Đầu tư xanh thúc đẩy tăng trưởng bền vững - Ảnh 1
Đầu tư xanh thúc đẩy tăng trưởng bền vững - Ảnh 2

"Hầu hết các ngành, bao gồm cả ngành xi măng, đã trải qua một giai đoạn khó khăn vào năm 2021 vì Covid-19. May mắn thay, với các chính sách và sự lãnh đạo của Chính phủ, đại dịch đã được kiểm soát nhanh chóng. “Sau cơn mưa, trời lại sáng”, tôi tin rằng ngành xi măng sẽ phát triển bình thường vào năm 2022.

Mặc dù ngành xi măng đang đối mặt với khó khăn do đại dịch và giá nguyên liệu sản xuất tăng, nhưng Chinfon đã có kế hoạch đầu tư vào giải pháp thay thế từ năm nay và sẵn sàng sử dụng chất thải công nghiệp và các nhiên liệu thay thế để đóng góp vào môi trường. Đây là hướng đi đúng đắn, và Chinfon sẽ tiếp tục hành động.

Năm 2022, dự báo ngành xi măng sẽ có một năm không thật suôn sẻ do giá than và giá dầu tăng quá nhiều, dẫn đến chi phí sản xuất tăng. Chúng tôi hy vọng rằng sau khi giai đoạn bất ổn này qua đi, tất cả các hoạt động kinh tế sẽ trở lại trạng thái bình thường và ổn định. Chúng tôi vẫn lạc quan về sự phát triển lâu dài của ngành xi măng.

Trong thời gian tới, Chifon sẽ không ngừng nỗ lực liên quan đến tiêu chuẩn đầu tư ESG và bảo vệ môi trường trong các hoạt động sản xuất. Trong năm nay và những năm tới, chúng tôi sẽ nâng cấp và đầu tư vào việc sửa đổi các quy trình pyro, điều này sẽ hữu ích trong việc tiếp tục giảm tiêu thụ nhiệt và tiêu thụ điện năng, do đó tiết kiệm năng lượng tiêu thụ và có lợi cho môi trường. Chúng tôi cũng đang có kế hoạch sửa đổi và đầu tư vào việc sử dụng chất thải công nghiệp làm nhiên liệu thay thế và sẽ thực hiện các biện pháp liên quan trong năm nay".

Đầu tư xanh thúc đẩy tăng trưởng bền vững - Ảnh 3

"Trong những năm gần đây, dòng vốn FDI vào Việt Nam đang tập trung nhiều hơn vào các dự án phát triển bền vững. Công nghệ, chế biến, chế tạo và năng lượng xanh đang trở thành những lĩnh vực đầu tư chính của FDI. Phần lớn dòng vốn FDI gần đây chảy vào các dự án chất lượng cao, phát triển xanh hay có khả năng tái tạo.

Với xu hướng hiện nay, tương lai của dòng vốn FDI vào phát triển bền vững ở Việt Nam là khả quan. Chính phủ đang hợp tác rất thành công với Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP).

Điển hình gần đây, UNDP đã công bố gói tài chính hỗ trợ trị giá 120 triệu USD cho Việt Nam trong giai đoạn 2022-2026, được sử dụng để đẩy nhanh tiến trình hiện thực hóa các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Kế hoạch chiến lược của UNDP hướng tới ba lĩnh vực thành quả chính: Một, xây dựng sự thịnh vượng chung thông qua chuyển đổi kinh tế bền vững; Hai, biến đổi khí hậu, tăng cường khả năng chống chịu với thiên tai và môi trường bền vững; Ba, quản trị công. Đây là một ví dụ về nỗ lực của Chính phủ Việt Nam để đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững và mong muốn tạo điều kiện thuận lợi cho FDI trong phát triển bền vững.

Việt Nam cũng gặp một số thách thức khi thu hút FDI, nhưng lượng vốn FDI ấn tượng chảy vào Việt Nam là minh chứng cho những điều kiện thuận lợi sẵn có của môi trường kinh doanh và nỗ lực không ngừng của Chính phủ Việt Nam để giải quyết những vấn đề tồn tại và cải thiện năng lực thu hút FDI, đặc biệt là vào các dự án phát triển bền vững".

