Xuất khẩu gạo: Khung giá sàn sẽ là “hàng rào thép”?
Hiệp hội Lương thực Việt Nam vừa công bố mức giá sàn xuất khẩu gạo mới để ngăn chặn việc "xé rào" của một số doanh nghiệp
Thời gian gần đây có một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong nước đã “xé rào" chào giá thấp tới thị trường Malaysia loại gạo 5% tấm họ với giá 460 USD/tấn.
Dựa vào lý do này, Malaysia đã đòi đàm phán lại hợp đồng 300.000 tấn gạo 5% tấm mà Việt Nam vừa ký bán hồi trung tuần tháng 12.
Từ việc “xé rào" chào giá gạo xuất khẩu thấp của một số doanh nghiệp, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) vừa công bố mức giá sàn xuất khẩu mới. Đối với gạo 5% tấm có giá 500 USD/tấn (FOB); gạo 10% tấm giá 495 USD/tấn (FOB); gạo 15 % tấn giá 485 USD/tấn (FOB); gạo 25% tấm giá 470 USD/tấn (FOB). Đợt điều chỉnh mới này có hiệu lực kể từ ngày 22/12.
Bên cạnh hợp đồng đã ký, hiện Việt Nam đang tiếp tục đàm phán bán thêm khoảng 200.000 tấn gạo đi Malaysia, nếu thành công và cộng với 300.000 tấn vừa mới ký hồi giữa tháng 12/2011 (570 USD/tấn) thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ giao cho Malaysia tổng cộng 500.000 tấn gạo 5% tấm trong quý 1 và 2/2012.
Tuy nhiên, trước việc “xé rào" chào giá thấp vào thị trường tập trung này của một số doanh nghiệp Việt Nam, Malaysia muốn mua 200.000 tấn gạo đang đàm phán ở mức giá thấp hơn trước và yêu cầu Việt Nam đàm phán lại mức giá của 300.000 tấn gạo đã ký hồi giữa tháng 12, vì họ cho rằng đã mua số lượng gạo này với giá khá cao.
Trước việc làm tắc trách của một số doanh nghiệp trong nước ở thị trường Malaysia, rất có khả năng Việt Nam phải chấp nhận giảm giá bán gạo ở hợp đồng 200.000 tấn gạo 5% tấm đang đàm phán. Việc “xé rào" này đã bị cộng đồng doanh nghiệp trong nước lên án và yêu cầu Tổ điều hành xuất khẩu gạo – Bộ Công Thương có biện pháp xử lý nghiêm minh.
Thị trường gạo quý 1 năm sau có thể có những diễn biến mới.
Trước đây, Indonesia đã mua của Ấn Độ 250.000 tấn gạo 15% tấm với giá 410 USD/tấn, thời gian giao hàng từ tháng 1 đến 2/2012, nhưng xem ra phía Ấn Độ khó lòng đáp ứng đúng thời gian qui định ghi trên hợp đồng, nên có nhiều khả năng Indonesia cắt hợp đồng với Ấn Độ để quay sang mua gạo của Việt Nam.
Mặc dù giá gạo 15% tấm mà Việt Nam đã bán cho Indonesia trước đây có giá 540 USD/tấn, cao hơn gạo Ấn Độ, nhưng Indonesia vẫn đồng ý mua vì gạo của Việt Nam luôn tươi mới, chất lượng cao hơn so với loại gạo cùng cấp của Ấn Độ.
Do vậy, Indonesia đã lên tiếng yêu cầu đàm phán mua gạo của Việt Nam thay thế lượng gạo đã mua với Ấn Độ, và rất có thể Việt Nam sẽ thay Ấn Độ cung cấp gạo cho Indonesia hợp đồng 250.000 tấn gạo 15% tấm này.
Riêng thị trường Philippines, Chính phủ nước này đã cấp quota nhập khẩu 500.000 tấn gạo 25% tấm và giao cho khu vực tư nhân thực hiện và điểm đến của các thương nhân Philippines là Việt Nam. Để thực hiện tốt hợp đồng bán gạo cho Philippines, VFA đã thống nhất giao cho Tổng công ty lương thực miền Nam (Vinafood 2) làm đầu mối duy nhất đứng ra đàm phán thương vụ này, nhằm tránh những thiếu sót không đáng có đã xảy ra như trong năm 2011.
