh viên. Khi trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu, chúng tôi tuyển sinh viên đang học ở nước ngoài, cho họ làm việc tại các nước một thời gian trước khi đưa về Trung Quốc.
Một vấn đề khác, mặc dù kiểm toán nội bộ được coi là bộ phận kiểm soát, cảnh báo rủi ro rất tốt cho doanh nghiệp nhưng hiện tại, bộ phận này đang tồn tại theo kiểu “không có thì thiếu, có thì thừa”. Ý kiến ông về vấn đề này như thế nào?
Kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập là hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau. Hoạt động kiểm toán nội bộ phần lớn chỉ tập trung vào các khía cạnh liên quan đến quản trị hoạt động, chẳng hạn như đảm bảo các quy trình, quy định trong công ty đảm bảo được tuân thủ đúng. Trong khi đó, kiểm toán độc lập chỉ tập trung vào các vấn đề liên quan đến tài chính.
Vấn đề “không có thì thiếu, có thì thừa” không chỉ ở Việt Nam mà còn ở rất nhiều nước. Rất nhiều trường hợp, kiểm toán nội bộ không được độc lập, vì họ là nhân viên công ty đó.
Có một cách để khắc phục được nhược điểm này là nên tham khảo cách làm ở một số nước.
Tại Singapore, Hồng Kông, châu Âu hay Mỹ, một doanh nghiệp niêm yết bắt buộc phải có thành viên hội đồng quản trị độc lập, không phải cổ đông, không nằm trong ban điều hành. Trong hội đồng quản trị có một ủy ban kiểm toán trực thuộc và bộ phận kiểm toán độc lập trong doanh nghiệp phải báo cáo trực tiếp tình hình hoạt động doanh nghiệp cho ủy ban kiểm toán nói trên.
Một điều cần lưu ý là thành viên độc lập hội đồng quản trị sẽ trực tiếp phụ trách Ủy ban kiểm toán. Vì thế, những báo cáo, những phát hiện chính của kiểm toán nội bộ luôn được thông tin kịp thời cho ủy ban kiểm toán. Với cơ chế này, đã tạo ra một kênh báo cáo rất độc lập, và phát huy được tác dụng của kiểm toán nội bộ.
Xung quanh vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Chaly Mah, Tổng giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương của tập đoàn kiểm toán Deloitte.
Việt Nam có ý nghĩa chiến lược như thế nào trong định vị thị trường của các ông?
Deloitte đã xác định 8 thị trường quan trọng nhất, bao gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á, Trung Đông, Nga, Nhật, Brazil và Đức. Đối với khu vực Đông Nam Á thì Indonesia và Việt Nam là hai thị trường chiến lược chúng tôi đặc biệt quan tâm.
Với tốc độ phát triển nhanh của nền kinh tế Việt Nam, trong đó có thị trường tài chính, thị trường vốn, chúng tôi nhận thấy ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu huy động vốn ở các thị trường vốn quốc tế. Khi đó, họ phải có hệ thống quản trị doanh nghiệp cũng như hệ thống kiểm soát tốt. Do vậy, Deloitte Việt Nam sẽ tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp này nâng cao năng lực kiểm soát, quản trị.
Cùng với 3 đơn vị khác, Deloitte Việt Nam đang đứng trong nhóm “Big Four”, chiếm giữ phần lớn thị phần. Liệu đã có ai thắc mắc rằng phải chăng nhóm này đang giữ vị thế độc quyền trên thị trường kiểm toán?
Tôi không nghĩ là khi chiếm thị phần lớn lại đồng nghĩa với độc quyền.
Ngược lại, cả 4 công ty lớn còn có nhiều đóng góp để thúc đẩy sự phát triển của thị trường kiểm toán Việt Nam. Trong thời gian tới, việc tìm kiếm các nguồn vốn từ thị trường quốc tế không chỉ dừng ở các doanh nghiệp nhà nước mà còn mở rộng sang khu vực tư nhân, vì thế, vai trò của nhóm “Big Four” là rất lớn.
Một bằng chứng khác về đóng góp của chúng tôi đối với thị trường tài chính Việt Nam là gần đây, Deloitte Việt Nam đã hỗ trợ Bộ Tài chính xây dựng Luật Kiểm toán độc lập, hỗ trợ Hiệp hội Kiểm toán về mặt nghiệp vụ kiểm toán.
Để thu hút khách hàng, đã có những biểu hiện vi phạm đạo đức nghề nghiệp ở một số công ty kiểm toán. Làm thế nào để có được những báo cáo tài chính “quang minh chính đại” cho nhà đầu tư, thưa ông?
Liên quan đến đạo đức nghề nghiệp, ở đây bạn sẽ thấy có sự khác biệt giữa nhóm “Big Four” và các công ty khác. Chúng tôi luôn tuân thủ yếu tố đạo đức nghề nghiệp và có hẳn một bộ chuẩn bắt buộc tuân thủ trong toàn hệ thống trên thế giới.
Tôi cũng không có ý định chỉ trích các công ty kiểm toán nhỏ, ở thị trường nào cũng có công ty lớn, công ty nhỏ. Vai trò của công ty nhỏ là hỗ trợ, tư vấn cho doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ về thuế, chuẩn bị các báo cáo tài chính, còn việc ra các báo cáo tài chính thì phải do các công ty lớn đảm nhiệm.
Tuy nhiên, do các công ty nhỏ chưa xây dựng được các bộ chuẩn tiêu chí hành nghề nên đôi khi vẫn còn xảy ra trường hợp vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Đó là lý do tại sao gần đây chúng ta thấy có khá nhiều trường hợp sáp nhập của các công ty nhỏ trong thị trường kiểm toán - tư vấn.
