Chủ tịch Petrolimex: Giá xăng cả chu kỳ là “không minh bạch”
“Mỗi lần chúng ta điều chỉnh giá đều có họp báo, công bố các yếu tố cấu thành giá, rất minh bạch”
Trong khi cả lãnh đạo Bộ Công Thương và Cục Quản lý giá đều khẳng định cơ chế điều hành giá xăng dầu hiện nay đã quá rõ ràng, minh bạch, thì Chủ tịch Petrolimex lại có ý kiến khác.
Đây là một nhìn nhận khá bất ngờ, bởi lâu nay, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) vốn được xem là doanh nghiệp đang chiếm thị phần lớn nhất và giữ nhiều ưu thế trong kinh doanh xăng dầu.
Tại buổi tọa đàm về cơ chế điều hành giá xăng dầu do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức chiều 20/12, ông Bùi Ngọc Bảo, Chủ tịch Petrolimex cho rằng, giá xăng dầu hiện đang vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, song đây lại chính là tâm điểm dư luận bức xúc, khi mà “tăng không theo thị trường, giảm cũng không theo thị trường”.
Theo ông Bảo, muốn điều ấy không xảy ra thì phải ổn định giá. Có nghĩa là giá lên bao nhiêu thì giảm thuế, và giá giảm thì tăng thuế để giữ mức giá ổn định.
“Vấn đề chúng ta đặt mục tiêu gì, thuế là để thu ngân sách hay là công cụ điều tiết giá?”, ông Bảo đặt câu hỏi.
Đặc biệt, theo lãnh đạo Petrolimex, hiện dư luận luôn đặt câu hỏi “giá xăng dầu có minh bạch không, có lên nhanh, xuống chậm không, những quy định của chúng ta có giải quyết được những vấn đề đó không?”.
Tự trả lời cho câu hỏi trên, ông Bảo cho rằng, mỗi lần chúng ta điều chỉnh giá đều có họp báo, công bố các yếu tố cấu thành giá, rất minh bạch, ai cũng tính toán được, nhưng chỉ minh bạch tại thời điểm đó, nhìn cả chu kỳ thì không minh bạch, vì tất cả những yếu tố tại thời điểm đó không theo chuẩn mực nào.
“Nhìn lại kết cấu giá năm 2012, tôi lấy ví dụ giá bình quân của thế giới đối với mặt hàng xăng chỉ tăng 3% so với 2011, nhưng giá xăng bình quân trong nước lại tăng 11%, điều này phải giải thích bằng cách thức khác. Trong công thức giá của Nghị định 84 quy định rất minh bạch các cấu thành yếu tố giá, trong đó có vấn đề về thuế, tỷ giá, giá quốc tế. Ba dữ kiện này cùng “chạy” cả thì rõ ràng ảnh hưởng đến giá cuối cùng”, ông Bảo nói.
Ngoài ra, theo Chủ tịch Petrolimex, trong suốt thời gian dài, thuế được vận hành thiên về bình ổn giá, nghĩa là giá thế giới cao thì điều chỉnh hạ thuế, để giá bán thấp, thậm chí nhiều thời điểm thuế về bằng 0%, đương nhiên giá bán sẽ không theo xu thế thế giới, chỉ tăng vừa phải.
Điều đó chứng tỏ Chính phủ và Bộ Tài chính quan tâm bình ổn giá và khi giá hạ thì Bộ Tài chính điều chỉnh thuế, nhưng khi điều chỉnh thuế tăng lên thì cơ hội hạ giá lại không còn. Trong năm 2012, gần như thuế bằng 0% trong 6 tháng đầu và phải sử dụng quỹ bình ổn giá để tránh giá tăng cao.
Tất yếu đến nay khi giá xăng dầu thế giới hạ thì phải có thuế. Do đó, nếu nhìn cả chu trình dài thì có vẻ không minh bạch, ông Bảo nhắc lại.
Lãnh đạo Petrolimex cũng cho hay, cả 3 văn bản, từ Quyết định 187, Nghị định 55 và Nghị định 84, cả 3 đều không thực hiện được điều khoản về giá, các điều khoản khác rất tốt. Đây chính là ngọn nguồn gây nên những bức xúc của dư luận về giá xăng dầu tăng nhanh giảm chậm. Theo ông, nếu không đánh giá kỹ điều này thì có lẽ có sửa đổi Nghị định cũng không giải quyết được và một thời gian sau sẽ lại ghi nhận hiện tượng tăng nhanh, giảm chậm.