Giá bán gạo 25% tấm phải đúng mức giá sàn là 470 USD/tấn, nếu bán gạo 25% tấm ở mức này sẽ tương ứng giá lúa thường khô làm gạo 25% tấm là 6.000đồng/kg, còn nếu bán giá 380 USD/tấn gạo 25% tấm như Ấn Độ và Pakistan đang bán trên thị trường thì giá lúa khô trong nước sẽ rớt xuống 5.000 đồng/kg. Với mức giá mua lúa như thế này người nông dân sẽ rất khó lòng chấp nhận.
Theo các chuyên gia, mặc dù Ấn Độ cũng đã chào bán gạo 25% tấm cho Philippines giá 380 USD/tấn, nhưng người tiêu dùng ở Philippines không chuộng gạo Ấn Độ, vì gạo Ấn Độ tồn kho lâu năm và chất lượng rất thấp.
Trước quyết tâm lập lại trật tự ở thị trường Philippines của VFA, nhiều người tỏ ý nghi ngờ và cho rằng VFA sẽ rất khó lòng kiểm soát việc mua bán của các doanh nghiệp, vì họ ký hợp đồng bán gạo giá thấp cho một nước nào đó theo giá FOB, sau khi tàu rời cảng Việt Nam bên mua sẽ đổi bộ chứng từ quay về cảng của Philippines, chuyện này cũng đã từng xảy ra trong năm 2011.
Tuy nhiên, VFA tin tưởng sẽ ngăn chặn được hành động “xé rào" bán gạo giá thấp cho các thương nhân Philippines. Biện pháp hữu hiệu mà VFA sử dụng chính là khung giá sàn sẽ làm hàng rào “thép” khống chế tất cả các hợp đồng.
Theo tính toán, số lượng hợp đồng của năm 2011 chuyển qua năm 2012 khoảng 500.000 – 600.000 tấn (trong đó có 300.000 tấn bán cho Malaysia hồi giữa tháng 12), Việt Nam cũng vừa ký bán xong cho Cuba 200.000 tấn.
Nếu đàm phán mức giá bán 200.000 tấn gạo 5% với Malaysia thành công sẽ nâng số lượng gạo Việt Nam sẽ giao cho Malaysia trong 2012 là 500.000 tấn gạo 5% tấm. Cộng với nhu cầu mua 500.000 tấn gạo 25% tấm từ Philippines và khoảng 250.000 tấn gạo 15% tấm mà Indonesia đang muốn hủy hợp đồng với Ấn Độ để mua gạo Việt Nam, nếu thành công thì số lượng hợp đồng gạo giao nhanh trong tháng 1 và 2/2012 khoảng 650.000 – 750.000 tấn.
Dựa vào lý do này, Malaysia đã đòi đàm phán lại hợp đồng 300.000 tấn gạo 5% tấm mà Việt Nam vừa ký bán hồi trung tuần tháng 12.
Từ việc “xé rào" chào giá gạo xuất khẩu thấp của một số doanh nghiệp, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) vừa công bố mức giá sàn xuất khẩu mới. Đối với gạo 5% tấm có giá 500 USD/tấn (FOB); gạo 10% tấm giá 495 USD/tấn (FOB); gạo 15 % tấn giá 485 USD/tấn (FOB); gạo 25% tấm giá 470 USD/tấn (FOB). Đợt điều chỉnh mới này có hiệu lực kể từ ngày 22/12.
Bên cạnh hợp đồng đã ký, hiện Việt Nam đang tiếp tục đàm phán bán thêm khoảng 200.000 tấn gạo đi Malaysia, nếu thành công và cộng với 300.000 tấn vừa mới ký hồi giữa tháng 12/2011 (570 USD/tấn) thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ giao cho Malaysia tổng cộng 500.000 tấn gạo 5% tấm trong quý 1 và 2/2012.
Tuy nhiên, trước việc “xé rào" chào giá thấp vào thị trường tập trung này của một số doanh nghiệp Việt Nam, Malaysia muốn mua 200.000 tấn gạo đang đàm phán ở mức giá thấp hơn trước và yêu cầu Việt Nam đàm phán lại mức giá của 300.000 tấn gạo đã ký hồi giữa tháng 12, vì họ cho rằng đã mua số lượng gạo này với giá khá cao.
Trước việc làm tắc trách của một số doanh nghiệp trong nước ở thị trường Malaysia, rất có khả năng Việt Nam phải chấp nhận giảm giá bán gạo ở hợp đồng 200.000 tấn gạo 5% tấm đang đàm phán. Việc “xé rào" này đã bị cộng đồng doanh nghiệp trong nước lên án và yêu cầu Tổ điều hành xuất khẩu gạo – Bộ Công Thương có biện pháp xử lý nghiêm minh.
