Prada điêu đứng vì các đại sứ thương hiệu từ Trung Quốc

Băng Hảo
Đối với Prada, thị trường Trung Quốc là mảnh đất màu mỡ cho nhiều tham vọng của hãng. Sau Lễ hội Thất tịch vừa qua, hãng thời trang cao cấp Ý đã trình làng BST Thu Đông 2022 tại mảnh đất được mệnh danh là trung tâm văn hóa của Trung Quốc – Bắc Kinh…

Trước sức ép của đại dịch, Prada vẫn luôn tỏ ra thiện chí với thị trường tiềm năng, bằng cách luôn đồng thời xuất hiện ở Milan và Thượng Hải cùng lúc. Prada Rongzhai, “báu vật” của Thượng Hải, nơi giao thoa của Thượng Hải và cả văn hóa nghệ thuật Trung Hoa, là nơi tổ chức liên tục các triển lãm nghệ thuật, phim ảnh và điêu khắc. Đây cũng là nơi nhà mốt trưng bày các BST Prada Outdoor và là địa điểm thích hợp cho các bữa tiệc riêng tư hoặc các buổi trình diễn online.

Đầu tháng 8, Prada trở thành thương hiệu sang trọng lớn đầu tiên tổ chức buổi trình diễn ở Trung Quốc trong năm nay. Nhà mốt Italy điều hướng các nội quy nghiêm ngặt của Covid-19 để người mẫu sải bước trên sàn diễn trong một lâu đài lịch sử ở Bắc Kinh. Đây là động thái nhằm nhấn mạnh cam kết của hãng đối với thị trường. Được phát trực tiếp trên nhiều nền tảng trực tuyến, hơn 400 người nổi tiếng và khách hàng đã tham dự sự kiện, nơi trưng bày các bộ sưu tập thu đông cho nam và nữ.

Được đánh giá là một thương hiệu xa xỉ “đầu tư có tâm” vào thị trường đất nước tỷ dân nói riêng và thị trường châu Á nói chung, nhưng dường như Prada vẫn chưa gặp may. Theo Sina, ngày 11/9, cảnh sát Bắc Kinh thông báo nam diễn viên Lý Dịch Phong – một trong 4 nam diễn viên được mệnh danh là “tứ đại lưu lượng” tại Trung Quốc – đã bị bắt vì mua dâm nhiều lần. Sau khi tin tức được đăng tải, 11 thương hiệu đã tuyên bố chấm dứt hợp tác với nam diễn viên. Trước đó, Lý Dịch Phong hợp tác với hơn 14 thương hiệu như Prada, Panerai, L'Oreal...

Chỉ trong 24 tiếng đồng hồ scandal Lý Dịch Phong nổ ra, tên tuổi của nam nghệ sỹ đã bay màu trên trang mạng xã hội của các thương hiệu anh từng làm đại sứ.
Chỉ trong 24 tiếng đồng hồ scandal Lý Dịch Phong nổ ra, tên tuổi của nam nghệ sỹ đã bay màu trên trang mạng xã hội của các thương hiệu anh từng làm đại sứ.

Vụ việc là một vố đau đặc biệt cho Prada, vì Lý Dịch Phong vừa mới được chính thức bổ nhiệm cương vị đại sứ hồi năm ngoái. Prada cũng lập tức trở thành thương hiệu được dân mạng Trung Quốc mang ra trào phúng khi đại sứ và người phát ngôn của hãng liên tục vướng phải bê bối. Trong vòng 2 năm qua, từ Irene, Chanyeol ( EXO ) tại Hàn Quốc cho đến Trịnh Sảng tại Trung Quốc đã khiến cho tên thương hiệu Prada lao đao khi nhà mốt Ý từng công bố 3 người này làm đại sứ cho nhãn hàng và thế rồi lần lượt từng người một đều “dính phốt”.

