“Lãnh đạo TKV chịu trách nhiệm nếu dự án bauxite không hiệu quả”
Người phát ngôn của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) trả lời báo giới về dự án bauxite
“Nếu các dự án bauxite mà không hiệu quả thì lãnh đạo TKV sẽ chịu trách nhiệm trước Đảng và Nhà nước”.
Đó là khẳng định của ông Nguyễn Tiến Chỉnh, Trưởng ban Khoa học công nghệ và Chiến lược phát triển, người phát ngôn của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) về các dự án bauxite, trước những câu hỏi của báo giới về tính hiệu quả của hai dự án bauxite Nhân Cơ và Tân Rai mà tập đoàn này đang triển khai tại khu vực Tây Nguyên.
Trao đổi với báo giới ngày 16/5, ông Chỉnh nói:
- Về hiệu quả kinh tế của hai dự án, chúng tôi đã tính toán tương đối sâu về các chỉ tiêu. Trong phương án cuối cùng mà TKV báo cáo Bộ Công Thương có tính đầy đủ các phí hoàn nguyên và liên quan, kể cả chi phí Bộ Tài nguyên và Môi trường dự kiến chuyển nhượng quyền khai thác mỏ, chúng tôi cũng đưa vào.
Tôi khẳng định, chúng tôi tính hiệu quả trên 30 năm, và hiệu quả dự án được tính chi tiết với rất nhiều thông số, từ dự án mỏ đến nhà máy alumin cùng tất cả các thông số dự báo. Trên cơ sở đó, chúng tôi đi đến kết luận và khẳng định rằng, cả hai dự án này đều có hiệu quả.
Vậy ông có thể nói rõ hơn hiệu quả gì, về kinh tế - xã hội hay chỉ là một khoản lợi nhuận nhất định của tập đoàn?
Thứ nhất, đối với hiệu qủa của nền kinh tế thì đó là tất cả các chính sách thuế đều được tính đầu đủ cho dự án, nên sẽ tăng thu cho ngân sách. Việc đưa hai dự án vào hoạt động sẽ đẩy công nghiệp phụ trợ của vùng Tây Nguyên đi lên. Cùng với đó, trong tính toán kinh tế nói chung (không phải thời điểm này) các dự án sẽ đóng góp vào ngân sách khoảng 400 tỷ đồng/năm.
Còn về hiệu quả về tài chính, sau khi trừ tất cả thuế phí, phần còn lại, hiệu quả đang thấp hơn so với mong đợi nhưng vẫn cao hơn tỉ lệ chiết khấu bình quân so với vốn vay trên thị trường vốn. Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn cũng giản đơn, chúng tôi xác định khoảng 12 năm đối với dự án ở Lâm Đồng và 13 năm đối với dự án Nhân Cơ (Đắc Nông).
Nhưng đó mới chỉ là tính toán, dự báo của TKV. Trong trường hợp sau 13 năm dự án không hoàn vốn và hiệu quả thấp thì ai sẽ phải chịu trách nhiệm?
TKV cũng là doanh nghiệp nhà nước và một khi đã làm dự án mà không hiệu quả thì đương nhiên những người lãnh đạo cao nhất của tập đoàn sẽ chịu trách nhiệm trước Đảng và Nhà nước.
Tuy nhiên, tôi cũng lưu ý rằng, với cả 2 dự án này thì những năm đầu có thể lỗ vì một số nguyên nhân như do khấu hao tính đủ, lãi vay thời kỳ đầu, nền kinh tế đang suy giảm, xuất phát điểm giá bán thấp…nhưng sau này khi giá tăng lên thì dự án sẽ có lãi.
Có một số chuyên gia dẫn chứng rằng, giá thành cũng như giá bán sản phẩm từ 2 dự án này của TKV cao hơn nhiều so với các nhà máy khác trên thế giới. Như vậy thì TKV khó mà đủ sức cạnh tranh và đảm bảo thời gian hoàn vốn?
Tôi không biết những tính toán đó dựa trên cơ sở nào, nhưng nếu ngồi lại với nhau, thì phải ngồi lại cùng trên một thông số, cùng trên cơ sở dữ liệu thì mới tính được đúng hay không.
Còn nếu các chuyên gia nêu con số như thế để hỏi, thì tôi không khẳng định được con số đó đúng hay sai, vì tôi không rõ dữ liệu tính toán được lấy từ đâu.
Về giá thành và giá bán sản phẩm của hai dự án này, vì bí mật kinh doanh, tôi không thể cung cấp cho báo chí được mà chỉ có thể báo cáo lên các cơ quan quản lý cấp trên.