Thị trường gạo quý 1 năm sau có thể có những diễn biến mới.
Trước đây, Indonesia đã mua của Ấn Độ 250.000 tấn gạo 15% tấm với giá 410 USD/tấn, thời gian giao hàng từ tháng 1 đến 2/2012, nhưng xem ra phía Ấn Độ khó lòng đáp ứng đúng thời gian qui định ghi trên hợp đồng, nên có nhiều khả năng Indonesia cắt hợp đồng với Ấn Độ để quay sang mua gạo của Việt Nam.
Mặc dù giá gạo 15% tấm mà Việt Nam đã bán cho Indonesia trước đây có giá 540 USD/tấn, cao hơn gạo Ấn Độ, nhưng Indonesia vẫn đồng ý mua vì gạo của Việt Nam luôn tươi mới, chất lượng cao hơn so với loại gạo cùng cấp của Ấn Độ.
Do vậy, Indonesia đã lên tiếng yêu cầu đàm phán mua gạo của Việt Nam thay thế lượng gạo đã mua với Ấn Độ, và rất có thể Việt Nam sẽ thay Ấn Độ cung cấp gạo cho Indonesia hợp đồng 250.000 tấn gạo 15% tấm này.
Riêng thị trường Philippines, Chính phủ nước này đã cấp quota nhập khẩu 500.000 tấn gạo 25% tấm và giao cho khu vực tư nhân thực hiện và điểm đến của các thương nhân Philippines là Việt Nam. Để thực hiện tốt hợp đồng bán gạo cho Philippines, VFA đã thống nhất giao cho Tổng công ty lương thực miền Nam (Vinafood 2) làm đầu mối duy nhất đứng ra đàm phán thương vụ này, nhằm tránh những thiếu sót không đáng có đã xảy ra như trong năm 2011.
Giá bán gạo 25% tấm phải đúng mức giá sàn là 470 USD/tấn, nếu bán gạo 25% tấm ở mức này sẽ tương ứng giá lúa thường khô làm gạo 25% tấm là 6.000đồng/kg, còn nếu bán giá 380 USD/tấn gạo 25% tấm như Ấn Độ và Pakistan đang bán trên thị trường thì giá lúa khô trong nước sẽ rớt xuống 5.000 đồng/kg. Với mức giá mua lúa như thế này người nông dân sẽ rất khó lòng chấp nhận.
Theo các chuyên gia, mặc dù Ấn Độ cũng đã chào bán gạo 25% tấm cho Philippines giá 380 USD/tấn, nhưng người tiêu dùng ở Philippines không chuộng gạo Ấn Độ, vì gạo Ấn Độ tồn kho lâu năm và chất lượng rất thấp.
Trước quyết tâm lập lại trật tự ở thị trường Philippines của VFA, nhiều người tỏ ý nghi ngờ và cho rằng VFA sẽ rất khó lòng kiểm soát việc mua bán của các doanh nghiệp, vì họ ký hợp đồng bán gạo giá thấp cho một nước nào đó theo giá FOB, sau khi tàu rời cảng Việt Nam bên mua sẽ đổi bộ chứng từ quay về cảng của Philippines, chuyện này cũng đã từng xảy ra trong năm 2011.
Tuy nhiên, VFA tin tưởng sẽ ngăn chặn được hành động “xé rào" bán gạo giá thấp cho các thương nhân Philippines. Biện pháp hữu hiệu mà VFA sử dụng chính là khung giá sàn sẽ làm hàng rào “thép” khống chế tất cả các hợp đồng.
Theo tính toán, số lượng hợp đồng của năm 2011 chuyển qua năm 2012 khoảng 500.000 – 600.000 tấn (trong đó có 300.000 tấn bán cho Malaysia hồi giữa tháng 12), Việt Nam cũng vừa ký bán xong cho Cuba 200.000 tấn.
Nếu đàm phán mức giá bán 200.000 tấn gạo 5% với Malaysia thành công sẽ nâng số lượng gạo Việt Nam sẽ giao cho Malaysia trong 2012 là 500.000 tấn gạo 5% tấm. Cộng với nhu cầu mua 500.000 tấn gạo 25% tấm từ Philippines và khoảng 250.000 tấn gạo 15% tấm mà Indonesia đang muốn hủy hợp đồng với Ấn Độ để mua gạo Việt Nam, nếu thành công thì số lượng hợp đồng gạo giao nhanh trong tháng 1 và 2/2012 khoảng 650.000 – 750.000 tấn.