“Cứ điểm” nợ xấu nằm ở đâu?
Ba thành phố lớn nhất nước cũng đồng thời sở hữu tỷ trọng nợ xấu lớn nhất
Số liệu thống kê từ khoảng 10 chi nhánh Ngân hàng Nhà nước địa phương cho thấy, Hà Nội, Tp.HCM và Đà Nẵng có tỷ trọng nợ xấu đứng đầu.
Đó cũng là nơi có tỷ trọng vốn cho 5 lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp và nông thôn, sản xuất - kinh doanh và xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao) thấp hơn so với các địa phương khác.
“Nợ phố” ít vào sản xuất
Ông Tô Duy Lâm, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp.HCM cho biết, đến cuối tháng 2/2013, nợ xấu trên địa bàn thành phố chiếm 5,98% tổng dư nợ, trong đó, nợ nhóm 5 (có khả năng mất vốn) chiếm 62,8% tổng nợ xấu.
Phân tích chi tiết khối như sau: ngân hàng thương mại nhà nước: 5,78%; ngân hàng thương mại cổ phần: 5,6%; ngân hàng liên doanh: 5,64%; ngân hàng thương mại nước ngoài: 2,29%, công ty tài chính: 19,54%, công ty cho thuê tài chính: 46,97%.
Đã gần một năm, kể từ khi Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước tìm cách tháo gỡ khó khăn cho thị trường, trong đó có thị trường bất động sản, như không phân biệt tín dụng sản xuất kinh doanh và phi sản xuất kinh doanh, thông qua gỡ bỏ hạn mức với tín dụng phi sản xuất. Nhưng không vì thế mà dư nợ bất động sản cũng như nợ xấu của chúng được cải thiện tích cực.
Tính đến nay, dư nợ tín dụng bất động sản của Tp.HCM ước 88.480 tỷ đồng, chiếm 10,4% tổng dư nợ tín dụng. Trong đó, dư nợ cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản là 79.469 tỷ; cho vay mua, xây dựng, sửa chữa và mua nhà để ở, cho thuê, xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp, nhà ở khu chế xuất là 9.020 tỷ đồng. Nợ xấu cho vay bất động sản chiếm 6,13%/ tổng dư nợ cho vay bất động sản.
Còn ở Hà Nội, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố thì đến cuối tháng 2/2013, dư nợ tín dụng là 616.600 tỷ đồng, chiếm 25% tổng dư nợ toàn ngành cho nền kinh tế.
Trong tổng dư nợ nói trên, cơ cấu cho sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực ưu tiên: tam nông: 6,2%; tín dụng xuất khẩu: 10%; doanh nghiệp vừa và nhỏ: 8,5%, có nghĩa, dư nợ dành cho khu vực sản xuất bền vững chiếm tỷ trọng thấp.
Hà Nội có lẽ là địa phương đứng đầu cả nước về tỷ lệ nợ xấu vì thị phần tín dụng đứng đầu cả nước, tập trung hội sở nhiều ngân hàng thương mại nhà nước, cổ phần lớn. Tại hội nghị ngành ngân hàng làm việc với lãnh đạo Hà Nội ngày 29/3, bà Nguyễn Thị Mai Sương, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Hà Nội cho biết: “Dự phòng rủi ro đã trích lập chưa sử dụng đến cuối tháng 11/2012 tương đương 58,31% nợ xấu. Đến cuối tháng 12/2012, các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã xử lý được 45 nghìn tỷ đồng nợ xấu”.
Một địa phương khác có tỷ lệ nợ xấu cao là Đà Nẵng.
Theo ông Võ Minh, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đà Nẵng thì đến cuối 2012, tổng dư nợ của thành phố ước đạt 50.739 tỷ đồng. Trong đó, cơ cấu cho vay lĩnh vực nông nghiệp chỉ vỏn vẹn 1,72%, công nghiệp 18,8%; thương mại và dịch vụ: 19,91%; xây dựng: 13,65%; vận tải: 2,62%; lĩnh vực khác 43,26%. Nợ xấu của Đà Nãng ở mức 2.143 tỷ đồng, chiếm 4,22% tổng dư nợ.
“Nợ quê” thấp hơn “nợ phố”
Trong khi đó, ở những địa phương không bị tác động nhiều bởi bất động sản, chứng khoán, “dự án lớn” thì tỷ lệ nợ xấu lại rất thấp. Ông Trần Luyện, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Quảng Ngãi cho biết, đến cuối 31/12/2012, tổng nguồn huy động đạt 18.638 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt 24.239 tỷ đồng.
