“Chúng tôi không dám dừng dự án bauxite!”
Đại diện Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) nói tập đoàn này như "đang ngồi trên đống lửa"
“Nói thật, dưới góc độ là doanh nghiệp, TKV hiện giờ cũng như đang ngồi trên đống lửa, vì số tiền mà chúng tôi đã bỏ vào hai dự án này là rất lớn”.
Trưởng ban Khoa học công nghệ và Chiến lược phát triển, người phát ngôn của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) về các dự án bauxite, ông Nguyễn Tiến Chỉnh cho biết như vậy tại buổi gặp mặt báo chí sáng 16/5 để thông báo về tiến độ triển khai hai dự án bauxite của tập đoàn này tại Tây nguyên.
Đại diện TKV cho hay, tính đến thời điểm hiện tại, dự án Tân Rai đã hoàn thành công tác xây dựng cơ bản và đã khai thác được 1,6 triệu tấn quặng bauxite. Riêng phần nhà máy tuyển quặng cũng đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sản xuất với sản lượng tính đến tháng 4/2013 là 265 nghìn tấn quặng bauxite.
Còn nhà máy alumin đã có sản phẩm từ tháng 12/2012, còn tính đến tháng 4/2012 đã sản xuất được 28.600 tấn alumina và 16.700 tấn hydrate (sản phẩm chưa nung để thành alumina).
Về giá trị thực hiện đầu tư, tính đến tháng 4/2013, TKV đã chi khoảng 11.612 tỷ đồng cho dự án này, trong đó đã giải ngân khoảng 11.125 tỷ đồng.
Đối với dự án Nhân Cơ, phần khai thác mỏ hiện đang được TKV xem xét để trình Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt dự án cải tạo phục hồi môi trường, làm cơ sở để tập đoàn phê duyệt dự án khai thác mỏ.
Hiện nhà máy tuyển quặng của dự án này cũng đã được Thủ tướng cho phép điều chỉnh một số nội dung của gói thầu EPC để triển khai thực hiện. Riêng gói thầu nhà máy alumin Nhân Cơ đã triển khải 72/73 hạng mục, toàn bộ thiết bị đã được tập kết tại chân công trình, trong đó khối lượng lắp đặt đã đạt khoảng 51%. Dự kiến đến giữa năm 2014 sẽ hoàn thành và có sản phẩm.
Tổng giá trị TKV duyệt chi cho dự án này tính đến tháng 4/2013 đạt khoảng 6.836 tỷ đồng, trong đó giải ngân cho gói thầu EPC nhà máy alumin đạt khoảng 4.606 tỷ đồng. Như vậy, tổng vốn mà TKV đã rót cho hai dự án bauxite tại Tây Nguyên hiện đã lên tới trên 18.000 tỷ đồng.
Tại buổi họp báo, đại diện TKV cho biết, câu hỏi được dư luận quan tâm hiện nay chính là công nghệ và tính hiệu quả của dự án.
Tuy nhiên, theo TKV thì công nghệ cho hai nhà máy này là công nghệ sản xuất alumin bằng phương pháp thủy nhiệt (BE) và là công nghệ "tiên tiến, đang phổ biến trên thế giới". Theo thống kê của TKV, hiện thế giới có 27 nhà máy (thời điểm cập nhật thống kê) xử lý alumin thì có 26 nhà máy sử dụng công nghệ tương tự ở Tân Rai và Nhân Cơ.
Trả lời câu hỏi của VnEconomy về tính hiệu quả và tổng mức đầu tư của hai dự án, đại diện TKV không đưa ra con số cụ thể, thay vào đó chỉ cho biết, do một số tác động khách quan của biến đổi tỷ giá, lãi suất vốn vay…, cả hai dự án đã phải tăng tổng mức đầu tư thêm khoảng 31% so với phê duyệt ban đầu. Ngoài ra, một số nguyên nhân mang tính chủ quan cũng khiến dự án đội vốn thêm 2-3%.
