Có thể sẽ tăng trần giá vé máy bay nội địa
Cả Vietnam Airlines và Pacific Airlines đều lên tiếng than lỗ và bày tỏ mong muốn tăng trần giá vé để bù lỗ
Cuộc đua giá vé rẻ của hai “kỳ phùng địch thủ” là Vietnam Airlines và Pacific Airlines diễn ra chưa được bao lâu thì cùng lúc, cả hai hãng hàng không này đều lên tiếng than lỗ và bày tỏ mong muốn tăng trần giá vé để bù lỗ.
Theo Vietnam Airlines, mặc dù hệ số sử dụng ghế của hãng hàng năm không thấp, đạt 71,5%, thậm chí gần bằng một số hãng lớn trong khu vực, nhưng hiệu quả kinh doanh không cao.
Mấy năm gần đây, hãng hàng không quốc gia này cho biết phải chịu lỗ hàng trăm tỷ đồng mỗi năm trên các chặng bay nội địa. Lợi nhuận Vietnam Airlines có được chủ yếu từ các đường bay nước ngoài và các dịch vụ mặt đất tại sân bay Tân Sơn Nhất, Nội Bài...
Trong một cuộc tiếp xúc với báo chí những ngày cuối năm Bính Tuất, ông Nguyễn Sỹ Hưng - Tổng giám đốc Vietnam Airlines từng cho biết, hãng đã kiến nghị Chính phủ cho phép nâng mức trần giá vé nội địa lên 2 triệu đồng/một chiều thay cho mức 1,5 triệu đồng như hiện nay. Thực tế, mức 1,5 triệu đồng trên đường bay trục đã được quy định cách đây hơn 3 năm, hồi đó, giá dầu, giá thuê máy bay rẻ hơn bây giờ khá nhiều.
Còn vị giám đốc điều hành hãng hàng không cổ phần Pacific Airlines Lương Hoài Nam lại tỏ ra bức xúc, nếu như các hãng hàng không có thể bán giá vé rẻ, càng rẻ càng tốt, thì tại sao họ lại không thể tăng giá vé ngay cả khi giá nhiên liệu tăng cao?
“Chính vì điều này khiến chúng tôi rất sợ giai đoạn cao điểm như trước và sau Tết Âm lịch, nghỉ lễ 30/4 vừa qua? Hành khách thì khốn khổ vì thiếu vé, còn doanh nghiệp thì khốn khổ vì phải bù lỗ quá nhiều”, ông Nam nói.
Trao đổi với báo chí về vấn đề này, ông Lại Xuân Thanh, Phó cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho biết, năm 2004, khi Nhà nước ban hành khung giá 1,5 triệu đồng cho đường bay trục Hà Nội - Tp.HCM và một số giá cho các đường bay nội địa khác thì thị trường chỉ có mỗi Vietnam Airlines khai thác. Do đó, Nhà nước phải quyết định giá trần để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng tránh tình trạng độc quyền, tăng giá.
Theo ông, đến nay, mặc dù đã có hai hãng tham gia thị trường, nhưng thị phần của Pacific Airlines mới chỉ bằng 10% của Vietnam Airlines nên việc quyết định giá trần vẫn rất cần thiết.
Ông Thanh nói, để giải quyết vấn đề này, trước mắt các hãng hàng không nên lập phương án giá, khung giá cước vận chuyển khách nội địa báo cáo Cục Hàng không và Bộ Tài chính. Việc có tăng hay bỏ giá trần sẽ được các cơ quan chức năng quyết định, dựa trên cơ sở chi phí hợp lý, phù hợp chất lượng dịch vụ, tình hình cung cầu, chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ .
Tuy nhiên, theo một quan chức của Bộ Tài chính, dựa trên các yếu tố cấu thành chi phí hiện hành như nhiên liệu, khấu hao, thuế tàu bay, lương phi công nước ngoài... có khả năng Bộ Tài chính sẽ nâng mức giá trần cho hạng vé phổ thông lên cao hơn 1,5 triệu đồng như hiện nay, còn nâng lên bao nhiêu thì chưa biết.
Theo Vietnam Airlines, mặc dù hệ số sử dụng ghế của hãng hàng năm không thấp, đạt 71,5%, thậm chí gần bằng một số hãng lớn trong khu vực, nhưng hiệu quả kinh doanh không cao.
Mấy năm gần đây, hãng hàng không quốc gia này cho biết phải chịu lỗ hàng trăm tỷ đồng mỗi năm trên các chặng bay nội địa. Lợi nhuận Vietnam Airlines có được chủ yếu từ các đường bay nước ngoài và các dịch vụ mặt đất tại sân bay Tân Sơn Nhất, Nội Bài...
Trong một cuộc tiếp xúc với báo chí những ngày cuối năm Bính Tuất, ông Nguyễn Sỹ Hưng - Tổng giám đốc Vietnam Airlines từng cho biết, hãng đã kiến nghị Chính phủ cho phép nâng mức trần giá vé nội địa lên 2 triệu đồng/một chiều thay cho mức 1,5 triệu đồng như hiện nay. Thực tế, mức 1,5 triệu đồng trên đường bay trục đã được quy định cách đây hơn 3 năm, hồi đó, giá dầu, giá thuê máy bay rẻ hơn bây giờ khá nhiều.
Còn vị giám đốc điều hành hãng hàng không cổ phần Pacific Airlines Lương Hoài Nam lại tỏ ra bức xúc, nếu như các hãng hàng không có thể bán giá vé rẻ, càng rẻ càng tốt, thì tại sao họ lại không thể tăng giá vé ngay cả khi giá nhiên liệu tăng cao?
“Chính vì điều này khiến chúng tôi rất sợ giai đoạn cao điểm như trước và sau Tết Âm lịch, nghỉ lễ 30/4 vừa qua? Hành khách thì khốn khổ vì thiếu vé, còn doanh nghiệp thì khốn khổ vì phải bù lỗ quá nhiều”, ông Nam nói.
Trao đổi với báo chí về vấn đề này, ông Lại Xuân Thanh, Phó cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho biết, năm 2004, khi Nhà nước ban hành khung giá 1,5 triệu đồng cho đường bay trục Hà Nội - Tp.HCM và một số giá cho các đường bay nội địa khác thì thị trường chỉ có mỗi Vietnam Airlines khai thác. Do đó, Nhà nước phải quyết định giá trần để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng tránh tình trạng độc quyền, tăng giá.
Theo ông, đến nay, mặc dù đã có hai hãng tham gia thị trường, nhưng thị phần của Pacific Airlines mới chỉ bằng 10% của Vietnam Airlines nên việc quyết định giá trần vẫn rất cần thiết.
Ông Thanh nói, để giải quyết vấn đề này, trước mắt các hãng hàng không nên lập phương án giá, khung giá cước vận chuyển khách nội địa báo cáo Cục Hàng không và Bộ Tài chính. Việc có tăng hay bỏ giá trần sẽ được các cơ quan chức năng quyết định, dựa trên cơ sở chi phí hợp lý, phù hợp chất lượng dịch vụ, tình hình cung cầu, chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ .
Tuy nhiên, theo một quan chức của Bộ Tài chính, dựa trên các yếu tố cấu thành chi phí hiện hành như nhiên liệu, khấu hao, thuế tàu bay, lương phi công nước ngoài... có khả năng Bộ Tài chính sẽ nâng mức giá trần cho hạng vé phổ thông lên cao hơn 1,5 triệu đồng như hiện nay, còn nâng lên bao nhiêu thì chưa biết.