“Không đến mức quá lo lắng về dự án bauxite”
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định, về dài hạn, dự án bauxite Tây Nguyên vẫn có hiệu quả
Thể hiện quan điểm kiên quyết duy trì dự án bauxite Tây Nguyên khi trao đổi cùng báo giới bên hành lang Quốc hội, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định: về dài hạn dự án này vẫn có hiệu quả.
Trước những ý kiến băn khoăn lo ngại dự án này càng làm sẽ càng lỗ, Chính phủ có những nhận định thế nào, thưa ông?
Chính phủ đã giao Bộ Công Thương rà soát, đánh giá lại hiệu quả các dự án theo kết luận của Bộ Chính trị để báo cáo Bộ Chính trị. Bộ Công Thương cũng đã chuẩn bị báo cáo để Chính phủ trình Quốc hội. Theo báo cáo của Bộ Công Thương, dự án bị ảnh hưởng rất lớn của khủng hoảng kinh tế thế giới, làm cho mặt bằng giá bị hạ xuống, tác động xấu đến hiệu quả của dự án.
Tuy vậy, nếu tính về dài hạn, dự án vẫn có hiệu quả dù số năm lỗ theo kế hoạch có dài hơn, gây ảnh hưởng và khó khăn cho Tập đoàn Than - Khoáng sản (TKV). Vì TKV đã bố trí lượng vốn để bảo đảm cho những năm lỗ theo kế hoạch ban đầu, bây giờ năm lỗ kế hoạch kéo dài ra, họ phải dàn xếp lượng vốn đó.
Ngoài ra, thời gian hiệu quả của dự án, tức là thời gian hoàn vốn sẽ kéo dài hơn. Tuy vậy, theo một số dự báo về mặt bằng giá alumin, giá nhôm trên thế giới và tính theo những dự báo bảo thủ nhất, tức là những phương án xấu nhất, thì đều cho thấy dự án vẫn còn hiệu quả. Vì thế, không đến mức quá lo lắng về dự án này.
Tuy vậy, trong quá trình quản lý dự án, chủ đầu tư phải hết sức thận trọng, quản lý phải hết sức hiệu quả. Vì nói kế hoạch như vậy, nhưng quản lý không tốt, có sơ sẩy thì hiệu quả sẽ bị phá vỡ.
Nhưng nếu đúng là “kiểu gì cũng sẽ mang lại lợi nhuận” thì vì sao dư luận phải nổi lên nhiều tranh cãi đến như vậy, thưa ông?
Chúng ta đang nói về một dự án kéo dài 30 năm nên tôi cho rằng cả nỗi lo cũng như tầm nhìn cũng phải tương xứng với độ dài của dự án. Nếu lo lắng cho hiệu quả dự án thì phải lo cho cả vòng đời của nó chứ không chỉ ở giai đoạn này.
Giả sử với một dự án dài, giai đoạn đầu anh có lãi, rất được dư luận ủng hộ, nhưng về lâu dài quản lý không cẩn thận hoặc thị trường biến động rồi cuối cùng dẫn đến lỗ, thậm chí lỗ vào thời điểm chưa kịp hoàn hết nợ. Tất cả những việc đó đều có khả năng xảy ra với một xác suất xác định.
Bởi vậy, việc cần làm nhất lúc này là theo dõi, tính toán phải rất chặt chẽ, ngay từ khi dự án đi vào hoạt động để đảm bảo hiệu quả. Chứ bây giờ vẫn quá sớm để khẳng định điều gì, cũng như để lo ngại và đề nghị dừng lại. Đầu tư dự án suốt mấy năm trời rất vất vả, nhưng đó mới chỉ là bắt đầu một quá trình dài hơi 30-40 năm vận hành, hoàn vốn, trả nợ, sinh lời.
Nếu lo lắng cho hiệu quả dự án thì tôi cho là không chỉ bauxite Tây Nguyên mà rất nhiều dự án khác cũng cần được quan tâm và nếu cứ phải nặng nề với những nỗi lo như vậy thì chúng ta khó mà triển khai được bất kỳ dự án dài hơi nào.
Còn những vấn đề khác mà dư luận quan tâm như môi trường, an ninh quốc phòng thì theo kết luận Bộ Chính trị, Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho từng bộ để giám sát chặt chẽ, cả trong quá trình triển khai 30-40 năm.
