Volvo Car Việt Nam vừa ra mắt mẫu xe thuần điện đầu tiên tại thị trường Việt Nam mang tên Volvo EC40 trong khuôn khổ triển lãm có chủ đề “Recharge To Shine – Tái tạo năng lượng để tỏa sáng”. Volvo EC40 gia nhập vào thời điểm phân khúc ô tô điện đang ngày càng đông đúc và cạnh tranh gay gắt hơn tại Việt Nam.
Từ nay đến hết năm 2026, tập đoàn Vingroup và ông Phạm Nhật Vượng công bố cam kết hỗ trợ tài chính cho Công ty VinFast. Vingroup có kế hoạch cho VinFast vay mới tối đa 35.000 tỷ đồng, ông Phạm Nhật Vượng cũng cam kết tài trợ cho VinFast 50.000 tỷ đồng. Đồng thời, Vingroup sẽ đầu tư thêm vào VinFast Việt Nam thông qua việc chuyển đổi toàn bộ khoản cho vay hiện hữu khoảng 80.000 tỷ đồng thành cổ phần ưu đãi được hưởng cổ tức.
Bộ trưởng Công nghiệp Hàn Quốc Ahn Duk-geun cho biết Seoul sẽ cần đưa ra các ưu đãi tốt hơn cho các nhà sản xuất chip khi các nước khác theo đuổi “chính sách công nghiệp dân tộc”.
Nhà sản xuất xe điện Trung Quốc BYD sẽ giới thiệu chiếc sedan đầu tiên nằm trong phân khúc cao cấp của mình tại triển lãm ô tô Bắc Kinh, nhằm thách thức những hãng như Mercedes-Benz của Đức, hãng mà ba năm trước đã rút khỏi sự phát triển của thương hiệu Denza, với lý do doanh số bán hàng chậm.
Nghiên cứu của Ngân hàng Mỹ Goldman Sachs cho biết lợi nhuận chung của toàn ngành có thể sụt giảm vào năm 2024 nếu BYD đưa ra mức giảm giá 10.300 nhân dân tệ (1.421 USD). Lợi nhuận tổng thể của xe điện đã giảm từ 2.100 nhân dân tệ xuống âm 1.600 nhân dân tệ kể từ tháng 7 năm ngoái.
Các nhà sản xuất Trung Quốc đang gửi nhiều xe điện đến châu Âu hơn mức họ có thể bán, dẫn đến hàng nghìn chiếc trong số đó phải “tạm trú” ở các bến cảng. Tình trạng này khiến các nhà khai thác cảng không hài lòng vì tình trạng dư thừa ô tô của Trung Quốc đang cản trở các hoạt động khác của cảng. Một số người nói rằng chúng không còn là cảng nữa mà là bãi đậu xe cho xe điện Trung Quốc mới đến.
Ngành công nghiệp ô tô toàn cầu đang trải qua quá trình chuyển đổi cơ bản từ động cơ đốt trong sang hệ truyền động điện khí hóa. Quá trình này hiện đang trải qua một số khó khăn ngày càng tăng, nhưng sự phát triển của công nghệ pin xe điện (EV) thế hệ tiếp theo vẫn tiếp tục tiến triển không suy giảm.
Cổ phiếu trượt giá, một chiếc ô tô điện rẻ hơn không còn được ưu tiên và CEO đang khiến lực lượng lao động nổi giận với đợt sa thải lớn nhất của mình là những gì đang xảy ra với Tesla.
Khi tình trạng dư thừa công suất của Trung Quốc trở thành một vấn đề rõ ràng, dự kiến sẽ có những hạn chế đối với xe điện của Trung Quốc. Tuy nhiên, mục tiêu, cách tiếp cận và kết quả dự đoán khác nhau giữa Châu Âu và Mỹ.
Ba năm trôi qua, CEO Xiaomi Lei Jun vẫn quyết tâm dẫn dắt liên doanh sản xuất ô tô của Xiaomi. Ông coi đây là “dự án khởi nghiệp lớn cuối cùng” trong cuộc đời mình.
Nissan vừa tiết lộ việc xây dựng một nhà máy thí điểm mới để sản xuất pin thể rắn. Các giám đốc điều hành gọi công nghệ này là “người thay đổi cuộc chơi” cho xe điện thế hệ tiếp theo của hãng.
Xe “thuần” điện có thể là chân lý của tiến trình điện khí hóa, nhưng sẽ phải mất nhiều năm nữa để dòng xe này thực sự phổ biến tại Việt Nam. Trong khi đó, xe Hybrid lại đang từng bước vững chắc tiếp cận và chinh phục người dùng bằng khả năng tiết kiệm nhiên liệu và giảm phát thải ngay lập tức của mình.
Theo ngân hàng đầu tư UBS, người châu Âu sẽ mua ít hơn gần 9 triệu xe điện trong khoảng thời gian từ 2024 đến 2030 so với dự kiến, do giá cao, phạm vi hoạt động không đủ và việc sạc pin cồng kềnh đã cản trở người mua tiềm năng.
Hàng nghìn ô tô nhập khẩu, trong đó có nhiều ô tô điện sản xuất tại Trung Quốc, đang làm tắc nghẽn các cảng châu Âu, cùng với việc doanh số bán hàng sụt giảm tại Tesla và BYD, hai hãng bán xe chạy bằng pin lớn nhất thế giới, đây là dấu hiệu rắc rối cho sự thay đổi quan trọng hướng tới giao thông xanh trong thế kỷ 21.