Trung Quốc mở thêm sàn giao dịch chứng khoán mới ở Bắc Kinh

Bình Minh
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố việc mở sàn giao dịch chứng khoán mới nói, cho biết sàn này sẽ là nơi tập trung cổ phiếu của các công ty dịch vụ và sáng tạo...
Trung Quốc hiện có hai sàn giao dịch chứng khoán tại đại lục, một ở Thượng Hải và một ở Thẩm Quyến, đều cách xa Bắc Kinh - Ảnh: Reuters.
Trung Quốc hiện có hai sàn giao dịch chứng khoán tại đại lục, một ở Thượng Hải và một ở Thẩm Quyến, đều cách xa Bắc Kinh - Ảnh: Reuters.

Trung Quốc sẽ mở thêm một sàn giao dịch chứng khoán mới ở Bắc Kinh, theo đó gia tăng ảnh hưởng của thành phố thủ đô nước này trong thế giới tài chính và kinh doanh.

Tại một hội chợ thương mại quốc tế vào hôm thứ Năm tuần trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố việc mở sàn giao dịch chứng khoán mới nói trên. Ông Tập cho biết, sàn giao dịch này sẽ là nơi tập trung cổ phiếu của các công ty dịch vụ và sáng tạo. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo không nói rõ đến bao giờ thì sàn mới chính thức thành lập và đi vào hoạt động.

Trung Quốc hiện có hai sàn giao dịch chứng khoán tại đại lục, một ở Thượng Hải và một ở Thẩm Quyến, đều cách xa Bắc Kinh. Sở Giao dịch chứng khoán Thượng Hải thành lập năm 1990, chủ yếu là nơi giao dịch của các cổ phiếu vốn hoá lớn, bao gồm các công ty quốc doanh, ngân hàng và công ty năng lượng. Sở Giao dịch chứng khoán Thẩm Quyến có nhiều cổ phiếu công nghệ và cổ phiếu doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Ngoài đại lục có Sở Giao dịch chứng khoán Hồng Kông, nhưng sàn này chịu sự giám sát của pháp luật Hồng Kông và nằm ngoài các biện pháp kiểm soát vốn của Bắc Kinh.

Động thái mở sàn chứng khoán mới của Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh Chính phủ nước này đẩy mạnh chiến dịch kiểm soát các doanh nghiệp tư nhân lớn trong nhiều lĩnh vực, từ công nghệ cho tới giáo dục. Trong gần 1 năm qua, Bắc Kinh đã có loạt biện pháp nhằm kiềm chế sức mạnh và ảnh hưởng của các công ty như Alibaba, Tencent, Meituan…

Ngoài ra, các công ty Trung Quốc cũng đang gặp nhiều trở ngại pháp lý trong việc niêm yết cổ phiếu để huy động vốn tại Mỹ. Nhà chức trách Trung Quốc gia tăng sức ép đối với các công ty trong nước muốn niêm yết cổ phiếu ở nước ngoài vì lo ngại các công ty này có thể trao cho chính phủ nước ngoài quyền tiếp cận với các dữ liệu nhạy cảm về người dùng.

Cùng với đó, cơ quan chức năng Mỹ cũng tăng cường giám sát đối với các vụ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của doanh nghiệp Trung Quốc tại Mỹ, đưa ra quy định nghiêm ngặt hơn về công bố thông tin đối với các công ty này nhằm ngăn ngừa rủi ro.

Đây là lần thứ hai ông Tập Cận Bình đích thân công bố một sáng kiến liên quan đến thị trường chứng khoán.

Năm 2018, khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang căng thẳng, ông Tập mở một sàn giao dịch dành riêng cho các cổ phiếu công nghệ thuộc Sở Giao dịch chứng khoán Thượng Hải, đặt tên là Star Market. Sàn này nhằm mục đích thu hút vốn đầu tư vào các công ty công nghệ cao của Trung Quốc và giúp nước này gia tăng sức cạnh tranh với phương Tây về công nghệ.

Kể từ đó, hơn 300 công ty công nghệ đã niêm yết cổ phiếu ở Star Market, với tổng vốn hoá thị trường đạt 4,7 nghìn tỷ Nhân dân tệ (728 tỷ USD).

Tin mới

Tương lai của ngành xe điện sau khi ông Trump nhậm chức

Tương lai của ngành xe điện sau khi ông Trump nhậm chức

Các sắc lệnh hành pháp do ông Trump ban hành vào ngày nhậm chức thực chất là sự phủ nhận toàn diện đối với một trọng tâm trong chương trình trị giá hàng tỷ USD của cựu Tổng thống Biden nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, mà đảng Cộng hòa coi là một chiến dịch cấm xe chạy bằng xăng.
Trung Quốc vừa kỳ vọng vừa lo lắng khi ông Trump trở lại Nhà Trắng

Trung Quốc vừa kỳ vọng vừa lo lắng khi ông Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống Donald Trump vừa mang theo hy vọng nhưng cũng là sự lo lắng với Trung Quốc với ngành công nghiệp ô tô nói riêng và cả nền kinh tế nói chung. Nguyên nhân là bởi một cuộc chiến thương mại gây tổn thương đã gây chia rẽ giữa các siêu cường kinh tế trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông.
Bức tranh xe điện toàn cầu và bước ngoặt năm 2025

Bức tranh xe điện toàn cầu và bước ngoặt năm 2025

Trong nhiều năm, chính phủ nhiều quốc gia đã đưa ra các khoản trợ cấp hào phóng để khuyến khích người lái xe chuyển sang sử dụng xe điện. Các nhà sản xuất ô tô bắt đầu tái thiết nhà máy và cung cấp nhiều loại xe điện hơn để đáp ứng nhu cầu. Khi giá giảm và công nghệ được cải thiện, xe không phát thải đã chuyển từ phân khúc xe nhỏ sang xe phổ thông và có vẻ như kỷ nguyên động cơ đốt trong có thể kết thúc sớm hơn dự kiến.
Top xe hybrid bán chạy nhất thị trường Việt 2024

Top xe hybrid bán chạy nhất thị trường Việt 2024

Theo số liệu Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), thị trường ôtô hybrid tại Việt Nam trong năm 2024, Toyota là hãng xe bình dân có nhiều dòng xe hybrid nhất. Doanh số các mẫu xe hybrid của các thương hiệu là thành viên VAMA trong năm 2024 đạt khoảng 10.000 xe.