TKV trả lời thế nào trước ý kiến cho rằng, tập đoàn tính toán dự án này hiệu quả là vì hiện Chính phủ ưu đãi thuế suất xuất khẩu quặng nhôm cho TKV bằng 0%. Nếu tính thuế đúng mức thì khó mà lãi được?
Đúng là mức thuế xuất khẩu hiện TKV đang được Nhà nước cho hưởng mức thuế xuất khẩu 0% nhưng chắc chắn khi giá tiêu thụ phục hồi thì mức thuế xuất khẩu quặng nhôm sẽ tăng lên chứ không thể giữ mãi mức thuế suất 0% được. Việc chúng tôi khẳng định có hiệu quả là đã tính đầy đủ các khoản thuế, phí ở trong đó.
Được biết, TKV đã từng tính toán xem xét dừng dự án nhưng thiệt hại quá lớn nên không dám dừng, vậy ông có thể cho biết cụ thể số liệu về những thiệt hại nếu dừng dự án?
Chúng tôi đã từng tính toán xem xét và thấy tiếp tục làm thì tốt hơn là dừng. Còn về số liệu tính toán cụ thể thì chúng tôi đã báo cáo các cơ quan có thẩm quyền, và con số này không được phép công bố công khai.
Trong các dự báo của mình về hiệu quả dự án đều được TKV gắn với triển vọng kinh tế sáng sủa, nhưng nếu trong trường hợp kinh tế vẫn suy giảm như hiện nay thì hiệu quả của 2 dự án có đảm bảo?
Các nhà dự báo hiện nay đưa ra đều tính xu thế rằng suy thoái có thể đoạn này đoạn kia trong quá trình phát triển, nhưng họ đã tính tổng thể cho cả giai đoạn. Đặc biệt là xu thế đối với nguyên liệu tài nguyên không tái tạo, xu thế giá sẽ tăng, vì thế, người ta tính xu thế dài chứ không tính suy thoái giai đoạn của từng thời điểm.
Còn về công nghệ, chúng ta cũng hy vọng nó tiên tiến ở thời điểm này. Còn xu thế thì hiện giờ các nhà máy đang đầu tư, đang xây dựng hay đang hoạt động phần lớn cũng sử dụng công nghệ này. Tôi nghĩ rằng, Việt Nam với công nghệ như thế cũng là được, ổn định.
Đó là khẳng định của ông Nguyễn Tiến Chỉnh, Trưởng ban Khoa học công nghệ và Chiến lược phát triển, người phát ngôn của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) về các dự án bauxite, trước những câu hỏi của báo giới về tính hiệu quả của hai dự án bauxite Nhân Cơ và Tân Rai mà tập đoàn này đang triển khai tại khu vực Tây Nguyên.
Trao đổi với báo giới ngày 16/5, ông Chỉnh nói:
- Về hiệu quả kinh tế của hai dự án, chúng tôi đã tính toán tương đối sâu về các chỉ tiêu. Trong phương án cuối cùng mà TKV báo cáo Bộ Công Thương có tính đầy đủ các phí hoàn nguyên và liên quan, kể cả chi phí Bộ Tài nguyên và Môi trường dự kiến chuyển nhượng quyền khai thác mỏ, chúng tôi cũng đưa vào.
Tôi khẳng định, chúng tôi tính hiệu quả trên 30 năm, và hiệu quả dự án được tính chi tiết với rất nhiều thông số, từ dự án mỏ đến nhà máy alumin cùng tất cả các thông số dự báo. Trên cơ sở đó, chúng tôi đi đến kết luận và khẳng định rằng, cả hai dự án này đều có hiệu quả.
Vậy ông có thể nói rõ hơn hiệu quả gì, về kinh tế - xã hội hay chỉ là một khoản lợi nhuận nhất định của tập đoàn?
Thứ nhất, đối với hiệu qủa của nền kinh tế thì đó là tất cả các chính sách thuế đều được tính đầu đủ cho dự án, nên sẽ tăng thu cho ngân sách. Việc đưa hai dự án vào hoạt động sẽ đẩy công nghiệp phụ trợ của vùng Tây Nguyên đi lên. Cùng với đó, trong tính toán kinh tế nói chung (không phải thời điểm này) các dự án sẽ đóng góp vào ngân sách khoảng 400 tỷ đồng/năm.