Trong khi đó, nói về hiệu quả của dự án, ông Chỉnh cũng cho biết, sau khi tính toán, trừ đi tất cả các khoản thuế, phí, nộp ngân sách…, dù hiệu quả kinh tế của 2 dự án có thấp hơn mong đợi, nhưng "vẫn hiệu quả và có lãi".
Tuy nhiên, theo ông, dự kiến trong 3 -5 năm đầu cả hai dự án này phải chấp nhận lỗ vì phải gánh chi phí khấu hao cao. Thời gian hoàn vốn của hai dự án là từ 12 - 13 năm, trong đó hàng năm sẽ nộp vào ngân sách nhà nước khoảng 460 tỷ đồng/năm đối với dự án Tân Rai và khoảng 398 tỷ đồng/năm đối với dự án Nhân Cơ .
Trả lời câu hỏi của báo giới, liệu TKV có tính đến việc dừng dự án như khuyến cáo của một số nhà khoa học, chuyên gia kinh tế, ông Chỉnh cho hay, TKV rất tôn trọng các ý kiến góp ý và cũng đã bàn bạc, đánh giá khả năng tiếp tục hay dừng.
Cụ thể, TKV đã tính toán, cân nhắc việc dừng dự án Nhân Cơ. Nhưng, "sau khi tính toán, cân nhắc các thành tố về kinh tế, xã hội và thị trường trong nước và toàn cầu, thuê tư vấn tính toán lại hiệu quả của dự án, TKV nhận thấy có đầy đủ lý do để tiếp tục. Tuy nhiên, thời gian để thu hồi vốn có thể kéo dài hơn trước đây, là 13 năm trong phương án tính toán trọn đời dự án là 30 năm, trong khi dự án có thể kéo dài đến 50 năm. Như vậy, dự án vẫn đạt được hiệu quả về kinh tế", ông Chỉnh khẳng định.
“Sau khi xem xét, tính toán, TKV đã thống nhất là không dừng, và cũng không dám dừng! Vì những thiệt hại mà chúng tôi sẽ phải gánh vác xử lý, khó khăn còn nhiều hơn là tiếp tục dự án. Dưới góc độ là một doanh nghiệp kinh doanh, hiện TKV cũng như đang ngồi trên đống lửa, bởi tiền thì đã rót vào đấy nhiều, dư luận lại có nhiều ý kiến trái chiều, khuyến cáo này nọ, song chúng tôi vẫn quyết định sẽ tiếp tục dự án vì tính toán kỹ thì vẫn có hiệu quả”, ông Chỉnh nói.
Trả lời câu hỏi về tác động xấu đến môi trường khi triển khai hai dự án này, đại diện TKV cho rằng, nếu nói về môi trường chung thì "chỉ có lợi cho môi trường chứ không gây hại. Vì công nghệ ở đây rất đơn giản, phần đất alumin trở lại cho phát triển cây trồng, khi ta lấy phần quặng này đi, sau đó phục hồi lại, trồng cây chỉ có tốt hơn. Còn đối với nhà máy tuyển, chúng ta không thải ra gì ảnh hưởng tới môi trường".
Riêng về an toàn của nhà máy, đại diện TKV khẳng định, trước kia có vụ vỡ hồ chứa bùn đỏ ở Hungary, thì nhiều người nghĩ ta cũng thải bùn đỏ tương tự như thế. "Với phần liên quan tới hồ bùn đỏ, công nghệ xử lý bùn đỏ, chúng ta áp dụng công nghệ thải bùn đỏ cho nhà máy Tân Rai, cung cấp thải khô. Theo thiết kế trong quá trình trao đổi ngược, bùn đỏ được xử lý, có các thiết bị cô đặc, lắng lọc, làm đặc đạt 46,5%, tiêu chuẩn chỉ là 45%, và thải ra khu chứa bùn đỏ, khoảng 10-12 ngày sau thì bùn khô tự nhiên, do đó, không lo ngại về sự cố như ở Hungary, thậm chí người dân có thể đi lại trên bùn đó", ông nói.