Tại Kbiz, Irene bị tố tỏ thái độ không tốt với stylist còn nam ca sỹ Chanyeol thì dính scandal là “tra nam”. Còn tại Trung Quốc, vào thời điểm cuối năm ngoái Trịnh Sảng vốn nổi tiếng là từ những bộ phim thần tượng, tình cảm của màn ảnh Hoa Ngữ và trở thành ngôi sao 5 cánh hạng A, cô còn được xem là tiểu hoa đán triển vọng trong làng vui chơi Cbiz. Thế nhưng scandal thuê người mang thai hộ và thoái thác nghĩa vụ và trách nhiệm nuôi 2 đứa con tại Mỹ của Trịnh Sảng đã gây một làn sóng tẩy chay cô kinh hoàng khiến thương hiệu thời trang xa xỉ Ý quyết định hành động chấm hết hợp đồng với nữ diễn viên khi trước đó vừa mới chỉ định cô làm đại sứ được chưa đầy 2 tuần.

Các đại sứ của Prada đen đủi đã khiến cổ phiếu hãng thời trang Ý rớt giá thảm hại. Có thể thấy, sự hợp tác giữa thương hiệu và nghệ sỹ cũng như “con dao hai lưỡi” mà chỉ cần một bên mắc lỗi thì bên còn lại cũng gánh thiệt thòi. Khi là đại sứ thương hiệu, nghệ sĩ được coi là bộ mặt của loại sản phẩm, dịch vụ đó đến với công chúng .Bất cứ phát ngôn hay hành vi nào của nghệ sĩ cũng ảnh hưởng tác động tích cực hoặc xấu đi tới nhãn hàng. Do đó, bên cạnh quyền lợi lệch giá hoàn toàn có thể tăng lên đáng kể thì doanh nghiệp cũng phải đương đầu với việc uy tín, doanh thu hoàn toàn có thể sụt giảm thê thảm nếu nghệ sĩ đó bị “mất điểm” trong mắt công chúng.

Prada điêu đứng vì các đại sứ thương hiệu từ Trung Quốc - Ảnh 1
Prada điêu đứng vì các đại sứ thương hiệu từ Trung Quốc - Ảnh 2
Prada điêu đứng vì các đại sứ thương hiệu từ Trung Quốc - Ảnh 3
 
Sau ca sỹ Irene, ca sỹ Chanyeol và nữ diễn viên Trịnh Sảng, nam diễn viên Lý Dịch Phong là cái tên tiếp theo buộc Prada phải chấm dứt hợp đồng.
Sau ca sỹ Irene, ca sỹ Chanyeol và nữ diễn viên Trịnh Sảng, nam diễn viên Lý Dịch Phong là cái tên tiếp theo buộc Prada phải chấm dứt hợp đồng.

Tuy vậy, đây là một mối quan hệ bắt buộc phải có. Các nhà mốt muốn tận dụng sức ảnh hưởng của nghệ sĩ hoặc KOL để đưa hình ảnh thương hiệu đến gần hơn với công chúng. Đồng thời, công ty thúc đẩy giới thiệu sản phẩm nhằm tăng doanh số. Theo Wall Street Journal, nền tảng mua sắm Lyst cho biết lượt tìm kiếm chiếc túi Triomphe từ Celine trên toàn cầu tăng 66% trong ngày Lisa đăng ảnh món phụ kiện lên trang cá nhân. Trong khi đó, nước hoa Dior cháy hàng nhờ sức ảnh hưởng của vụ kiện giữa Johnny Depp và Amber Heard. Khi scandal nổ ra, Dior vẫn hợp tác với nam diễn viên.

Charlie Gu, Giám đốc điều hành của Kollective Influence - một công ty tiếp thị có trụ sở tại Thượng Hải (Trung Quốc) và California (Mỹ), giải bày: “Bất chấp rủi ro tiềm ẩn, việc hợp tác cùng đại sứ thương hiệu là người nổi tiếng vẫn là một cách rất hiệu quả để tạo dựng độ phổ biến của thương hiệu và thu hút sự chú ý từ khách hàng tiềm năng”. Charlie Gu nhấn mạnh: “Những người nổi tiếng rất quan trọng, vì họ có sự ảnh hưởng đến quyết định của các khách hàng Trung Quốc về nơi mua sắm. Sự hợp tác giữa ngôi sao và nhãn hàng cũng thể hiện địa vị của ngôi sao đó”.