Đây là một nhìn nhận khá bất ngờ, bởi lâu nay, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) vốn được xem là doanh nghiệp đang chiếm thị phần lớn nhất và giữ nhiều ưu thế trong kinh doanh xăng dầu.
Tại buổi tọa đàm về cơ chế điều hành giá xăng dầu do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức chiều 20/12, ông Bùi Ngọc Bảo, Chủ tịch Petrolimex cho rằng, giá xăng dầu hiện đang vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, song đây lại chính là tâm điểm dư luận bức xúc, khi mà “tăng không theo thị trường, giảm cũng không theo thị trường”.
Theo ông Bảo, muốn điều ấy không xảy ra thì phải ổn định giá. Có nghĩa là giá lên bao nhiêu thì giảm thuế, và giá giảm thì tăng thuế để giữ mức giá ổn định.
“Vấn đề chúng ta đặt mục tiêu gì, thuế là để thu ngân sách hay là công cụ điều tiết giá?”, ông Bảo đặt câu hỏi.
Đặc biệt, theo lãnh đạo Petrolimex, hiện dư luận luôn đặt câu hỏi “giá xăng dầu có minh bạch không, có lên nhanh, xuống chậm không, những quy định của chúng ta có giải quyết được những vấn đề đó không?”.
Tự trả lời cho câu hỏi trên, ông Bảo cho rằng, mỗi lần chúng ta điều chỉnh giá đều có họp báo, công bố các yếu tố cấu thành giá, rất minh bạch, ai cũng tính toán được, nhưng chỉ minh bạch tại thời điểm đó, nhìn cả chu kỳ thì không minh bạch, vì tất cả những yếu tố tại thời điểm đó không theo chuẩn mực nào.
“Nhìn lại kết cấu giá năm 2012, tôi lấy ví dụ giá bình quân của thế giới đối với mặt hàng xăng chỉ tăng 3% so với 2011, nhưng giá xăng bình quân trong nước lại tăng 11%, điều này phải giải thích bằng cách thức khác. Trong công thức giá của Nghị định 84 quy định rất minh bạch các cấu thành yếu tố giá, trong đó có vấn đề về thuế, tỷ giá, giá quốc tế. Ba dữ kiện này cùng “chạy” cả thì rõ ràng ảnh hưởng đến giá cuối cùng”, ông Bảo nói.
Ngoài ra, theo Chủ tịch Petrolimex, trong suốt thời gian dài, thuế được vận hành thiên về bình ổn giá, nghĩa là giá thế giới cao thì điều chỉnh hạ thuế, để giá bán thấp, thậm chí nhiều thời điểm thuế về bằng 0%, đương nhiên giá bán sẽ không theo xu thế thế giới, chỉ tăng vừa phải.
Điều đó chứng tỏ Chính phủ và Bộ Tài chính quan tâm bình ổn giá và khi giá hạ thì Bộ Tài chính điều chỉnh thuế, nhưng khi điều chỉnh thuế tăng lên thì cơ hội hạ giá lại không còn. Trong năm 2012, gần như thuế bằng 0% trong 6 tháng đầu và phải sử dụng quỹ bình ổn giá để tránh giá tăng cao.
Tất yếu đến nay khi giá xăng dầu thế giới hạ thì phải có thuế. Do đó, nếu nhìn cả chu trình dài thì có vẻ không minh bạch, ông Bảo nhắc lại.
Lãnh đạo Petrolimex cũng cho hay, cả 3 văn bản, từ Quyết định 187, Nghị định 55 và Nghị định 84, cả 3 đều không thực hiện được điều khoản về giá, các điều khoản khác rất tốt. Đây chính là ngọn nguồn gây nên những bức xúc của dư luận về giá xăng dầu tăng nhanh giảm chậm. Theo ông, nếu không đánh giá kỹ điều này thì có lẽ có sửa đổi Nghị định cũng không giải quyết được và một thời gian sau sẽ lại ghi nhận hiện tượng tăng nhanh, giảm chậm.