Cử tri vẫn bức xúc về điều hành giá xăng dầu
Cử tri nhiều địa phương tiếp tục kiến nghị xem xét lại việc quản lý, điều hành giá xăng dầu
Sau kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa 13, cử tri nhiều địa phương tiếp tục kiến nghị xem xét lại việc quản lý, điều hành giá xăng dầu, trong đó có quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Đây là một trong những nội dung được nhấn mạnh tại báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ tám và thứ chín, Quốc hội khóa 12, được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trong phiên họp sáng 28/9.
Trong số 1.571 kiến nghị của cử tri được gửi đến các cơ quan chức năng, chỉ còn 1 kiến nghị duy nhất đã chuyển đến Chính phủ chưa nhận được văn bản trả lời là con số được nhắc lại tại hầu hết các ý kiến thảo luận.
Như vậy là có hỏi có đáp chứ không đến nỗi rơi vào “im lặng đáng sợ”, nhưng quan trọng là chất lượng trả lời như thế nào?, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đặt câu hỏi.
“Văn bản trả lời thì đủ song cũng chưa đánh giá được hết chất lượng trả lời thế nào, sẽ xin ý kiến đánh giá thêm”, Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Đức Hiền đáp.
Liên quan đến việc thực hiện kiến nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại các báo cáo cáo giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri tại một số kỳ họp khác, báo cáo cũng đã điểm lại một số vấn đề cụ thể, trong đó có việc điều hành giá xăng dầu.
Theo đó, từ kiến nghị của cử tri, qua giám sát, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy việc lập quỹ bình ổn giá xăng dầu chưa phù hợp với quy định của Pháp lệnh Giá nên đã đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng sửa đổi, bổ sung các văn bản có những nội dung chưa phù hợp với quy định của pháp lệnh.
Tại công văn ngày 23/9 mới đây, Bộ Tài chính cho biết đã phối hợp với Kiểm toán Nhà nước kiểm toán Quỹ bình ổn giá xăng dầu, lấy ý kiến rộng rãi về cơ chế chính sách liên quan đến quỹ. Trên cơ sở đó tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan cho phù hợp với tình hình thực tế.
Phản ánh dư luận vẫn còn nhiều bức xúc cho rằng việc sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu không công khai minh bạch, Ban Dân nguyện đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục có ý kiến và Chính phủ chỉ đạo các cơ quan hữu quan sớm có kết luận, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan.
Một trong những đề nghị với Chính phủ được nêu tại báo cáo giám sát là “báo cáo Quốc hội về việc lập quỹ bình ổn giá xăng dầu để Quốc hội xem xét, ra nghị quyết về việc giải quyết kiến nghị của cử tri”.
Điều hành giá xăng dầu nói chung và quỹ bình ổn giá xăng dầu nói riêng là vấn đề đã liên tục nằm trong số các vấn đề nóng được đông đảo cử tri quan tâm, kiến nghị với Quốc hội tại nhiều kỳ họp của Quốc hội khóa 12.
Tại kỳ họp thứ tám của Quốc hội khóa 12 vào cuối năm 2010, Bộ Tài chính vẫn kiên trì quan điểm có đầy đủ căn cứ để lập quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Và cho đến sau kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa 13 vào tháng 7 vừa qua, cử tri tại nhiều địa phương vẫn tiếp tục kiến nghị về vấn đề này.
Đây là một trong những nội dung được nhấn mạnh tại báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ tám và thứ chín, Quốc hội khóa 12, được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trong phiên họp sáng 28/9.
Trong số 1.571 kiến nghị của cử tri được gửi đến các cơ quan chức năng, chỉ còn 1 kiến nghị duy nhất đã chuyển đến Chính phủ chưa nhận được văn bản trả lời là con số được nhắc lại tại hầu hết các ý kiến thảo luận.
Như vậy là có hỏi có đáp chứ không đến nỗi rơi vào “im lặng đáng sợ”, nhưng quan trọng là chất lượng trả lời như thế nào?, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đặt câu hỏi.
“Văn bản trả lời thì đủ song cũng chưa đánh giá được hết chất lượng trả lời thế nào, sẽ xin ý kiến đánh giá thêm”, Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Đức Hiền đáp.
Liên quan đến việc thực hiện kiến nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại các báo cáo cáo giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri tại một số kỳ họp khác, báo cáo cũng đã điểm lại một số vấn đề cụ thể, trong đó có việc điều hành giá xăng dầu.
Theo đó, từ kiến nghị của cử tri, qua giám sát, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy việc lập quỹ bình ổn giá xăng dầu chưa phù hợp với quy định của Pháp lệnh Giá nên đã đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng sửa đổi, bổ sung các văn bản có những nội dung chưa phù hợp với quy định của pháp lệnh.
Tại công văn ngày 23/9 mới đây, Bộ Tài chính cho biết đã phối hợp với Kiểm toán Nhà nước kiểm toán Quỹ bình ổn giá xăng dầu, lấy ý kiến rộng rãi về cơ chế chính sách liên quan đến quỹ. Trên cơ sở đó tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan cho phù hợp với tình hình thực tế.
Phản ánh dư luận vẫn còn nhiều bức xúc cho rằng việc sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu không công khai minh bạch, Ban Dân nguyện đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục có ý kiến và Chính phủ chỉ đạo các cơ quan hữu quan sớm có kết luận, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan.
Một trong những đề nghị với Chính phủ được nêu tại báo cáo giám sát là “báo cáo Quốc hội về việc lập quỹ bình ổn giá xăng dầu để Quốc hội xem xét, ra nghị quyết về việc giải quyết kiến nghị của cử tri”.
Điều hành giá xăng dầu nói chung và quỹ bình ổn giá xăng dầu nói riêng là vấn đề đã liên tục nằm trong số các vấn đề nóng được đông đảo cử tri quan tâm, kiến nghị với Quốc hội tại nhiều kỳ họp của Quốc hội khóa 12.
Tại kỳ họp thứ tám của Quốc hội khóa 12 vào cuối năm 2010, Bộ Tài chính vẫn kiên trì quan điểm có đầy đủ căn cứ để lập quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Và cho đến sau kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa 13 vào tháng 7 vừa qua, cử tri tại nhiều địa phương vẫn tiếp tục kiến nghị về vấn đề này.