Thưa ông, ngoài dự án bauxite Tây Nguyên, chúng ta đã có những dự án nào tương tự vấp phải sự phản ứng mạnh như vậy từ dư luận vì nỗi lo không hiệu quả?
Trong quá khứ, chúng ta cũng đã có những dự án như thế này. Ví dụ trước đây, khi thực hiện dự án phân đạm, ai cũng lo lỗ và đề nghị không nên làm vì giá thế giới chỉ có chừng đó. Tuy nhiên, thực tế triển khai cho thấy làm thì có lãi.
Dự án sản xuất phân bón DAP cũng vậy, khi làm không một ngân hàng nào muốn cho vay, không ai muốn làm vì khó khăn trong vốn liếng, khi làm lo lỗ. Và kết quả là ngay trong năm đầu thực hiện dự án đã có lãi, không có cả khái niệm lỗ kế hoạch.
Bởi vậy mới nói dự án hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào công tác quản lý sau này.
Chủ đầu tư của dự án bauxite Tây Nguyên là một tập đoàn kinh tế Nhà nước, nếu làm không hiệu quả, ngân sách và nền kinh tế sẽ phải gánh chịu. Đó có phải là lý do khiến chúng ta mạnh dạn theo đuổi dự án này, thưa ông?
Dư luận vẫn nghĩ đến khía cạnh TKV là doanh nghiệp nhà nước, do đó lo lắng là điều dễ hiểu. Nhưng kể cả là doanh nghiệp tư nhân thì chúng ta vẫn phải lo lắng. Vì dự án của tư nhân thì cũng là tiền của xã hội. Tư nhân cùng lắm thì họ chỉ có 30% vốn, 70% còn lại là vay ngân hàng. Do đó, nếu dự án không hiệu quả thì đất nước cũng gánh chịu. Vì thế, dù là dự án tư nhân hay của Nhà nước thì đều phải lo lắng như nhau, đều phải quản lý cho chặt.
Còn việc vì sao nên kiên quyết thực hiện dự án này, như tôi đã nói, khi tính toán, Bộ Công Thương đã lấy những dự báo bảo thủ nhất, tức là phương án kém lạc quan nhất, để xem xét đến quyết định nên dừng hay không, thì vẫn thấy dự án vẫn còn hiệu quả.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Trước những ý kiến băn khoăn lo ngại dự án này càng làm sẽ càng lỗ, Chính phủ có những nhận định thế nào, thưa ông?
Chính phủ đã giao Bộ Công Thương rà soát, đánh giá lại hiệu quả các dự án theo kết luận của Bộ Chính trị để báo cáo Bộ Chính trị. Bộ Công Thương cũng đã chuẩn bị báo cáo để Chính phủ trình Quốc hội. Theo báo cáo của Bộ Công Thương, dự án bị ảnh hưởng rất lớn của khủng hoảng kinh tế thế giới, làm cho mặt bằng giá bị hạ xuống, tác động xấu đến hiệu quả của dự án.
Tuy vậy, nếu tính về dài hạn, dự án vẫn có hiệu quả dù số năm lỗ theo kế hoạch có dài hơn, gây ảnh hưởng và khó khăn cho Tập đoàn Than - Khoáng sản (TKV). Vì TKV đã bố trí lượng vốn để bảo đảm cho những năm lỗ theo kế hoạch ban đầu, bây giờ năm lỗ kế hoạch kéo dài ra, họ phải dàn xếp lượng vốn đó.
Ngoài ra, thời gian hiệu quả của dự án, tức là thời gian hoàn vốn sẽ kéo dài hơn. Tuy vậy, theo một số dự báo về mặt bằng giá alumin, giá nhôm trên thế giới và tính theo những dự báo bảo thủ nhất, tức là những phương án xấu nhất, thì đều cho thấy dự án vẫn còn hiệu quả. Vì thế, không đến mức quá lo lắng về dự án này.
Tuy vậy, trong quá trình quản lý dự án, chủ đầu tư phải hết sức thận trọng, quản lý phải hết sức hiệu quả. Vì nói kế hoạch như vậy, nhưng quản lý không tốt, có sơ sẩy thì hiệu quả sẽ bị phá vỡ.