Đầu tư xanh thúc đẩy tăng trưởng bền vững - Ảnh 4

"Trong những năm gần đây, không chỉ các chủ đầu tư nước ngoài mà cả các chủ đầu tư nội địa tại Việt Nam đều đang bàn luận rất nhiều về công trình xanh, phát triển dự án bền vững. Tôi cho rằng đó là một xu hướng tích cực đang gia tăng rất nhanh.

Tôi thấy rất nhiều “dự án xanh” ở Việt Nam hiện nay đều chủ yếu nhấn mạnh vào yếu tố cây xanh, mảng xanh. Nhưng mảng xanh chỉ là một phần của vấn đề. Còn nhiều yếu tố khác cần phải cân nhắc để có thể tạo nên một dự án xanh và bền vững thực sự, như là quy hoạch tổng thể, kiến trúc, tiêu chuẩn tiết kiệm năng lượng, công nghệ xử lý chất thải…, đặc biệt là vật liệu xây dựng và công nghệ thi công.

Chúng tôi cũng nhận thấy xu hướng người mua nhà Việt Nam đòi hỏi môi trường sống sinh thái trong lành đang ngày càng gia tăng. Việc đó thu hút ngày càng nhiều các chủ đầu tư nước ngoài thâm nhập thị trường Việt Nam, đồng thời các chủ đầu tư nội địa cũng ngày càng cải tiến chất lượng sản phẩm, khiến cho thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt.

Quá trình này sẽ góp phần thiết lập tiêu chuẩn phát triển dự án cao hơn cho thị trường bất động sản Việt Nam, từ đó nâng tầm chất lượng sống của người dân Việt Nam hiện tại và tạo ra môi trường trưởng thành tốt hơn cho các thế hệ tương lai.

Với Gamuda Land, một trong những giá trị thương hiệu quan trọng nhất của chúng tôi là “Tôn trọng thiên nhiên và môi trường”, đây cũng là triết lý phát triển dự án của chúng tôi. Khi lập quy hoạch tổng thể khu đô thị, điều đầu tiên chúng tôi cân nhắc là có thể làm được gì tốt nhất cho thiên nhiên của vùng đất. Từ đó, chúng tôi cố gắng bảo tồn môi trường tự nhiên và thúc đẩy sự đa dạng sinh học.

Tôi nhận thấy Chính phủ Việt Nam đang rất nỗ lực theo đuổi mục tiêu tăng trưởng bền vững. Chẳng hạn như mới đây, Chính phủ đã đặt ra cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại hội nghị COP26. Đó là một cách tiếp cận tuyệt vời, rất đáng ghi nhận.

Trên thực tế, chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, cho dù là đối với một quốc gia hay một tổ chức, thì đều đòi hỏi phải có một cách tiếp cận đa chiều và đó phải là một nỗ lực tập thể.

Là nhà phát triển bất động sản, chúng tôi sẽ cố gắng hết sức theo đuổi chiến lược phát triển bền vững, tuân thủ các tiêu chuẩn ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị doanh nghiệp) để tạo ra nhiều dự án xanh và thân thiện với môi trường hơn trong tương lai. Nếu các chủ đầu tư khác cũng có chung tầm nhìn và hành động như vậy thì ngành bất động sản đã có thể hỗ trợ đắc lực cho chiến lược tăng trưởng xanh của Chính phủ Việt Nam.

Về phía các nhà chức trách, Chính phủ Việt Nam nên đầu tư nhiều hơn cho việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông kết nối vùng và hệ thống giao thông công cộng. Một khi vấn đề cơ sở hạ tầng đô thị được giải quyết, các khu đô thị xanh, bền vững sẽ dần hình thành. Các nhà phát triển đô thị không thể triển khai các dự án thành công nếu không có nền tảng cơ sở hạ tầng tổng thể tốt hỗ trợ".

Đầu tư xanh thúc đẩy tăng trưởng bền vững - Ảnh 5

"Tác động của đại dịch không chỉ là thách thức buộc các doanh nghiệp phải thay đổi để thích ứng mà còn là cơ hội để họ nâng cao năng lực cạnh tranh, tận dụng lợi thế của doanh nghiệp để phát triển bền vững. Tập đoàn Amway nói chung và Amway Việt Nam nói riêng tự hào đã áp dụng các công nghệ tiên tiến trong sản xuất và dịch vụ nhằm tăng cường tương tác với người tiêu dùng, cho phép khách hàng và nhà phân phối trải nghiệm các sản phẩm an toàn, chất lượng cao.