Còn về hiệu quả về tài chính, sau khi trừ tất cả thuế phí, phần còn lại, hiệu quả đang thấp hơn so với mong đợi nhưng vẫn cao hơn tỉ lệ chiết khấu bình quân so với vốn vay trên thị trường vốn. Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn cũng giản đơn, chúng tôi xác định khoảng 12 năm đối với dự án ở Lâm Đồng và 13 năm đối với dự án Nhân Cơ (Đắc Nông).
Nhưng đó mới chỉ là tính toán, dự báo của TKV. Trong trường hợp sau 13 năm dự án không hoàn vốn và hiệu quả thấp thì ai sẽ phải chịu trách nhiệm?
TKV cũng là doanh nghiệp nhà nước và một khi đã làm dự án mà không hiệu quả thì đương nhiên những người lãnh đạo cao nhất của tập đoàn sẽ chịu trách nhiệm trước Đảng và Nhà nước.
Tuy nhiên, tôi cũng lưu ý rằng, với cả 2 dự án này thì những năm đầu có thể lỗ vì một số nguyên nhân như do khấu hao tính đủ, lãi vay thời kỳ đầu, nền kinh tế đang suy giảm, xuất phát điểm giá bán thấp…nhưng sau này khi giá tăng lên thì dự án sẽ có lãi.
Có một số chuyên gia dẫn chứng rằng, giá thành cũng như giá bán sản phẩm từ 2 dự án này của TKV cao hơn nhiều so với các nhà máy khác trên thế giới. Như vậy thì TKV khó mà đủ sức cạnh tranh và đảm bảo thời gian hoàn vốn?
Tôi không biết những tính toán đó dựa trên cơ sở nào, nhưng nếu ngồi lại với nhau, thì phải ngồi lại cùng trên một thông số, cùng trên cơ sở dữ liệu thì mới tính được đúng hay không.
Còn nếu các chuyên gia nêu con số như thế để hỏi, thì tôi không khẳng định được con số đó đúng hay sai, vì tôi không rõ dữ liệu tính toán được lấy từ đâu.
Về giá thành và giá bán sản phẩm của hai dự án này, vì bí mật kinh doanh, tôi không thể cung cấp cho báo chí được mà chỉ có thể báo cáo lên các cơ quan quản lý cấp trên.
TKV trả lời thế nào trước ý kiến cho rằng, tập đoàn tính toán dự án này hiệu quả là vì hiện Chính phủ ưu đãi thuế suất xuất khẩu quặng nhôm cho TKV bằng 0%. Nếu tính thuế đúng mức thì khó mà lãi được?
Đúng là mức thuế xuất khẩu hiện TKV đang được Nhà nước cho hưởng mức thuế xuất khẩu 0% nhưng chắc chắn khi giá tiêu thụ phục hồi thì mức thuế xuất khẩu quặng nhôm sẽ tăng lên chứ không thể giữ mãi mức thuế suất 0% được. Việc chúng tôi khẳng định có hiệu quả là đã tính đầy đủ các khoản thuế, phí ở trong đó.
Được biết, TKV đã từng tính toán xem xét dừng dự án nhưng thiệt hại quá lớn nên không dám dừng, vậy ông có thể cho biết cụ thể số liệu về những thiệt hại nếu dừng dự án?
Chúng tôi đã từng tính toán xem xét và thấy tiếp tục làm thì tốt hơn là dừng. Còn về số liệu tính toán cụ thể thì chúng tôi đã báo cáo các cơ quan có thẩm quyền, và con số này không được phép công bố công khai.
Trong các dự báo của mình về hiệu quả dự án đều được TKV gắn với triển vọng kinh tế sáng sủa, nhưng nếu trong trường hợp kinh tế vẫn suy giảm như hiện nay thì hiệu quả của 2 dự án có đảm bảo?
Các nhà dự báo hiện nay đưa ra đều tính xu thế rằng suy thoái có thể đoạn này đoạn kia trong quá trình phát triển, nhưng họ đã tính tổng thể cho cả giai đoạn. Đặc biệt là xu thế đối với nguyên liệu tài nguyên không tái tạo, xu thế giá sẽ tăng, vì thế, người ta tính xu thế dài chứ không tính suy thoái giai đoạn của từng thời điểm.
Còn về công nghệ, chúng ta cũng hy vọng nó tiên tiến ở thời điểm này. Còn xu thế thì hiện giờ các nhà máy đang đầu tư, đang xây dựng hay đang hoạt động phần lớn cũng sử dụng công nghệ này. Tôi nghĩ rằng, Việt Nam với công nghệ như thế cũng là được, ổn định.