Nhưng nếu đúng là “kiểu gì cũng sẽ mang lại lợi nhuận” thì vì sao dư luận phải nổi lên nhiều tranh cãi đến như vậy, thưa ông?
Chúng ta đang nói về một dự án kéo dài 30 năm nên tôi cho rằng cả nỗi lo cũng như tầm nhìn cũng phải tương xứng với độ dài của dự án. Nếu lo lắng cho hiệu quả dự án thì phải lo cho cả vòng đời của nó chứ không chỉ ở giai đoạn này.
Giả sử với một dự án dài, giai đoạn đầu anh có lãi, rất được dư luận ủng hộ, nhưng về lâu dài quản lý không cẩn thận hoặc thị trường biến động rồi cuối cùng dẫn đến lỗ, thậm chí lỗ vào thời điểm chưa kịp hoàn hết nợ. Tất cả những việc đó đều có khả năng xảy ra với một xác suất xác định.
Bởi vậy, việc cần làm nhất lúc này là theo dõi, tính toán phải rất chặt chẽ, ngay từ khi dự án đi vào hoạt động để đảm bảo hiệu quả. Chứ bây giờ vẫn quá sớm để khẳng định điều gì, cũng như để lo ngại và đề nghị dừng lại. Đầu tư dự án suốt mấy năm trời rất vất vả, nhưng đó mới chỉ là bắt đầu một quá trình dài hơi 30-40 năm vận hành, hoàn vốn, trả nợ, sinh lời.
Nếu lo lắng cho hiệu quả dự án thì tôi cho là không chỉ bauxite Tây Nguyên mà rất nhiều dự án khác cũng cần được quan tâm và nếu cứ phải nặng nề với những nỗi lo như vậy thì chúng ta khó mà triển khai được bất kỳ dự án dài hơi nào.
Còn những vấn đề khác mà dư luận quan tâm như môi trường, an ninh quốc phòng thì theo kết luận Bộ Chính trị, Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho từng bộ để giám sát chặt chẽ, cả trong quá trình triển khai 30-40 năm.
Thưa ông, ngoài dự án bauxite Tây Nguyên, chúng ta đã có những dự án nào tương tự vấp phải sự phản ứng mạnh như vậy từ dư luận vì nỗi lo không hiệu quả?
Trong quá khứ, chúng ta cũng đã có những dự án như thế này. Ví dụ trước đây, khi thực hiện dự án phân đạm, ai cũng lo lỗ và đề nghị không nên làm vì giá thế giới chỉ có chừng đó. Tuy nhiên, thực tế triển khai cho thấy làm thì có lãi.
Dự án sản xuất phân bón DAP cũng vậy, khi làm không một ngân hàng nào muốn cho vay, không ai muốn làm vì khó khăn trong vốn liếng, khi làm lo lỗ. Và kết quả là ngay trong năm đầu thực hiện dự án đã có lãi, không có cả khái niệm lỗ kế hoạch.
Bởi vậy mới nói dự án hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào công tác quản lý sau này.
Chủ đầu tư của dự án bauxite Tây Nguyên là một tập đoàn kinh tế Nhà nước, nếu làm không hiệu quả, ngân sách và nền kinh tế sẽ phải gánh chịu. Đó có phải là lý do khiến chúng ta mạnh dạn theo đuổi dự án này, thưa ông?
Dư luận vẫn nghĩ đến khía cạnh TKV là doanh nghiệp nhà nước, do đó lo lắng là điều dễ hiểu. Nhưng kể cả là doanh nghiệp tư nhân thì chúng ta vẫn phải lo lắng. Vì dự án của tư nhân thì cũng là tiền của xã hội. Tư nhân cùng lắm thì họ chỉ có 30% vốn, 70% còn lại là vay ngân hàng. Do đó, nếu dự án không hiệu quả thì đất nước cũng gánh chịu. Vì thế, dù là dự án tư nhân hay của Nhà nước thì đều phải lo lắng như nhau, đều phải quản lý cho chặt.
Còn việc vì sao nên kiên quyết thực hiện dự án này, như tôi đã nói, khi tính toán, Bộ Công Thương đã lấy những dự báo bảo thủ nhất, tức là phương án kém lạc quan nhất, để xem xét đến quyết định nên dừng hay không, thì vẫn thấy dự án vẫn còn hiệu quả.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)