Trưởng ban Khoa học công nghệ và Chiến lược phát triển, người phát ngôn của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) về các dự án bauxite, ông Nguyễn Tiến Chỉnh cho biết như vậy tại buổi gặp mặt báo chí sáng 16/5 để thông báo về tiến độ triển khai hai dự án bauxite của tập đoàn này tại Tây nguyên.
Đại diện TKV cho hay, tính đến thời điểm hiện tại, dự án Tân Rai đã hoàn thành công tác xây dựng cơ bản và đã khai thác được 1,6 triệu tấn quặng bauxite. Riêng phần nhà máy tuyển quặng cũng đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sản xuất với sản lượng tính đến tháng 4/2013 là 265 nghìn tấn quặng bauxite.
Còn nhà máy alumin đã có sản phẩm từ tháng 12/2012, còn tính đến tháng 4/2012 đã sản xuất được 28.600 tấn alumina và 16.700 tấn hydrate (sản phẩm chưa nung để thành alumina).
Về giá trị thực hiện đầu tư, tính đến tháng 4/2013, TKV đã chi khoảng 11.612 tỷ đồng cho dự án này, trong đó đã giải ngân khoảng 11.125 tỷ đồng.
Đối với dự án Nhân Cơ, phần khai thác mỏ hiện đang được TKV xem xét để trình Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt dự án cải tạo phục hồi môi trường, làm cơ sở để tập đoàn phê duyệt dự án khai thác mỏ.
Cả hai dự án đã phải tăng tổng mức đầu tư thêm khoảng 31% so với phê duyệt ban đầu.
Hiện nhà máy tuyển quặng của dự án này cũng đã được Thủ tướng cho phép điều chỉnh một số nội dung của gói thầu EPC để triển khai thực hiện. Riêng gói thầu nhà máy alumin Nhân Cơ đã triển khải 72/73 hạng mục, toàn bộ thiết bị đã được tập kết tại chân công trình, trong đó khối lượng lắp đặt đã đạt khoảng 51%. Dự kiến đến giữa năm 2014 sẽ hoàn thành và có sản phẩm.
Tổng giá trị TKV duyệt chi cho dự án này tính đến tháng 4/2013 đạt khoảng 6.836 tỷ đồng, trong đó giải ngân cho gói thầu EPC nhà máy alumin đạt khoảng 4.606 tỷ đồng. Như vậy, tổng vốn mà TKV đã rót cho hai dự án bauxite tại Tây Nguyên hiện đã lên tới trên 18.000 tỷ đồng.
Tại buổi họp báo, đại diện TKV cho biết, câu hỏi được dư luận quan tâm hiện nay chính là công nghệ và tính hiệu quả của dự án.
Tuy nhiên, theo TKV thì công nghệ cho hai nhà máy này là công nghệ sản xuất alumin bằng phương pháp thủy nhiệt (BE) và là công nghệ "tiên tiến, đang phổ biến trên thế giới". Theo thống kê của TKV, hiện thế giới có 27 nhà máy (thời điểm cập nhật thống kê) xử lý alumin thì có 26 nhà máy sử dụng công nghệ tương tự ở Tân Rai và Nhân Cơ.
Trả lời câu hỏi của VnEconomy về tính hiệu quả và tổng mức đầu tư của hai dự án, đại diện TKV không đưa ra con số cụ thể, thay vào đó chỉ cho biết, do một số tác động khách quan của biến đổi tỷ giá, lãi suất vốn vay…, cả hai dự án đã phải tăng tổng mức đầu tư thêm khoảng 31% so với phê duyệt ban đầu. Ngoài ra, một số nguyên nhân mang tính chủ quan cũng khiến dự án đội vốn thêm 2-3%.
Trong khi đó, nói về hiệu quả của dự án, ông Chỉnh cũng cho biết, sau khi tính toán, trừ đi tất cả các khoản thuế, phí, nộp ngân sách…, dù hiệu quả kinh tế của 2 dự án có thấp hơn mong đợi, nhưng "vẫn hiệu quả và có lãi".