Đáng chú ý, một điểm rất tích cực dành cho các thương hiệu xa xỉ ở Trung Quốc là người tiêu dùng nước này thường nhanh quên hơn khách hàng phương Tây. Khách Trung Quốc ít ghi nhớ lâu dài về những lỗi lầm của nhãn hàng và cũng không có xu hướng chỉ trích thương hiệu khi người đại diện/đại sứ dính lùm xùm. Giám đốc Charlie Gu bật mí: “Người tiêu dùng Trung Quốc có cái nhìn thực dụng về bản chất hợp tác giữa người nổi tiếng và thương hiệu - đó là một giao dịch kinh doanh. Khi một người nổi tiếng bị hủy hợp đồng, miễn là công ty hành động nhanh chóng và kiên quyết, người tiêu dùng Trung Quốc sẽ không đổ lỗi quá nhiều cho thương hiệu”. 

Tin mới

AI: Động cơ mới thúc đẩy tương lai ngành ô tô toàn cầu

AI: Động cơ mới thúc đẩy tương lai ngành ô tô toàn cầu

Ngành công nghiệp ô tô đang trải qua một sự chuyển mình mạnh mẽ. Trái tim của một chiếc xe từng là động cơ cơ khí, nhưng ngày nay, sức mạnh chuyển đổi nằm ở trí tuệ nhân tạo (AI). Khi AI được tích hợp vào mọi khía cạnh của thiết kế, sản xuất và trải nghiệm người dùng, nó nhanh chóng trở thành "động cơ" thúc đẩy sự đổi mới và lợi thế cạnh tranh.
Hãng xe lớn thứ 2 Trung Quốc và hành trình làm chủ công nghệ xe tự hành

Hãng xe lớn thứ 2 Trung Quốc và hành trình làm chủ công nghệ xe tự hành

Trong cuộc đua xe tự hành toàn cầu đang phát triển nóng, các đối thủ hàng đầu như Tesla, Waymo và Zoox dẫn đầu về đổi mới công nghệ và dịch vụ. Tuy nhiên, một trong những ông lớn của ngành ô tô Trung Quốc đã âm thầm tham gia thị trường này một cách kín tiếng và phát triển mạnh mẽ đó là Geely.
Các thành phố trên thế giới đang triển khai vùng phát thải thấp như thế nào?

Các thành phố trên thế giới đang triển khai vùng phát thải thấp như thế nào?

Nhiều thành phố trên khắp thế giới đang ngày càng triển khai hoặc quy hoạch các khu vực phát thải thấp (LEZ) và khu vực không phát thải (ZEZ), nhằm mục đích giảm thiểu ô nhiễm không khí, tắc nghẽn giao thông và phát thải carbon từ giao thông đường bộ, mang lại lợi ích đáng kể về sức khỏe và kinh tế cho các cộng đồng đang phải đối mặt với ô nhiễm từ các khu vực có lưu lượng giao thông cao...
Thách thức và cơ hội cho các hãng xe máy chạy xăng tại thị trường Việt trước những chính sách mới

Thách thức và cơ hội cho các hãng xe máy chạy xăng tại thị trường Việt trước những chính sách mới

Xe máy xuất hiện ở khắp mọi nơi ở các thành phố lớn đến các tỉnh thành khác trên khắp Việt Nam. Đây là phương tiện giao thông chủ đạo của người dân, đặc biệt là xe máy dùng năng lượng hoá thạch. Doanh số của xe máy chạy xăng vẫn tăng trưởng liên tục thời gian qua. Tuy nhiên, trước những chính sách quyết liệt trong quá trình chuyển đổi xanh của Việt Nam trong năm 2025, các hãng bán xe xăng sẽ buộc phải tìm ra những phương án để tồn tại hoặc mất thị phần.
Thị trường lớn nhất thế giới đã điện khí hoá ngành xe máy như thế nào?

Thị trường lớn nhất thế giới đã điện khí hoá ngành xe máy như thế nào?

Tại Washington, Brussels và nhiều nơi khác, các nhà hoạch định chính sách phương Tây đang tập trung cao độ vào mối đe dọa đối với việc làm trong ngành ô tô từ các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc, khi xe hybrid và xe chạy bằng pin của họ đang vượt mặt các đối thủ cạnh tranh từ Mỹ và châu Âu. Trong khi đó, các công ty Trung Quốc đang củng cố một lĩnh vực xe điện khác, ít được biết đến hơn tại thị trường nội địa đó là xe máy điện hai bánh.