Amway Việt Nam luôn nhấn mạnh phát triển bền vững là trọng tâm chiến lược trong các kế hoạch kinh doanh và cam kết sản xuất chất lượng cao và nỗ lực đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Việt Nam được đánh giá là một thị trường tiềm năng và lớn mạnh cho ngành bán hàng trực tiếp nói chung và Amway nói riêng. Trong những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã có những thay đổi nhất định tạo môi trường lành mạnh cho các doanh nghiệp bán hàng trực tiếp chân chính đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh và đóng góp mạnh mẽ vào sự phát triển kinh tế - xã hội.

Amway đã đầu tư hàng triệu USD vào các nền tảng kỹ thuật số và đổi mới sản phẩm để thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh toàn cầu và cho phép các công ty và nhà phân phối đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, mang lại trải nghiệm kỹ thuật số, mang đến cho các nhà phân phối cơ hội hình dung lại bản thân như một doanh nhân và người sáng tạo, nuôi dưỡng các mối quan hệ, cung cấp giải pháp cho cộng đồng của họ và chuyển đổi niềm đam mê của họ thành lợi nhuận. Mục tiêu chính của xu hướng phát triển số là kết nối tốt hơn với người tiêu dùng trẻ tuổi trên thị trường, xây dựng những cộng đồng phù hợp với từng sở thích như cộng đồng chăm sóc sức khỏe, cộng đồng chăm sóc sắc đẹp hay cộng đồng yêu thích ẩm thực...".

Đầu tư xanh thúc đẩy tăng trưởng bền vững - Ảnh 6

"Mặc dù có nhiều thách thức do Covid-19 gây ra vào năm 2021, Việt Nam tiếp tục được xem là một thị trường đầu tư rất hấp dẫn. Sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam đến từ nền chính trị ổn định, dự trữ ngoại hối lớn, môi trường hoạt động hiệu quả về chi phí, lực lượng lao động bền bỉ và chăm chỉ, Việt Nam có 15 Hiệp định thương mại tự do đã được ký kết cùng với tỷ lệ tiêm chủng cao và triển vọng phục hồi kinh tế mạnh mẽ...

Mối quan tâm đặc biệt hiện nay là chất lượng FDI, tập trung nhiều hơn vào các lĩnh vực công nghệ cao. Trong những năm gần đây, Việt Nam cũng nhận được mức đầu tư cao nhất vào lĩnh vực năng lượng tái tạo trong ASEAN. Đầu tư xanh và tăng trưởng xanh đã thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư châu Âu. Họ muốn hỗ trợ Việt Nam đạt những tham vọng xanh đã được nêu rõ trong cam kết của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại COP26.

Lợi thế đầu tiên và quan trọng nhất của Việt Nam chính là Chính phủ tập trung thúc đẩy phát triển bền vững. Việt Nam đã xem xét và lựa chọn dòng vốn FDI một cách cẩn thận hơn, đảm bảo rằng bất kỳ khoản đầu tư nào cũng sẽ cân bằng giữa các lợi ích kinh tế, môi trường và xã hội. Minh chứng là Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1658/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050. Chiến lược đặt ra một số mục tiêu cụ thể hướng đến xanh hóa nền kinh tế Việt Nam, bao gồm giảm phát thải khí nhà kính, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, tăng cường sản xuất năng lượng tái tạo, phát triển cơ sở hạ tầng bền vững...

Tuy nhiên, cũng có những thách thức phải đối mặt như: khung pháp lý và các quy định liên quan đến phát triển bền vững cần được hoàn thiện hơn nữa về tính nhất quán, đặc biệt là thuế môi trường và các điều kiện ưu đãi để khuyến khích đầu tư vào phát triển bền vững…

Chính phủ cần tiếp tục các hành động và chính sách trong dài hạn để  tiếp tục thu hút FDI vào các lĩnh vực công nghệ cao, năng lượng tái tạo; đa dạng hóa dòng vốn FDI; giám sát, quản lý chặt chẽ dòng vốn FDI vào các tỉnh/thành phố để đảm bảo chính quyền địa phương tuân thủ các mục tiêu quốc gia về môi trường".

Đầu tư xanh thúc đẩy tăng trưởng bền vững - Ảnh 7

VnEconomy 08/04/2022 11:00