Cũng liên quan đến những hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp của công ty kiểm toán, tôi cho rằng, càng ngày, tính chuyên nghiệp của thị trường kiểm toán càng phát triển và cùng đó, hành lang pháp lý cũng càng ngày càng theo sát với tình hình.
Vì vậy, đừng ngạc nhiên, một ngày gần đây, ở đâu đó, cơ quan quản lý có thể rút giấy phép hành nghề những trường hợp vi phạm đạo đức như ở Mỹ hay châu Âu.
Doanh nghiệp kiểm toán thì được phép kiểm toán các công ty, nhưng ai sẽ “kiểm toán” các công ty kiểm toán?
Cũng như ở thị trường các nước phát triển, hoạt động của công ty kiểm toán phải tuân thủ các văn bản pháp quy cũng như điều hành của các cơ quan lý. Những cơ quan này trực thuộc Bộ Tài chính và hàng năm, họ đều kiểm tra hoạt động doanh nghiệp kiểm toán.
Nếu phát hiện những trường hợp không đảm bảo chất lượng dịch vụ hoặc không tuân thủ quy định, cơ quan quản lý sẽ đưa ra các cảnh báo, xử phạt hoặc rút giấy phép.
Ở các nước phát triển, luôn có các ủy ban quản lý các công ty kiểm toán, và giấy phép hành nghề được xem xét để cấp lại hàng năm, nếu vi phạm, có thể không được cấp.
Đối với những công ty kiểm toán lớn, họ luôn duy trì chế độ kiểm soát nội bộ. Cứ 2 đến 3 năm, họ đều cử các chuyên gia ở các nước khác sang Việt Nam soát xét lại các hoạt động cũng như hồ sơ kiểm toán.
Ngay cả với Deloitte cũng vậy. Nếu Deloitte Việt Nam không vượt qua được các cuộc soát xét thì Deloitte sẽ tăng tần suất soát xét lên hàng năm thay vì 2-3 năm/lần như trước nhằm đảm bảo khắc phục bằng được những lỗi trong hệ thống.
Nếu năm sau không khắc phục được lỗi của năm trước, chúng tôi sẽ tiếp tục gửi cảnh báo về những lỗi của công ty thành viên và đến năm thứ 3, những lỗi đó không được khắc phục thì chúng tôi sẽ đưa ra những biện pháp xử lý nghiêm khắc, chẳng hạn, không cho phép đơn vị thành viên sử dụng thương hiệu của Deloitte và loại họ ra khỏi hệ thống Deloitte toàn cầu.
Nhân lực kiểm toán đang là bài toán nan giải hiện nay ở thị trường Việt Nam, theo ông, làm thế nào để giải quyết khó khăn này?
Thiếu nhân lực kiểm toán đang xảy ra ở hầu hết các nước đang phát triển. Tôi cho rằng, ngành giáo dục của Việt Nam nên nhìn thấy xu hướng này để mở rộng quy mô đào tạo đủ lớn ở các trường đại học, đáp ứng đủ về số lượng, chất lượng cho nhu cầu thị trường.
Ngoài ra, còn rất nhiều sinh viên Việt Nam đi du học ở nước ngoài và được đào tạo trong một môi trường rất tốt. Deloitte đã phát triển một chương trình kết nối việc làm khá tốt cho những sinh viên này. Theo đó, trong một vài năm đầu tuyển dụng, chúng tôi cho họ làm việc ở nước ngoài, sau đó, chuyển về Việt Nam.
Ở Trung Quốc chúng tôi cũng làm như vậy. Hiện tại, ở Trung Quốc, Deloitte có tới 8.000 nhân lực và mỗi năm phải tuyển thêm 2.000 sinh viên. Khi trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu, chúng tôi tuyển sinh viên đang học ở nước ngoài, cho họ làm việc tại các nước một thời gian trước khi đưa về Trung Quốc.
Một vấn đề khác, mặc dù kiểm toán nội bộ được coi là bộ phận kiểm soát, cảnh báo rủi ro rất tốt cho doanh nghiệp nhưng hiện tại, bộ phận này đang tồn tại theo kiểu “không có thì thiếu, có thì thừa”. Ý kiến ông về vấn đề này như thế nào?
Kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập là hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau. Hoạt động kiểm toán nội bộ phần lớn chỉ tập trung vào các khía cạnh liên quan đến quản trị hoạt động, chẳng hạn như đảm bảo các quy trình, quy định trong công ty đảm bảo được tuân thủ đúng. Trong khi đó, kiểm toán độc lập chỉ tập trung vào các vấn đề liên quan đến tài chính.
Vấn đề “không có thì thiếu, có thì thừa” không chỉ ở Việt Nam mà còn ở rất nhiều nước. Rất nhiều trường hợp, kiểm toán nội bộ không được độc lập, vì họ là nhân viên công ty đó.
Có một cách để khắc phục được nhược điểm này là nên tham khảo cách làm ở một số nước.
Tại Singapore, Hồng Kông, châu Âu hay Mỹ, một doanh nghiệp niêm yết bắt buộc phải có thành viên hội đồng quản trị độc lập, không phải cổ đông, không nằm trong ban điều hành. Trong hội đồng quản trị có một ủy ban kiểm toán trực thuộc và bộ phận kiểm toán độc lập trong doanh nghiệp phải báo cáo trực tiếp tình hình hoạt động doanh nghiệp cho ủy ban kiểm toán nói trên.
Một điều cần lưu ý là thành viên độc lập hội đồng quản trị sẽ trực tiếp phụ trách Ủy ban kiểm toán. Vì thế, những báo cáo, những phát hiện chính của kiểm toán nội bộ luôn được thông tin kịp thời cho ủy ban kiểm toán. Với cơ chế này, đã tạo ra một kênh báo cáo rất độc lập, và phát huy được tác dụng của kiểm toán nội bộ.