Mặc dù phải điều chuyển vốn nơi khác về nhưng nợ xấu của Quảng Ngãi đến 31/12/2012 chỉ còn 353 tỷ đồng, chiếm 1,46% tổng dư nợ!
Một điều ngẫu nhiên là trong cơ cấu tín dụng ở tỉnh này, “tam nông” đạt 4.950 tỷ đồng, chiếm 20,42%, phần lớn do Agribank cung cấp; tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt 5.880 tỷ, chiếm 24,26%, tín dụng xuất khẩu đạt 638 tỷ, chiếm 2,63%.
Bình Dương là địa phương có số dư huy động và tín dụng vào dạng “khủng” khi lần lượt là 75.835 tỷ đồng và 53.686 tỷ đồng (tính đến 28/2/2013) nhưng nợ xấu chỉ 1.147 tỷ đồng, tương ứng 2,13% trên tổng dư nợ.
Trong cấu trúc tín dụng của Bình Dương thì nông, lâm ngư nghiệp đạt 3.538 tỷ đồng, chiếm 6,57% tổng dư nợ; thương mại dịch vụ: 21.716 tỷ đồng, chiếm 40,36% tổng dư nợ; công nghiệp đạt 28.553 tỷ đồng, chiếm 53,07% tổng dư nợ.
Đồng Nai là địa phương sầm uất về kinh tế, tổng dư nợ đến hết 2012 là 67.684 tỷ đồng nhưng nợ xấu chỉ chiếm 2,36%. Hoặc, theo ông Nguyễn Viết Mạnh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng Ngân hàng Nhà nước thì tại 12 tỉnh khu vực Tây Bắc, tổng dư nợ tín dụng đến 28/2/2013 đạt 108.676 tỷ đồng nhưng tổng nợ xấu chỉ 1.558 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 1,43% tổng dư nợ. Con số không thấm thấp gì so với nợ xấu ở Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng cũng như tỷ lệ chung toàn quốc.
Tiếp xúc với chi nhánh Agribank An Giang, bà Đỗ Thúy Hà, Giám đốc Agribank huyện Thoại Sơn cho biết, tổng dư nợ đến 31/12/2012 của huyện này là 631,474 tỷ đồng nhưng nợ xấu (nhóm 3 - 5) chỉ 10 tỷ đồng, chiếm 1,6%/tổng dư nợ. Một đặc điểm nổi bật trong các báo cáo từ các Ngân hàng Nhà nước chi nhánh địa phương là cho vay khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, “tam nông”, xuất khẩu luôn có hệ số rủi ro thấp nhất so với cho vay các lĩnh vực khác.
Ông Trần Đình Quyền, chủ doanh nghiệp điện hơi Tín Thành, khách hàng của Agribank An Phú (Tp.HCM) cho biết thêm, cách đây 3 năm, doanh nghiệp của ông vay ngân hàng 400 tỷ đồng nhưng nay đã trả hết 300 tỷ đồng tiền gốc, doanh thu 2012 tăng 73% so với 2011. Đặc thù của doanh nghiệp này là thu mua vụn gỗ, mùn cưa, trấu, phế phẩm công nghiệp đốt bằng lò Biomass để cung cấp hơi sạch cho các nhà máy.
Tại hội nghị xúc tiến đầu tư vào Tây Bắc vừa qua, trong số hơn 26 dự án được cấp phép, trị giá 9.463 tỷ đồng thì du lịch dịch vụ: 1.300 tỷ đồng (14%), công nghiệp chế biến, trồng cây công nghiệp: 3.200 tỷ đồng (30%); thủy điện và khác: 3.063 tỷ đồng (36%) và khai khoáng chỉ 20%.
Ròng rã 3 năm nay, nhiều resort, chung cư cao cấp ở Hà Nôi, Tp.HCM hay Đà Nẵng, cần cẩu giương lên từ đầu năm nhưng cuối năm vẫn chưa cụp xuống, hay những hố móng nhà trở thành ao cá bên bờ sông Hàn. Có lẽ, nhiều tổ chức tín dụng đã biết lựa chọn vốn đẩy vào đâu để vừa an toàn, vừa sinh lợi.