Tuy nhiên, theo ông, dự kiến trong 3 -5 năm đầu cả hai dự án này phải chấp nhận lỗ vì phải gánh chi phí khấu hao cao. Thời gian hoàn vốn của hai dự án là từ 12 - 13 năm, trong đó hàng năm sẽ nộp vào ngân sách nhà nước khoảng 460 tỷ đồng/năm đối với dự án Tân Rai và khoảng 398 tỷ đồng/năm đối với dự án Nhân Cơ .
Trả lời câu hỏi của báo giới, liệu TKV có tính đến việc dừng dự án như khuyến cáo của một số nhà khoa học, chuyên gia kinh tế, ông Chỉnh cho hay, TKV rất tôn trọng các ý kiến góp ý và cũng đã bàn bạc, đánh giá khả năng tiếp tục hay dừng.
Chúng tôi vẫn quyết định sẽ tiếp tục dự án vì tính toán kỹ thì vẫn có hiệu quả... Ông Nguyễn Tiến Chỉnh, Trưởng ban Khoa học công nghệ và Chiến lược phát triển của TKV
Cụ thể, TKV đã tính toán, cân nhắc việc dừng dự án Nhân Cơ. Nhưng, "sau khi tính toán, cân nhắc các thành tố về kinh tế, xã hội và thị trường trong nước và toàn cầu, thuê tư vấn tính toán lại hiệu quả của dự án, TKV nhận thấy có đầy đủ lý do để tiếp tục. Tuy nhiên, thời gian để thu hồi vốn có thể kéo dài hơn trước đây, là 13 năm trong phương án tính toán trọn đời dự án là 30 năm, trong khi dự án có thể kéo dài đến 50 năm. Như vậy, dự án vẫn đạt được hiệu quả về kinh tế", ông Chỉnh khẳng định.
“Sau khi xem xét, tính toán, TKV đã thống nhất là không dừng, và cũng không dám dừng! Vì những thiệt hại mà chúng tôi sẽ phải gánh vác xử lý, khó khăn còn nhiều hơn là tiếp tục dự án. Dưới góc độ là một doanh nghiệp kinh doanh, hiện TKV cũng như đang ngồi trên đống lửa, bởi tiền thì đã rót vào đấy nhiều, dư luận lại có nhiều ý kiến trái chiều, khuyến cáo này nọ, song chúng tôi vẫn quyết định sẽ tiếp tục dự án vì tính toán kỹ thì vẫn có hiệu quả”, ông Chỉnh nói.
Trả lời câu hỏi về tác động xấu đến môi trường khi triển khai hai dự án này, đại diện TKV cho rằng, nếu nói về môi trường chung thì "chỉ có lợi cho môi trường chứ không gây hại. Vì công nghệ ở đây rất đơn giản, phần đất alumin trở lại cho phát triển cây trồng, khi ta lấy phần quặng này đi, sau đó phục hồi lại, trồng cây chỉ có tốt hơn. Còn đối với nhà máy tuyển, chúng ta không thải ra gì ảnh hưởng tới môi trường".
Riêng về an toàn của nhà máy, đại diện TKV khẳng định, trước kia có vụ vỡ hồ chứa bùn đỏ ở Hungary, thì nhiều người nghĩ ta cũng thải bùn đỏ tương tự như thế. "Với phần liên quan tới hồ bùn đỏ, công nghệ xử lý bùn đỏ, chúng ta áp dụng công nghệ thải bùn đỏ cho nhà máy Tân Rai, cung cấp thải khô. Theo thiết kế trong quá trình trao đổi ngược, bùn đỏ được xử lý, có các thiết bị cô đặc, lắng lọc, làm đặc đạt 46,5%, tiêu chuẩn chỉ là 45%, và thải ra khu chứa bùn đỏ, khoảng 10-12 ngày sau thì bùn khô tự nhiên, do đó, không lo ngại về sự cố như ở Hungary, thậm chí người dân có thể đi lại trên bùn đó", ông nói.