14:50 09/08/2018

Chế độ dinh dưỡng cho người rối loạn chuyển hóa lipid máu

Hoài Phương

Tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu không có một biểu hiện bất thường nào, chỉ được phát hiện qua xét nghiệm máu. Và xơ vữa động mạch cũng xảy ra một cách từ từ đến nỗi chúng ta có thể không hay biết gì về nó.


Phần lớn người bệnh có rối loạn lipid máu thường không có các biểu hiện đặc trưng hoặc nếu có cũng chỉ là những biểu hiện thoảng qua như chóng mặt, đau ngực, đôi lúc tê tay hay tê chân... Nhưng đây cũng lại là những triệu chứng của rất nhiều bệnh lý khác. Do vậy khó có thể xác định được người có rối loạn lipid máu hay không bằng những biểu hiện ra ngoài. Chỉ có thể xác định đúng bằng cách làm xét nghiệm máu. Nếu kết quả lượng cholesterol toàn phần trên 5,2 milimol/lít, glycerit trên 2,2 milimol/lít, HBL dưới 2,9 milimol/lít cùng với các chỉ số khác vượt mức cho phép... khi đó mới có thể kết luận người đó đã bị rối loạn lipid máu.
Chế độ dinh dưỡng cho người rối loạn chuyển hóa lipid máu - Ảnh 1.
Trong điều trị các rối loạn chuyển hóa lipid máu, để giúp giảm Cholesterol máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng. Các bữa ăn của người bệnh phải tuân thủ các lưu ý sau:1 - Tăng lượng đạm (protein) bằng cách ăn thịt ít béo như thịt bò nạc, thịt gà nạc bỏ da, thịt lợn thăn, cá, đậu đỗ. Nên ăn các sản phẩm được chế biến từ đậu nành: sữa đậu nành, đậu phụ, tào phớ, bột đậu tương, sữa chua đậu tương... Hạn chế đạm giàu mỡ như thịt ba rọi, thịt chân giò... Lượng protein nên chiếm khoảng 12 - 20% tổng năng lượng, bao gồm đạm động vật và đạm thực vật.2 - Sử dụng ngũ cốc kết hợp với khoai củ. Các loại ngũ cốc với lượng tinh bột chiếm khoảng 55 - 60% năng lượng khẩu phần. Nên ăn gạo lứt, hạt nguyên vỏ, để cung cấp thêm chất xơ góp phần đào thải cholesterol nội sinh ra ngoài. Hạn chế đường, mật, tối đa chỉ nên 10-20 g/ngày.
Chế độ dinh dưỡng cho người rối loạn chuyển hóa lipid máu - Ảnh 2.
3 - Ăn nhiều rau quả, khoảng 500g/ngày để cung cấp đủ các vitamin, chất khoáng và chất xơ. Nên sử dụng các thực phẩm giàu chất chống ôxy hoá giúp giảm nguy cơ bệnh mạch vành. Các thực phẩm giàu chất chống ôxy hoá giúp loại bỏ các gốc tự do gây hại như thức ăn giàu vitamin E: giá đỗ, dầu thực vật, dầu gấc, các sản phẩm chế biến từ gấc; thức ăn giàu beta-caroten: Cà rốt, bí đỏ, gấc, đu đủ chín, xoài, cá loại rau có màu xanh thẫm như: rau ngót, rau muống, rau dền, rau mồng tơi, cải soong...; thức ăn giàu vitamin C: các loại rau quả nói chung; thức ăn giàu selen: rau ngót, rau muống, rau cải bắp...
Chế độ dinh dưỡng cho người rối loạn chuyển hóa lipid máu - Ảnh 3.
4 - Khẩu phần ăn hàng ngày nên chia làm nhiều bữa, ít nhất 5 bữa trong ngày, mỗi bữa cách nhau ít nhất 3 giờ và cần đầy đủ 4 nhóm thực phẩm chính, nhưng giảm tối đa lượng chất béo, tăng rau và trái cây ít ngọt.5 – Nên nói không với các thực phẩm có nhiều cholesterol như: mỡ, da, phủ tạng động vật, óc, lòng đỏ trứng, hải sản… Đặc biệt là không ăn gạch cua, gạch tôm...