Đó cũng là nơi có tỷ trọng vốn cho 5 lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp và nông thôn, sản xuất - kinh doanh và xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao) thấp hơn so với các địa phương khác.
“Nợ phố” ít vào sản xuất
Ông Tô Duy Lâm, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp.HCM cho biết, đến cuối tháng 2/2013, nợ xấu trên địa bàn thành phố chiếm 5,98% tổng dư nợ, trong đó, nợ nhóm 5 (có khả năng mất vốn) chiếm 62,8% tổng nợ xấu.
Phân tích chi tiết khối như sau: ngân hàng thương mại nhà nước: 5,78%; ngân hàng thương mại cổ phần: 5,6%; ngân hàng liên doanh: 5,64%; ngân hàng thương mại nước ngoài: 2,29%, công ty tài chính: 19,54%, công ty cho thuê tài chính: 46,97%.
Đã gần một năm, kể từ khi Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước tìm cách tháo gỡ khó khăn cho thị trường, trong đó có thị trường bất động sản, như không phân biệt tín dụng sản xuất kinh doanh và phi sản xuất kinh doanh, thông qua gỡ bỏ hạn mức với tín dụng phi sản xuất. Nhưng không vì thế mà dư nợ bất động sản cũng như nợ xấu của chúng được cải thiện tích cực.
Hà Nội có lẽ là địa phương đứng đầu cả nước về tỷ lệ nợ xấu vì thị phần tín dụng đứng đầu cả nước, tập trung hội sở nhiều ngân hàng thương mại nhà nước, cổ phần lớn.
Tính đến nay, dư nợ tín dụng bất động sản của Tp.HCM ước 88.480 tỷ đồng, chiếm 10,4% tổng dư nợ tín dụng. Trong đó, dư nợ cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản là 79.469 tỷ; cho vay mua, xây dựng, sửa chữa và mua nhà để ở, cho thuê, xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp, nhà ở khu chế xuất là 9.020 tỷ đồng. Nợ xấu cho vay bất động sản chiếm 6,13%/ tổng dư nợ cho vay bất động sản.
Còn ở Hà Nội, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố thì đến cuối tháng 2/2013, dư nợ tín dụng là 616.600 tỷ đồng, chiếm 25% tổng dư nợ toàn ngành cho nền kinh tế.
Trong tổng dư nợ nói trên, cơ cấu cho sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực ưu tiên: tam nông: 6,2%; tín dụng xuất khẩu: 10%; doanh nghiệp vừa và nhỏ: 8,5%, có nghĩa, dư nợ dành cho khu vực sản xuất bền vững chiếm tỷ trọng thấp.
Hà Nội có lẽ là địa phương đứng đầu cả nước về tỷ lệ nợ xấu vì thị phần tín dụng đứng đầu cả nước, tập trung hội sở nhiều ngân hàng thương mại nhà nước, cổ phần lớn. Tại hội nghị ngành ngân hàng làm việc với lãnh đạo Hà Nội ngày 29/3, bà Nguyễn Thị Mai Sương, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Hà Nội cho biết: “Dự phòng rủi ro đã trích lập chưa sử dụng đến cuối tháng 11/2012 tương đương 58,31% nợ xấu. Đến cuối tháng 12/2012, các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã xử lý được 45 nghìn tỷ đồng nợ xấu”.
Một địa phương khác có tỷ lệ nợ xấu cao là Đà Nẵng.
Theo ông Võ Minh, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đà Nẵng thì đến cuối 2012, tổng dư nợ của thành phố ước đạt 50.739 tỷ đồng. Trong đó, cơ cấu cho vay lĩnh vực nông nghiệp chỉ vỏn vẹn 1,72%, công nghiệp 18,8%; thương mại và dịch vụ: 19,91%; xây dựng: 13,65%; vận tải: 2,62%; lĩnh vực khác 43,26%. Nợ xấu của Đà Nãng ở mức 2.143 tỷ đồng, chiếm 4,22% tổng dư nợ.
“Nợ quê” thấp hơn “nợ phố”
Trong khi đó, ở những địa phương không bị tác động nhiều bởi bất động sản, chứng khoán, “dự án lớn” thì tỷ lệ nợ xấu lại rất thấp. Ông Trần Luyện, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Quảng Ngãi cho biết, đến cuối 31/12/2012, tổng nguồn huy động đạt 18.638 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt 24.239 tỷ đồng.
