Ưu tiên đầu tư cao tốc Quảng Ngãi - Quy Nhơn 20.900 tỷ đồng

Anh Tú
Do nguồn lực hạn hẹp nên Bộ Giao thông vận tải sẽ tập trung đầu tư đường cao tốc Quảng Ngãi - Quy Nhơn 20.900 tỷ đồng, chưa thể đầu tư nâng cấp Quộc lộ 24B như dự kiến...
Phương tiện lưu thông trên tuyến Quốc lộ 24B, đoạn qua xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi
Phương tiện lưu thông trên tuyến Quốc lộ 24B, đoạn qua xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi

Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Ngãi về đề xuất đầu tư dự án nâng cấp, mở rộng tuyến Quốc lộ 24B (Km23+300-Km29+800).

Theo quy hoạch được duyệt, Quốc lộ 24B dài 108km được nâng cấp tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, III, quy mô 2 làn xe, các đoạn qua thị trấn Sơn Tịnh, thị trấn Di Lăng, TP.Quảng Ngãi theo quy hoạch địa phương.

Căn cứ nhu cầu vận tải, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Quyết định 1903 ngày 11/10/2019 giao Ban Quản lý dự án 85 lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án nâng cấp, cải tạo Quộc lộ 24B đoạn từ Km23+300 - Km57+170 dự kiến đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công trung hạn 2021 - 2025.

 
“Đối với tỉnh Quảng Ngãi, Chính phủ sẽ tập trung đầu tư đường cao tốc Quảng Ngãi - Quy Nhơn thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông dài khoảng 88km, tổng kinh phí dự kiến 20.900 tỷ đồng. Do vậy, chưa thể cân đối bố trí được để thực hiện cải tạo, nâng cấp các tuyến quốc lộ, trong đó có tuyến Quốc lộ 24B”, Bộ Giao thông vận tải cho biết.

Tuy nhiên, trong điều kiện nguồn lực được Quốc hội, Chính phủ phân bổ cho Bộ Giao thông vận tải hết sức hạn hẹp, toàn bộ phần vốn bố trí cho các công trình khởi công mới cho cả 5 lĩnh vực trong 5 năm, trên phạm vi cả nước chỉ chưa đến 100 nghìn tỷ đồng. Trong đó, ưu tiên đặc biệt cho các dự án cao tốc, các dự án thi công dở dang và đình hoãn.

Đồng thời, Chỉ thị 13 ngày 23/5/2021 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 đã nêu rõ: “Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào các ngành, lĩnh vực then chốt, các vùng động lực, các dự án lớn, quan trọng của quốc gia, kết nối liên vùng”.

“Trong điều kiện chưa thể bố trí được nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, Bộ Giao thông vận tải sẽ chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam kiểm tra, làm việc với Sở Giao thông vận tải Quảng Ngãi để xác định các phương án và bố trí nguồn vốn bảo trì đáp ứng nhu cầu đi lại trước mắt”, Bộ Giao thông vận tải nêu rõ.

Được biết, Quốc lộ 24B qua địa phận Quảng Ngãi trước đây là Tỉnh lộ 623. Gần 10 năm nâng cấp lên Quốc lộ, con đường vẫn chưa được đầu tư, mở rộng, nhiều đoạn nền đường rất hẹp. “Quốc lộ 24B dài 108km, là tuyến giao thông huyết mạch kết nối các huyện đồng bằng, thành phố Quảng Ngãi và Khu kinh tế Dung Quất với đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, các huyện miền núi: Sơn Hà, Sơn Tây, Trà Bồng, nên lưu lượng phương tiện tham gia giao thông rất lớn”, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi cho hay.

Đặc biệt, đoạn qua xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh là “nút thắt cổ chai” của tuyến đường. Ngoài ra, tuyến Quốc lộ 24B đoạn từ nút giao với đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đến Quốc lộ 1 dài 9,09km mới được đầu tư đoạn dài 2,59km. Còn lại 6,5km chưa được đầu tư nâng cấp. Lưu lượng xe đi trên đoạn tuyến khá lớn, thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông và tắc nghẽn kéo dài. 

Tin mới

AI: Động cơ mới thúc đẩy tương lai ngành ô tô toàn cầu

AI: Động cơ mới thúc đẩy tương lai ngành ô tô toàn cầu

Ngành công nghiệp ô tô đang trải qua một sự chuyển mình mạnh mẽ. Trái tim của một chiếc xe từng là động cơ cơ khí, nhưng ngày nay, sức mạnh chuyển đổi nằm ở trí tuệ nhân tạo (AI). Khi AI được tích hợp vào mọi khía cạnh của thiết kế, sản xuất và trải nghiệm người dùng, nó nhanh chóng trở thành "động cơ" thúc đẩy sự đổi mới và lợi thế cạnh tranh.
Hãng xe lớn thứ 2 Trung Quốc và hành trình làm chủ công nghệ xe tự hành

Hãng xe lớn thứ 2 Trung Quốc và hành trình làm chủ công nghệ xe tự hành

Trong cuộc đua xe tự hành toàn cầu đang phát triển nóng, các đối thủ hàng đầu như Tesla, Waymo và Zoox dẫn đầu về đổi mới công nghệ và dịch vụ. Tuy nhiên, một trong những ông lớn của ngành ô tô Trung Quốc đã âm thầm tham gia thị trường này một cách kín tiếng và phát triển mạnh mẽ đó là Geely.
Các thành phố trên thế giới đang triển khai vùng phát thải thấp như thế nào?

Các thành phố trên thế giới đang triển khai vùng phát thải thấp như thế nào?

Nhiều thành phố trên khắp thế giới đang ngày càng triển khai hoặc quy hoạch các khu vực phát thải thấp (LEZ) và khu vực không phát thải (ZEZ), nhằm mục đích giảm thiểu ô nhiễm không khí, tắc nghẽn giao thông và phát thải carbon từ giao thông đường bộ, mang lại lợi ích đáng kể về sức khỏe và kinh tế cho các cộng đồng đang phải đối mặt với ô nhiễm từ các khu vực có lưu lượng giao thông cao...
Thách thức và cơ hội cho các hãng xe máy chạy xăng tại thị trường Việt trước những chính sách mới

Thách thức và cơ hội cho các hãng xe máy chạy xăng tại thị trường Việt trước những chính sách mới

Xe máy xuất hiện ở khắp mọi nơi ở các thành phố lớn đến các tỉnh thành khác trên khắp Việt Nam. Đây là phương tiện giao thông chủ đạo của người dân, đặc biệt là xe máy dùng năng lượng hoá thạch. Doanh số của xe máy chạy xăng vẫn tăng trưởng liên tục thời gian qua. Tuy nhiên, trước những chính sách quyết liệt trong quá trình chuyển đổi xanh của Việt Nam trong năm 2025, các hãng bán xe xăng sẽ buộc phải tìm ra những phương án để tồn tại hoặc mất thị phần.
Thị trường lớn nhất thế giới đã điện khí hoá ngành xe máy như thế nào?

Thị trường lớn nhất thế giới đã điện khí hoá ngành xe máy như thế nào?

Tại Washington, Brussels và nhiều nơi khác, các nhà hoạch định chính sách phương Tây đang tập trung cao độ vào mối đe dọa đối với việc làm trong ngành ô tô từ các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc, khi xe hybrid và xe chạy bằng pin của họ đang vượt mặt các đối thủ cạnh tranh từ Mỹ và châu Âu. Trong khi đó, các công ty Trung Quốc đang củng cố một lĩnh vực xe điện khác, ít được biết đến hơn tại thị trường nội địa đó là xe máy điện hai bánh.