Đề nghị hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp thu mua tạm trữ lúa gạo
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các biện pháp tránh để lúa rớt giá, gây thiệt hại cho nông dân
Hiện đang là thời điểm thu hoạch rộ lúa đông xuân tại đồng bằng sông Cửu Long. Để tránh tình trạng lúa gạo bị rớt giá, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề nghị hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp thu mua tạm trữ mặt hàng này.
Trong công văn gửi Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nêu rõ, sản lượng lúa năm 2012 của cả nước ước đạt khoảng 42,5 triệu tấn, cao hơn trên 200 nghìn tấn so với năm 2011.
Trong đó, các tỉnh phía Bắc sản lượng thóc đạt gần 13,7 triệu tấn. Các tỉnh phía Nam đạt khoảng 28,76 triệu tấn, tăng gần 80 nghìn tấn so với năm trước.
Lượng tồn kho năm 2011 chuyển sang là khoảng 1,1 triệu tấn. Trong khi nhu cầu tiêu dùng nội địa vào khoảng 29 triệu tấn (bao gồm để giống, để ăn, chế biến, hao hụt và chăn nuôi). Như vậy, sau khi cân đối cung cầu, lượng thóc dư thừa vào khoảng 13,3 triệu tấn, tương đương 7,3 triệu tấn gạo hàng hóa.
Nhưng tính đến trung tuần tháng 2/2012, hợp đồng xuất khẩu gạo đã ký mới đạt khoảng 1,44 triệu tấn, giảm 23,2% so với năm 2011.
Thêm vào đó, tháng 2 và tháng 3 là thời điểm thu hoạch rộ lúa đông xuân tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nên nguồn cung khá dồi dào (khoảng 3,55 triệu tấn).
Trước tình hình trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị, Bộ Công Thương phối hợp cùng Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cân đối cung cầu để chỉ đạo các công ty thu mua lúa kịp thời, tránh để tình trạng lúa bị tồn đọng, rớt giá, gây thiệt hại cho nông dân.
Bộ cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại bố trí đủ vốn để VFA thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo với lãi suất thấp nhất so với lãi suất cho vay thông thường, với thời gian thu mua từ 15/3 đến 30/4 và thời gian tạm trữ là 3 tháng.
Đặc biệt, khi giá lúa trên thị trường xuống thấp hơn 5.000 đồng/kg, Bộ đề nghị Bộ Công Thương chủ trì và phối hợp với các bộ ngành liên quan họp bàn biện pháp trình Thủ tướng Chính phủ có chế hỗ trợ lãi suất thu mua tạm trữ.
Theo số liệu từ Trung tâm Tin học và Thống kê (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tính đến hết tháng 2/2012, Việt Nam xuất khẩu khoảng 756 nghìn tấn gạo, kim ngạch đạt 473 triệu USD. So với cùng kỳ, xuất khẩu đã giảm 26,6% về lượng và 16,1% về giá trị. Mặc dù vậy, thời gian qua giá gạo xuất khẩu đã tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước khi đạt 572 USD/tấn.
Trong công văn gửi Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nêu rõ, sản lượng lúa năm 2012 của cả nước ước đạt khoảng 42,5 triệu tấn, cao hơn trên 200 nghìn tấn so với năm 2011.
Trong đó, các tỉnh phía Bắc sản lượng thóc đạt gần 13,7 triệu tấn. Các tỉnh phía Nam đạt khoảng 28,76 triệu tấn, tăng gần 80 nghìn tấn so với năm trước.
Lượng tồn kho năm 2011 chuyển sang là khoảng 1,1 triệu tấn. Trong khi nhu cầu tiêu dùng nội địa vào khoảng 29 triệu tấn (bao gồm để giống, để ăn, chế biến, hao hụt và chăn nuôi). Như vậy, sau khi cân đối cung cầu, lượng thóc dư thừa vào khoảng 13,3 triệu tấn, tương đương 7,3 triệu tấn gạo hàng hóa.
Nhưng tính đến trung tuần tháng 2/2012, hợp đồng xuất khẩu gạo đã ký mới đạt khoảng 1,44 triệu tấn, giảm 23,2% so với năm 2011.
Thêm vào đó, tháng 2 và tháng 3 là thời điểm thu hoạch rộ lúa đông xuân tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nên nguồn cung khá dồi dào (khoảng 3,55 triệu tấn).
Trước tình hình trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị, Bộ Công Thương phối hợp cùng Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cân đối cung cầu để chỉ đạo các công ty thu mua lúa kịp thời, tránh để tình trạng lúa bị tồn đọng, rớt giá, gây thiệt hại cho nông dân.
Bộ cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại bố trí đủ vốn để VFA thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo với lãi suất thấp nhất so với lãi suất cho vay thông thường, với thời gian thu mua từ 15/3 đến 30/4 và thời gian tạm trữ là 3 tháng.
Đặc biệt, khi giá lúa trên thị trường xuống thấp hơn 5.000 đồng/kg, Bộ đề nghị Bộ Công Thương chủ trì và phối hợp với các bộ ngành liên quan họp bàn biện pháp trình Thủ tướng Chính phủ có chế hỗ trợ lãi suất thu mua tạm trữ.
Theo số liệu từ Trung tâm Tin học và Thống kê (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tính đến hết tháng 2/2012, Việt Nam xuất khẩu khoảng 756 nghìn tấn gạo, kim ngạch đạt 473 triệu USD. So với cùng kỳ, xuất khẩu đã giảm 26,6% về lượng và 16,1% về giá trị. Mặc dù vậy, thời gian qua giá gạo xuất khẩu đã tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước khi đạt 572 USD/tấn.