Mặc dù phải điều chuyển vốn nơi khác về nhưng nợ xấu của Quảng Ngãi đến 31/12/2012 chỉ còn 353 tỷ đồng, chiếm 1,46% tổng dư nợ!
Một điều ngẫu nhiên là trong cơ cấu tín dụng ở tỉnh này, “tam nông” đạt 4.950 tỷ đồng, chiếm 20,42%, phần lớn do Agribank cung cấp; tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt 5.880 tỷ, chiếm 24,26%, tín dụng xuất khẩu đạt 638 tỷ, chiếm 2,63%.
Bình Dương là địa phương có số dư huy động và tín dụng vào dạng “khủng” khi lần lượt là 75.835 tỷ đồng và 53.686 tỷ đồng (tính đến 28/2/2013) nhưng nợ xấu chỉ 1.147 tỷ đồng, tương ứng 2,13% trên tổng dư nợ.
Trong cấu trúc tín dụng của Bình Dương thì nông, lâm ngư nghiệp đạt 3.538 tỷ đồng, chiếm 6,57% tổng dư nợ; thương mại dịch vụ: 21.716 tỷ đồng, chiếm 40,36% tổng dư nợ; công nghiệp đạt 28.553 tỷ đồng, chiếm 53,07% tổng dư nợ.
Đồng Nai là địa phương sầm uất về kinh tế, tổng dư nợ đến hết 2012 là 67.684 tỷ đồng nhưng nợ xấu chỉ chiếm 2,36%. Hoặc, theo ông Nguyễn Viết Mạnh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng Ngân hàng Nhà nước thì tại 12 tỉnh khu vực Tây Bắc, tổng dư nợ tín dụng đến 28/2/2013 đạt 108.676 tỷ đồng nhưng tổng nợ xấu chỉ 1.558 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 1,43% tổng dư nợ. Con số không thấm thấp gì so với nợ xấu ở Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng cũng như tỷ lệ chung toàn quốc.
Có lẽ, nhiều tổ chức tín dụng đã biết lựa chọn vốn đẩy vào đâu để vừa an toàn, vừa sinh lợi.
Tiếp xúc với chi nhánh Agribank An Giang, bà Đỗ Thúy Hà, Giám đốc Agribank huyện Thoại Sơn cho biết, tổng dư nợ đến 31/12/2012 của huyện này là 631,474 tỷ đồng nhưng nợ xấu (nhóm 3 - 5) chỉ 10 tỷ đồng, chiếm 1,6%/tổng dư nợ. Một đặc điểm nổi bật trong các báo cáo từ các Ngân hàng Nhà nước chi nhánh địa phương là cho vay khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, “tam nông”, xuất khẩu luôn có hệ số rủi ro thấp nhất so với cho vay các lĩnh vực khác.
Ông Trần Đình Quyền, chủ doanh nghiệp điện hơi Tín Thành, khách hàng của Agribank An Phú (Tp.HCM) cho biết thêm, cách đây 3 năm, doanh nghiệp của ông vay ngân hàng 400 tỷ đồng nhưng nay đã trả hết 300 tỷ đồng tiền gốc, doanh thu 2012 tăng 73% so với 2011. Đặc thù của doanh nghiệp này là thu mua vụn gỗ, mùn cưa, trấu, phế phẩm công nghiệp đốt bằng lò Biomass để cung cấp hơi sạch cho các nhà máy.
Tại hội nghị xúc tiến đầu tư vào Tây Bắc vừa qua, trong số hơn 26 dự án được cấp phép, trị giá 9.463 tỷ đồng thì du lịch dịch vụ: 1.300 tỷ đồng (14%), công nghiệp chế biến, trồng cây công nghiệp: 3.200 tỷ đồng (30%); thủy điện và khác: 3.063 tỷ đồng (36%) và khai khoáng chỉ 20%.
Ròng rã 3 năm nay, nhiều resort, chung cư cao cấp ở Hà Nôi, Tp.HCM hay Đà Nẵng, cần cẩu giương lên từ đầu năm nhưng cuối năm vẫn chưa cụp xuống, hay những hố móng nhà trở thành ao cá bên bờ sông Hàn. Có lẽ, nhiều tổ chức tín dụng đã biết lựa chọn vốn đẩy vào đâu để vừa an toàn, vừa sinh lợi.